221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1251568
Ám ảnh thầy trò hành xử kiểu "xã hội đen"
1
Article
null
Ám ảnh thầy trò hành xử kiểu 'xã hội đen'
,

- Tình trạng bạo lực gần đây trong trường giữa thầy và trò đang khiến nhiều người rùng mình khi nghĩ đến mối quan hệ thầy - trò.

Vừa mới đây, một học sinh lớp 10 chém thầy tại lớp học ở Bình Phước, sinh viên tạt axit thầy giáo ở Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thầy phạt học sinh thụt dầu phải nhập viên, trò uống thuốc gây ngủ vì sợ trả bài... khiến nhiều nhà làm giáo dục lo ngại tình hình đạo đức văn hóa học đường đang có vấn đề nghiêm trọng.

 
Tại Hội thảo: “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường” diễn ra tại ĐH Sư phạm TP.HCM ngày 10/12, nhiều đại biểu đã bàn đến văn hóa ứng xử giữa thầy và trò, đặc biệt tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến thầy cô phải đau lòng. 

Nhường “Tiên học lễ” cho đàn em

ThS. Trần Đình Thích (Trường ĐH Cần Thơ): Rõ ràng, muốn dạy người khác làm người thì trước hết người dạy phải là “Con người” - chân chính và có nhân cách tốt.

NCS. Nguyễn Thị Kim Ngân (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): Nhiều học sinh gây ra những lỗi lầm, những tội ác học đường một phần lớn cũng vì không có cơ hội để được giao tiếp, giãi bày tâm sự với người lớn, thầy cô. Giáo dục được hiểu là hoạt động giao tiếp không chỉ tác động vào trí mà còn tác động vào tình cảm.

Mai Sơn Nam (Trường ĐH Phú Yên): Giao tiếp có hai khía cạnh: Giao tiếp tích cực và giao tiếp tiêu cực. Giao tiếp tích cực giúp con người hưng phấn, có tác động tốt đến tư tưởng tình cảm con người. Giao tiếp tiêu cực làm cho con người thụ động chán nản, gây ức chế tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi con người ở các mức độ khác nhau.

ThS. Trần Đình Thích, Trường ĐH Cần Thơ cho rằng: “Không gian văn hóa học đường đang bị “ô nhiễm”.

Chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng kến cảnh sinh viên xông thẳng vào văn phòng bộ môn ngoại ngữ ĐH Cần Thơ rượt đuổi đâm chém thầy cô.

Rồi lại phải đau lòng trước cảnh sinh viên tạt cả thau axit vào người thầy giáo ngay trên bục giảng tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cách đây không lâu”.

Theo ông Thích, hình như “Tiên học lễ” là dành cho các bậc học thấp, càng lên cao, HSSV càng tập trung cho việc học kiến thức thuần túy. “Tiên học lễ” được các lớp đàn anh “ưu tiên, nhường” hết cả cho các lớp đàn em.

Cùng với ý kiến đó, ThS. Đỗ Thị Hà Giang, chuyên viên Sở GD - ĐT Bắc Giang nêu ra những hành động bạo lực như: Xâm hại tình dục, xúc phạm học sinh dưới nhiều hình thức, đâm chém nhau, hỗn láo với thầy cô, tạt axit, bỏ thuốc chuột để hại tính mạng thầy giáo... đang diễn ra hàng ngày.

“Thầy trò hành xử theo kiểu “xã hội đen”. Đó là biểu hiện phản văn hóa cho thấy bấy lâu nay dường như chúng ta đã nới lỏng việc giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường. Thực tế là chúng ta đang phải gồng mình để níu giữ những nét đẹp của văn hóa giao tiếp truyền thống trong nhà trường” - Bà Giang chia sẻ.

TS. Nguyễn Thị Việt Hương, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội nhận định rằng sự thay đổi trong quan hệ thầy trò dẫn đến sự thay đổi trong hành vi. Đã có những vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong ứng xử thầy trò như trò chém thầy để trả thù, thầy gạ tình để lấy điểm... Đó là những biến thái không chỉ nhìn dưới góc độ quan hệ thầy trò mà còn cả dưới góc độ đạo đức xã hội.

Ám ảnh hình phạt từ thời phổ thông

Một cuộc khảo sát ở 280 SV Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp năm 2008 (ở khoa Văn, Giáo dục chính trị, Sử, Vật lý, Âm nhạc, Mỹ thuật) cho thấy có đến 41% SV kể lại ấn tượng xấu về thầy cô, đặc biệt là những hình phạt các em còn ám ảnh mặc dù đã diễn ra từ thời phổ thông.

Theo lời kể của SV được tổng hợp, có nhiều giáo viên gây ấn tượng với hình phạt “lạ” khi các em không thuộc bài, ngủ hay nói chuyện trong giờ học.

 

Với những em không thuộc bài, giáo viên bắt quỳ trên bục giảng, xé tập, liệng tập vào mặt học sinh... không mấy đáng chú ý. Có trường hợp học sinh còn phải làm trâu bò cho học sinh thuộc bài cỡi vòng quanh lớp; đứng trên bục giảng cho những em khác bắn dây thun vào rốn hoặc mông; Làm chó sủa, trâu bò kêu trước lớp; học sinh phải thề nếu không thuộc bài lần nữa sẽ bị té sông hoặc xe đụng chết...

Với học sinh ngủ gật trong lớp học, giáo viên lấy nước đổ lên mặt học sinh; dồn học sinh lại và cho nằm lên bàn; thầy đi rón rén đến đốt giấy và hơ vào chân học sinh; yêu cầu học sinh ra về nhẹ nhàng và khóa cửa nhốt học sinh ngủ gật lại...

Còn học sinh nói chuyện trong lớp có trường hợp kể phải súc miệng bằng nước muối đến teo cả lợi; bắt học sinh đeo bảng “em hứa không nói chuyện trong giờ học” hoặc “tôi là người nhiều chuyện” đi khắp trường...

NCS. Huỳnh Mộng Tuyền, Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp đưa ra nguyên nhân của những hình phạt này: Thông thường, do bất lực trong phương pháp giáo dục nên giảng viên chỉ biết cậy nhờ vào sức mạnh của kỷ luật, quyền lực, bạo lực... làm cho học sinh xấu hổ, nhục nhã để... sửa sai. Do sợ bị khẽ, đánh, mắng... học sinh phải học bài và kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hậu quả để lại đằng sau nó rất nghiêm trọng và làm tổn thương tinh thần của học sinh trong thời gian dài.

Bà Tuyền đưa ra hậu quả: Chính giáo viên dạy cho học sinh một bài học thực tiễn, triết lý ứng xử hễ sai là chửi, mắng, đánh... Nên khi chơi với bạn, bạn sai là học sinh mắng, chửi đánh... Và đến một ngày nào đó, khi thầy cô, cha mẹ, ông bà sai, trẻ có thể lại mắng, chửi, đánh.

Hơn thế, những dấu ấn ứng xử này có thể được “di truyền” qua thế hệ sau khi họ trở thành cha mẹ, thầy cô. Chính sự giáo dục của giáo viên góp phần tạo nên bạo lực học đường, gia đình, chiến tranh...  

  • Minh Quyên 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Rất đồng tình với bài viết trên. Theo tôi cần nâng cao hơn nữa đạo đức làm thầy, thầy cô cũng là con người, nhưng phải là một người đặc biệt, có đạo đức và là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh và phụ huynh. "tâm có phục " thì mới tôn trọng được. Hiện tượng thầy cô man trá về bằng cấp, công khai bồ bịch, chửi vợ cướp chồng nhiều quá (kể cả GS, TS, Hiệu trưởng các trường CĐ, ĐH). Các thầy cô giáo cũ của tôi ngày xưa tốt lắm nhưng bây giờ tôi "quá chán các thầy cô" mặc dù vẫn phải im lặng giáo dục con cháu yêu thầy cô, nhưng chắc chúng chẳng nghe đâu ??

,
Quynh Anh, Hà Nôi, gửi lúc 11/12/2009 12:02:30

Giáo dục bây giờ quá trú trọng tới việc giáo dục kiến thức mà lãng quên đi việc giáo dục nhân phẩm đạo đức cho học sinh-sinh viên.Đã đến lúc cấn phải nhìn nhận vấn đề giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh-sinh viên một cách toàn diện và thực sự là vô cùng cần thiết,có như thế mới tránh được mối quan hệ thầy-trò đang đi xuống hiện nay.Kiên quyết loại trừ những thầy cô không đủ nhân phẩm và đạo đức của một nhà giáo.Thầy cô chính là tấm gương sáng về đạo đức-nhân cách tinh thần vượt khó vươn lên hy vọng các ngành,các cấp và toàn xã hội chung tay thực hiện cùng với ngành giáo dục.Có như thế tình thầy-trò mới cao quý trong sáng va đáng trân trọng như ngàn xưa để lại.

,
Pham van Thong, gửi lúc 11/12/2009 11:53:12

Vì đâu thầy - trò hành xử kiểu "xã hội đen"?

Chúng ta thật buồn và đau lòng khi chứng kiến thực trạng văn hoá học đường đang bị "ô nhiễm" nghiêm trọng đến thế, dẫn đến tình trạng mối hệ Thầy-Trò vốn được xen là rất thiêng liêng cao đẹp, nay lại có biểu hiện giống " hành xử kiểu xã hội đen". Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng nhau bàn sâu thêm về nguyên nhân dẫn đến đến thực trạng này, tìm kiếm giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục nó.

Chúng ta thấy rằng "sản phẩm giáo dục" của chúng ta - các em hoc sinh- hiện có những biểu hiện lệch lạc trong tính cách, không đáp ứng như chuẩn mực mà xã hội mong đợi. Tuy nhiên, các em hoàn toàn không có lỗi hay có rất ít lỗi trong chuyện này. Chính mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục : nhà trường, gia đình học sinh và xã hội chưa thật sự chặt chẽ và thống nhất đã góp phần làm cho văn hóa học đường bị "ô nhiễm".

1. Xã hội:

Môi trường xã hội rộng lớn của chúng ta chưa thật sự thuận lợi cho sự phát triển tích cực của yếu tố "nhà trường" và "gia đình". Nó đang bị "ô nhiễm" nghiêm trọng: từ khí thải độc hại, tiếng ồn, kẹt xe triền miên đến thực phẩm không qua kiểm dịch bày bán tràn lan. Thêm vào đó, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật về các vụ phạm tội; các đài truyền hình liên tục chiếu các bộ phim tình cảm ướt át và các trò chơi truyền hình mang tính thương mại mà không chọn lọc chương trình phù hợp dành cho các đối tượng khac nhau và nên chiếu vào giờ nào cho hợp lý. Những tác động này cứ diễn ra liên tục hàng ngày sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ở lứa tuối thanh thiếu niên. Ở các nước phát triển, họ rất chặt chẽ trong việc chọn lọc chương trình truyền hình. Ví dụ, các bộ phim có các phân cảnh yêu đương của đôi lứa thì chỉ được phép chiếu sau 9 giớ tối, các sản phẩm băng đĩa luôn có chú thích rõ ràng dành cho các đối tượng khác nhau như: dành chung cho các đối tượng khán giả (general audience), cần có sự hướng dẫn của phụ huynh (parental guidance), dành cho lứa tuồi tứ 15 hoặc 18 trở lên (15+/18+).

2. Nhà trường:

Bản thân nhà trường khó có thể "chống chọi" với những tác động tích cực lẫn tiêu cực dồn dập từ xã hội. Đặc biệt, trước áp lực thành tích, đội ngũ giáo viên phải ra sức " chạy chương trình" sao cho hoc sinh đạt kết quả cao. Giáo viên không còn thời gian giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống cũng như biết cách nhìn nhận đúng đắn các tác động khác nhau của xã hội mà các em phải đối diện hàng ngày và hoàn thiện hành vi đạo đức bản thân.

Mặt khác, hoạt động của nhà trường đôi khi gây những tác động tiêu cực đến sự phát triền nhân cách của học sinh. Ví dụ, việc lạm dụng các khoản thu của nhà trường mà báo chí nêu trong thời gian gần đây, việc vận động phu huynh đóng góp các khoản không hợp lý, giáo viên dùng hình phạt nặng với học sinh...đã tạo ra dư luận không tốt cho ngành giáo dục. Uy tín "người thầy" trong phụ huynh và bản thân học sinh đã giảm sút đi nhiều.

3. Gia đình

Một bộ phận gia đình còn "giao phó" việc giáo dục con cái cho nhà trường, chưa làm tốt vai trò giúp con cái lựa chọn các tác động tích cực từ xã hội và rèn luyện theo các chuẩn mực đã được giảng dạy trong nhà trường. Điều này đã làm các em học sinh ngờ vực về những điều nhà trường giảng dạy: Tại sao thầy, cô dạy như thế, nhưng về nhà cha mẹ không ủng hộ và xã hội cũng làm khác đi?. Từ đây, học sinh sẽ chọn cách hành động theo số đông ngoài xã hội.

Ba lực lượng: gia đình, nhà trường và xã hội phải thống nhất nhau trong việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho học sinh và con em mình và không ngừng phối hợp để uốn nắn kịp thời các biểu hiện lệch lạc về nhân cách của các em.


TS. Nguyễn Đức Danh - Nghiên cứu sinh tại ĐH RMIT, Giảng viên Khoa Tâm lý -Giáo dục học, ĐHSP TPHCM.

,
Nguyen Duc Danh, 280, An Duong Vuong, Q5, TPHCM, gửi lúc 11/12/2009 10:34:25

Tôi thật sự bức xúc khi đọc bài “Ám ảnh thầy trò hành xử kiểu xã hội đen” đăng trên báo VietnamNet ngày 11/12/2009. Tôi trăn trở và đau buồn trước thực trạng mà quý thầy cô đưa ra khi bàn về văn hóa ứng xử giữa thầy và trò trong hội thảo: “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường” tổ chức tại ĐH Sư phạm TP.HCM hôm qua ngày 10/12/2009. Đã đến lúc toàn xã hội phải đánh trống khua chiên để báo động đỏ trước thực trạng trên. Dạy người quan trọng hơn cả dạy chữ. Đã học hết chương trình đại học rồi mà còn bưng cả thau a-xít tạt vào mặt thầy thì học chữ nhiều để làm gì? Chúng ta nên tạm dừng dạy chữ để chấn chỉnh việc dạy người! Trong môi trường sư phạm thầy phải cho ra thầy, trò phải cho ra trò. Thầy trò không hiểu nhau, không tôn trọng nhau thì việc hành xử theo kiểu xã hội đen là điều khó tránh khỏi.














,
Nguyễn Văn Thuần, Q8- TP HCM, gửi lúc 11/12/2009 10:33:36

Tôi cho rằng ,đây là hệ quả của việc các lãnh đạo quan niệm :...đó chỉ là hiện tượng chứ không phản ánh bản chất ,sau mỗi vụ việc đáng tiếc xảy ra ở từng ngành nghề được dư luận phản ánh.Chào thân ái.

,
sỹ trung, hà nội, gửi lúc 11/12/2009 05:22:55
Trang trước 1 Trang sau
,
,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,