221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1251877
Du học bằng tiền Nhà nước, "tặc lưỡi" làm ngoài
1
Article
null
Du học bằng tiền Nhà nước, 'tặc lưỡi' làm ngoài
,

Dự thảo quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài đang gây ra nhiều tranh cãi. Liệu đây có phải là giải pháp tốt để thu hút nhân tài, tránh chảy máu chất xám?

Trong dòng thông tin đa chiều gửi về VietNamNet, xin giới thiệu câu chuyện của anh Trần Văn Thanh. 

Anh Thanh giới thiệu, là 1 lưu học sinh sau 10 năm du học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước nhưng khi trở về, anh lại không được bố trí việc làm.
 

Mô tả ảnh.
Đừng để chảy máu chất xám trên chính quê hương. Ảnh : Tuổi trẻ

Tôi là một du học sinh hơn 10 năm ở Ukraine. Tôi đi bằng học bổng của Bộ GD-ĐT từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

 Hoài bão lớn của tôi là sau khi đi học về được phục vụ cho đất nước. Ngành học của tôi là khá "hot" và là ngành mũi nhọn của nền kinh tế: ngành Lọc hóa dầu.

Sau 10 năm dùi mài kinh sử, tôi tưởng rằng khi trở về, sẽ được phân công làm ở một công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Vì rằng, Nhà nước đã nuôi tôi 10 năm ăn học, thì lúc tôi về phải phục vụ cho đất nước.

Nhưng điều đó đã không xảy ra với tôi và với tất cả những người bạn của tôi. Mỗi người về đều phải tự đi tìm việc và họ không trả lại cho Nhà nước một đồng nào.

Hiển nhiên là có người nói, chưa chắc chúng tôi về đã làm được việc. Nhưng với những gì chúng tôi đã học được và độ "hot" của nhân lực của ngành Hóa dầu, các bạn tôi đều được nhận vào làm ở những công ty của nước ngoài với mức lương cao ngất ngưởng.

Còn tôi, lúc đầu, tôi cũng muốn xin vào công ty nhà nước làm việc. Nhưng chạy lòng vòng để "nộp đơn" mãi không được nên tôi quyết định ra ngoài làm.

Và hiện nay, tôi đang làm cho một tập đoàn lớn của Mỹ. Đây là 1 trong 5 tập đoàn lớn nhất toàn cầu.

Rất nhiều lần, tôi tự hỏi chính mình, tại sao mình đi học là tiền của nhân dân, của đất nước, vậy mà giờ đang đi làm cho một công ty của Mỹ, tạo ra giá trị cho công ty Mỹ...? 

Thế nhưng, rồi tôi lại "tặc lưỡi": Thôi kệ, cuộc sống tốt là được rồi!

Bản thân tôi vẫn có một mơ ước cháy bỏng, rằng một ngày nào đó sẽ quay về làm trong một cơ quan Nhà nước để phục vụ ngành… Nhưng liệu tôi có cơ hội hay không?

Tôi mong rằng các cơ quan chức năng hãy có giải pháp để những người đã đi học bằng tiền đóng thuế của dân phải trở về và được làm việc phục vụ đất nước.

Đừng để chất xám bị chảy trên chính quê hương mình.

  • Trần Văn Thanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Tôi nhắn bạn Thanh thế này. Hiện nay, trong các cơ sở kinh tế xã hội của nước ta, có sự phân hoá rất sâu sắc về thu nhập. Cách nhìn nhận thế nào là ngành hot thì cũng tuỳ bạn đứng ở góc độ nào,
Đứng ở khía cạnh thu nhập thì những ngành hot là những ngành đem lại thu nhập cao ngất ngưởng, mà dầu khí là một ví dụ. Đối với ngành hot loại này, anh gác cổng lương cũng cao hơn giáo sư Đại học đấy. Nếu bạn đã có chuyên môn tốt thì đấy chưa phải là tất cả. Bạn muốn vào được còn có cái khác nữa cơ. Rất nhiều người làm công tác tổ chức trong các cơ quan nhà nước ta chú ý nhiều đến lợi ích riêng của họ hơn là chú ý đến bổn phận.
Tôi từng rất trăn trở vì nhiều cách tuyển dụng rất trái khoáy. Nhưng chúng ta chỉ là những cánh én bé bỏng. Nếu bạn có tâm phục vụ cho đất nước trong những ngành như thế thì cũng nên thuận theo thời cuộc, như cách hành xử của những người có trách nhiệm và có hiểu biết. Nghĩa là hãy làm cho công ti nước ngoài và làm cho mình mạnh lên về tiềm lực (tri thức, quan hệ và của cải). Rồi, bằng những thứ đó đi xin việc ở cơ quan mà mình cho là thích hợp.
Bạn đừng cho là tôi khuyên bạn một cách tiêu cực. Tôi khuyên bạn một cách chân thành và có trách nhiệm với đất nước đấy. Nếu bạn không làm như vậy thì bạn, tôi và nhiều người khác nữa cứ mãi phải buồn vì những việc đại loại như bạn nói ở trên.

,
Trung, Ha Noi, gửi lúc 18/12/2009 08:22:12

Bạn Thanh ơi,trường hợp của bạn sao nghe qua mà đau lòng quá,nghe đâu bây giờ đi xin việc ở đâu đó cũng phải có "điều kiện"ràng buộc chăt chẻ lắm,chắc có lẻ bạn quên đi một điều tối thiểu đó,thật ra tôi cũng xót xa về trạng của bạn lắm.Hy vọng qua lời trần tình của bạn sẽ làm thức tỉnh mọi người

,
Trần Đức Hùng, Belgique, gửi lúc 16/12/2009 20:40:16

@Nam, Sơn, tác giả: Mình nghĩ nước mình không thiếu chỗ cho các bạn làm chỉ có điều đồng lương và thu nhập không đáp ứng được nhu cầu của các bạn thui.

Các bạn có quyền chọn lựa nơi làm phù hợp với nhu cầu của mình có điều nói là không có cơ hội "trở về và được làm việc phục vụ đất nước" thì e rằng tát nước theo mưa quá.

Dự thảo của BGD mình cũng không đồng ý có điều đọc bài viết này mình cảm thấy không thực. Mình thấy có rất nhiều tấm gương: thầy cô giáo, bác sỹ tận tụy với người dân ở những vùng quê nghèo khó, vùng sâu vùng xa, lương họ chẳng có bao nhiêu, họ vẫn gắn bó và cống hiến, đó mới là phục vụ đất nước.

Ước mơ của bạn thanh chưa cháy bỏng đâu...mong bạn đừng viết như thế

,
Phạm Quốc Long, Seoul, gửi lúc 16/12/2009 19:39:38

Ý kiến của bạn đúng cho những người thực sự có năng lực nhưng không được trọng dụng hoặc do cơ chế hành chính gây ra các ức chế tâm lý dẫn đến chán công việc ở các cơ quan nhà nước, sự nghiệp. Tôi hoàn toàn chia sẻ với những ai rơi vào trong trường hợp này. Tuy nhiên, theo tôi, câu chuyện làm ở đâu? như thế nào? có được phát huy hết sở trường hay không? …thì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà then chốt là “phải khẳng định được mình trước đã” (năng lực thực thụ chứ không chỉ qua tấm bằng). Đó là chưa nói đến việc "có tài, có đức" mới là người thực sự có ích cho đất nước này.
Nhà nước cũng cần có ngay những giải pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám” và thu hút nhân lực chất lượng cao – con người là nhân tố quyết định cho mọi thành công!!!.

,
mck, Tp.HCM, gửi lúc 16/12/2009 03:12:17

Ý kiến của bạn đúng cho những người thực sự có năng lực nhưng không được trọng dụng hoặc do cơ chế hành chính gây ra các ức chế tâm lý dẫn đến chán chét công việc ở các cơ quan nhà nước, sự nghiệp.

Tôi hoàn toàn chia sẻ với những ai rơi vào trong trường hợp này. Tuy nhiên, theo tôi, câu chuyện làm ở đâu? như thế nào? có được phát huy hết sở trường hay không? …thì còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà then chốt là “phải khẳng định được mình trước đã” (năng lực thực thụ chứ không chỉ qua tấm bằng). Đó là chưa nói đến việc "có tài, có đức" mới là người thực sự có ích cho đất nước này.

Nhà nước cũng cần có ngay những giải pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám” và thu hút nhân lực chất lượng cao – con người là nhân tố quyết định cho mọi thành công!

,
MCK, Thành phố Hồ Chí Minh, gửi lúc 16/12/2009 03:08:31
Trang trước 123 Trang sau
,



,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,