221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1249271
Lo trẻ ta thành “con Tây”
1
Article
null
Lo trẻ ta thành “con Tây”
,

 - Tìm một mô hình trường học thế nào, để “bản sắc văn hóa dân tộc” hòa hợp cùng những bước tiến thời đại? Câu hỏi thật chẳng dễ trả lời.

 

Mô tả ảnh.
Một phòng học được thiết kế theo tiêu chuẩn của Anh tại Trường song ngữ Hà Nội - Academy. Ảnh: Lê Anh Dũng


Lo lắng

GS Phạm Minh Hạc (Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD - ĐT) ngay từ đầu hội thảo đã bày tỏ: “Cả xã hội đang rất quan tâm, băn khoăn, kêu ca, lo lắng về nhà trường, về hiện trạng giáo dục nước nhà đang có nhiều ngổn ngang, bức xúc. Giàu lo đằng giàu, nghèo lo đằng nghèo, cả nông thôn lẫn thành thị, từ vĩ mô đến vi mô…".

Ông Hạc nói thẳng đến một lo lắng của chính bản thân: “Nhân đây, tôi  xin đặt vấn đề cần giải quyết đúng việc dạy ngoại ngữ, dạy song ngữ hay dạy toàn bằng tiếng nước ngoài. Rộng hơn, là có trường dạy trẻ em ta học hoàn toàn theo chương trình nước ngoài. Không khéo một số trẻ ta, nói như ngày xưa, thành ‘con Tây’”.

Trong  tham luận đề dẫn của mình, GS Hạc đã dẫn rất nhiều cứ liệu, nguồn, các lập luận khoa học.

 

Nhưng ông cũng cụ thể rất giản dị các đề xuất của mình: chú trọng thích đáng dạy và học quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và địa lý nước nhà (cả bốn môn học này đang đều có nhiều bất cập).

Những bất cập được giáo sư Hạc nhắc đến, bao gồm cả khâu quản lý nhà nước: “Rất tiếc, quản lý nhà nước ở đây quá nhiều vấn đề, xã hội thiếu đồng thuận, từ trung ương đến địa phương chưa thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội) cũng có cùng quan điểm này. Ông khẳng định: “Cơ chế quản lý, cách tổ chức quản lý của ngành giáo dục và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chính là nguyên nhân chính, đáng kể làm cho chất lượng giáo dục của chúng ta không theo kịp yêu cầu xã hội”

9 giá trị và "ngôi sao 8 cánh"

GS Phạm Minh Hạc cũng thay mặt Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, đề xuất một Hệ giá trị, "để coi đó là kim chỉ nam" cho một mô hình trường học thích hợp trong tình hình mới.

Hệ này gồm 9 giá trị chính yếu: Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc; Tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, đất nước; Dân chủ; Chăm học, chăm làm; Khoa học,tác phong công nghiệp; Chính trực: chân thật, đúng đắn, liêm khiết; Lương thiện: quan hệ người-người tốt đẹp; Gia đình hiếu thảo; Sáng tạo.

Ông Hạc cũng cẩn thận công bố địa chỉ mail cá nhân để tìm kiếm những ý kiến phản đối, tán thành hay bổ sung.

Thạc sỹ Trần Xuân Đình (Phó chủ tịch Trung ương Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng) lại có một cách tiếp cận khác khi bàn đến hệ giá trị cần thiết cho một mô hình trường phù hợp.

Ông Đình chọn cách đi ngược. Ông chỉ ra 8 khâu còn yếu trong trường học hiện nay, rồi lật ngược vấn đề, coi mô hình trường hợp lý, sẽ là mô hình khắc phục đầy đủ những điểm yếu, thiếu này. Chúng là:

-Thầy: chưa đạt chuẩn còn nhiều

-Trò: chưa chăm học, chưa có ý chí vươn lên, thực hành kém

-Tiền: chưa đủ chi phí tối thiểu cần thiết

-Đất: chưa đạt diện tích theo chuẩn quốc gia

-Nội dung chương trình: còn quá tải

-Môi trường giáo dục: chưa thật trong lành

-Phương pháp dạy: còn lạc hậu

-Quản lý: rất yếu kém

Vì vậy, mô hình đề xuất của ông Đình là một "ngôi sao 8 cánh", theo công thức: Nhà trường Việt Nam= 3T + DNMPQ (viết tắt các chữ trên).

Lồng ghép làm sao vào trường học?

Thú vị là hội thảo lần này của Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam lại được tổ chức tại TP.HCM, một trong số ít địa phương luôn tiên phong trong việc áp dụng những công nghệ dạy học mới nhất, những mô hình trường thực nghiệm mới nhất.

Ngay tại hội thảo, tiến sỹ Huỳnh Công Minh (Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM) cũng tỏ ra rất tâm đắc với chữ "tiên" (trong từ tiên tiến) với nội hàm "đi đầu".

TP.HCM cũng là địa phương mạnh tay trong việc đưa ngoại ngữ vào giảng dạy rộng, sâu trong trường học, ở nhiều cấp học.Lắng nghe những lo lắng từ phía GS.VS Phạm Minh Hạc, hẳn ông Minh sẽ phải suy nghĩ nhiều?

Một khi đã xác định được hệ giá trị mà hội thảo khoa học lần này theo đuổi, thì liệu việc lồng ghép nó vào nhà trường, liệu có trong tầm tay với?

Trên thực tế, một quy trình như vậy vượt quá khả năng của hội thảo khoa học này, và cả của Hội Khoa học Giáo dục Tâm lý Việt Nam nữa.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia của hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam với tên gọi “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”, diễn ra tại TP.HCM, từ 27-29/11/2009. Ở đó, các nhà giáo dục lý luận và giáo dục thực tiễn sẽ ngồi lại với nhau, bàn xem liệu khái niệm “tiên tiến” và “bản sắc văn hóa dân tộc” mà nền giáo dục nước nhà đang đeo đuổi liệu có mẫu thuẫn?

Đại biểu đến từ các sở GD&ĐT, các trường quân sự, trường đại học, các viện nghiện cứu, các tổ chức… 

Nòng cốt vẫn là đại diện các hội khoa học tâm lý giáo dục khắp cả nước. Đứng đầu các hội thường là nguyên phó giám đốc, giám đốc Sở GD-ĐT các địa phương.

  • Nguyễn Bằng
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,