- Trước khi có văn bản đề xuất các biện pháp chống kẹt xe của Sở GD-ĐT, các trường trên địa bàn TP.HCM cũng đã có thử nhiều cách. Thực tế, nhiều trường hiện nay không có cùng giờ vào học và ra về mà đang áp dụng biện pháp lệch giờ giữa các trường, các khối và các lớp.
Lệch giờ giữa các trường, khối, lớp
Bà Hoàng Kim Nhung, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trương Công Định (Q.Bình Thạnh) đưa ra 2 vấn đề lo ngại:
Ách tắc giao thông trước cổng Trường THCS Trương Công Định (Q. Bình Thạnh). Ảnh: Minh Quyên |
Như cùng trên đường Đinh Tiên Hoàng, Trường Trương Công Định vào học 6h45 thì Trường Võ Thị Sáu vào học lúc 7h.
Một tuần, các em học sinh phải học 31 tiết, tức một buổi phải học 5 tiết. Như vậy, giờ vào học của các em là 7h15 thì giờ về là 11h40. Nếu giờ đó mới học xong thì còn đâu thời gian để kiểm tra đồng khối (chống dạy thêm, học thêm) và phụ đạo học sinh yếu. Chưa kể, nếu học trưa quá các em sẽ bị đuối, không tiếp thu bài nổi. Trường lại không đủ phòng học để dạy 2 buổi/ngày cho các em.
Tương tự, Trường THCS Nguyễn Huệ (Q.4) cũng đã áp dụng biện pháp lệch giờ với các trường trong khu vực từ lâu. Bên cạnh đó, trường còn cho học sinh theo từng lớp ra mỗi giờ khác nhau. Việc sắp xếp thời gian mỗi lớp mỗi tiết học, có lớp 2 tiết, 3 tiết, 4 tiết... dẫn đến lượng học sinh ra về không bị ồ ạt.
Trường THCS Trương Công Định cũng áp dụng cho học sinh xếp hàng ra về theo từng khối, mỗi khối cách nhau 5 phút.
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, những đề xuất của Sở GD-ĐT là chung cho các trường. Tuy nhiên, các trường lại tùy theo tình hình tại địa phương để thực hiện cho phù hợp. Bởi lẽ, tình trạng kẹt xe thường là của từng khu vực. Vì thế, khu vực nào nhiều trường thì địa phương ở đó phối hợp với trường để có biện pháp hiệu quả.
Khổ với phụ huynh "cứng đầu"
Sở GD-ĐT P.HCM có hướng dẫn các trường những biện pháp chống kẹt xe khác như: trường nào có sân bãi rộng thì mở cổng cho phụ huynh vào trong sân trường, trường nào không có sân bãi thì tìm nơi lân cận tổ chức cho phụ huynh đưa đón con em. Thế nhưng, không phải trường nào cũng thực hiện được.
Hàng rong xếp hàng trên con đường bên Trường THPT Marie Curie. Ảnh: Minh Quyên |
Trước đó, trường này đã dùng nhiều biện pháp giảm ùn tắc như không cho phụ huynh đón con cổng đường Võ Thị Sáu, chăng dây, cho phụ huynh vào sân chờ con... Tuy nhiên, phụ huynh vẫn đứng ở lòng đường, không vào sân trường, buộc nhà trường phải thuê người đứng đảm bảo trật tự.
“Thứ nhất là do sân trường nhỏ quá, thứ 2 là phụ huynh không muốn vào sân trường nên đành chịu để họ đứng ở lề đường” - Bà Lê Thị Hồng Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Tại Trường THPT Marie Curie (Q.3), mặc dù trường cho phụ huynh đón con ở cổng đường Lê Quý Đôn và cho học sinh ra về xe đạp ở cổng đường Ngô Thời Nhiệm. Thế nhưng, nhiều phụ huynh vẫn có thói quen đứng ngay lòng đường Ngô Thời Nhiệm đón con. Ngã tư Ngô Thời Nhiệm và Lê Quý Đôn là nơi thường xuyên diễn ra kẹt xe đúng lúc học sinh ra về.
Phải có lực lượng bảo đảm trật tự thế này phụ huynh mới dựng xe có lề lối. Ảnh: Minh Quyên |
Trước cổng trường này, phụ huynh xếp hàng đứng dưới lòng đường đón con chưa kể hàng rong hai bên đường.
Khác với những trường này, Trường THPT Lê Quý Đôn có luôn một khoảng diện tích khá rộng trước cổng trường cho phụ huynh chờ con. Tuy nhiên, nhiều xe cộ, kể cả xe hơi trên đường vẫn “lấn lề” chạy băng qua khuôn viên trước cổng trường. Vậy là có nhiều phụ huynh đậu trên lề đường để tránh chỗ cho xe băng qua khuôn viên. Trong đó, cũng kể đến những phụ huynh thiếu ý thức nhất quyết không vào khuôn viên đậu xe.
-
Minh Quyên