- Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt
Ảnh: An Bang. |
Đại biểu của hội thảo, cũng vì vậy, đến từ các sở GD&ĐT, các trường quân sự, trường đại học, các viện nghiện cứu, các tổ chức…
Nòng cốt vẫn là đại diện các hội khoa học tâm lý giáo dục khắp cả nước. Đứng đầu các hội ấy, thường là nguyên phó giám đốc, giám đốc Sở GD-ĐT các địa phương.
Nghĩa là chỉ mới gần đây thôi, họ đã từng cầm cân nảy mực cho chính sách giáo dục.
Điều đó dấy lên nhiều hy vọng vào sự thành công của hội thảo?
Thông tin từ ban tổ chức, có 350 đại biểu góp mặt từ hơn 30 địa phương khác nhau.
Tập kỷ yếu của hội thảo cũng khá công phu, dày 415 trang, với 81 bài tham luận.
Tất cả không ngoài mục đích, như trong ngày đầu tiên các đại biểu thống nhất với nhau, là xác định một hệ thống giá trị.
Cái phải bàn là xác định nội dung giá trị ấy vào nhà trường như thế nào. Trong nhiều bản tham luận, mọi người vẫn đang định nghĩa khác nhau, thế nào là “tiên tiến”, thế nào là “bản sắc văn hóa dân tộc”, để xây dựng một mô hình nhà trường phù hợp.
Hội thảo kéo dài đến hết ngày hôm nay (29/11).
Kết thúc hội thảo, những người quan tâm đến giáo dục hẳn sẽ mong chờ hội thảo đưa ra được một quyết nghị mạnh mẽ nào đó, một hướng đột phá mới toanh, hay chí ít cũng có một câu "slogan" hay. Chứ không khéo lại như lời ai đó nói đùa, rằng, tổ chức hội thảo cuối năm chỉ là một cách giải ngân.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia của hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam với tên gọi “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”, diễn ra tại TP.HCM, từ 27-29/11/2009. |
- Nguyễn Bằng