221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1248505
Càng lớn lên, đạo đức của học sinh càng đi xuống?
1
Article
null
Càng lớn lên, đạo đức của học sinh càng đi xuống?
,

 - Thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường; thích thể hiện bản thân một cách thái quá; yêu đương quá sớm, không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam; gian lận trong học tập và thi cử...  là những biểu hiện đáng lo ngại trong HS phổ thông.

Sáng 25/11, Bộ GD - ĐT đã tổ chức Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thông. TS. Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD - ĐT) đã đưa ra những biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức, lối sống trong một bộ phận HS phổ thông hiện nay.

"Lệch hướng" khi trưởng thành

 

Mô tả ảnh.
 HS Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội.(Ảnh: Bảo Anh. Ảnh chỉ có tính minh họa)

Số liệu từ một cuộc khảo sát trong 500 HS THCS ở quận 6, TP.HCM cho thấy có 32,2% HS có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo; nhiều HS chỉ chào thầy cô khi ở trong trường, còn ra đường thì coi như không quen biết; 38% HS thường xuyên nói tục.

Theo báo cáo của 38 Sở GD-ĐT, từ năm 2003 đến nay, có hơn 8.000 HS tham gia đánh nhau, bị các trường xử lý kỷ luật.

 

Với 1.043 phiếu hỏi ở 7 trường ĐH, CĐ, THPT, THCS trên địa bàn Hà Nội xoay quanh vấn đề về kỹ năng sống, thì có 95% nhận thức không đầy đủ về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được học kỹ năng sống; 76,4% rất cần được học kỹ năng sống, rất lúng túng khi xử lý các tình huống.

(Bà Đỗ Thị Hải - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội)

Bà Lê Nguyên Hương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đã dẫn kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam.

Cụ thể, tỷ lệ HS đi học muộn ở tiểu học là 20%, THCS 21%, THPT 58%. 

Cũng theo khảo sát này, tỷ lệ quay cóp ở tiểu học là 8%, ở THCS là 55%, ở cấp THPT là 60%.

Tỷ lệ nói dối cha mẹ càng lên bậc học cao, tương ứng với 22% - 50% - 64%... 

Năm 2004, chỉ có 600 HS, SV nghiện ma túy thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 HS, SV.

Từ đó, bà Hương nhận định, càng lớn, ý thức đạo đức của HS càng đi xuống và sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối.

Những lệch lạc trên, theo bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội là do lứa tuổi 10-19 (HS THCS và THPT) hay gặp những khó khăn không tự mình giải quyết được. 

Ở lứa tuổi này, trẻ đang phải tiếp nhận rất nhiều những tác động cả tích cực và tiêu cực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Chẳng hạn như: internet (web đen), nghiện chat; gia đình không hạnh phúc, ly hôn, bạo lực gia đình và hiện tượng "thương mại hóa" giáo dục,... 

Quan tâm "dạy chữ" - lơ là "dạy người"

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, các nhà trường hiện nay chủ yếu quan tâm đến việc dạy chữ mà lơ là đến việc dạy kỹ năng sống, dạy cách làm người cho HS. 

Từ thực tế, bà Lê Nguyên Hương cho biết, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn.

Cụ thể, ở bậc mầm non là Giáo dục lễ giáo, tiểu học là môn Đạo đức, trung học là môn Giáo dục công dân, nhưng chương trình SGK quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách HS.

Mặt khác, chương trình học quá dày nên không có thời gian tổ chức giáo dục kỹ năng sống. Một tuần chỉ có 1 tiết chào cờ đầu tuần và buổi sinh hoạt lớp thứ 7, với 45 phút nhưng rất nhiều việc phải giải quyết, bà Hương nói.

Ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng phòng công tác chính trị HSSV (Sở GD-ĐT Hà Nội) cũng nói thêm: 1 tháng học chỉ có 4 tiết sinh hoạt ngoài giờ, lại chưa được đầu tư thỏa đáng, định hướng không rõ ràng nên hiệu quả không cao.

Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm lớn nhất
Bà Đỗ Thị Hải đề xuất, Bộ GD-ĐT cần xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho từng cấp học, đào tạo đội ngũ giáo viên và đưa vào giảng dạy như một môn học chính khóa, bắt buộc.

Bà Hương thì kiến nghị đưa nội dung giáo dục đạo đức một cách cụ thể hơn. Ví dụ, thế nào là một người tốt, đi xe buýt nhường chỗ cho người già, phụ nữ có thai, con nhỏ,...

Quan trọng nữa là Thành Đoàn nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hướng các em vào sinh hoạt, không sa đà với các tệ nạn xã hội.

Đồng thời, lồng ghép việc dạy kỹ năng sống vào các trường sư phạm để sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ trình độ dạy cho HS, bà Hương nói.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Đoàn Thanh niên và Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm lớn nhất trước xã hội về đạo đức lối sống của HS.

Tới đây, khi lấy ý kiến xây dựng chương trình SGK mới, Bộ sẽ chú trọng tới việc làm thế nào để giáo dục đạo đức, lối sống cho HS hiệu quả hơn, từ mầm non đến phổ thông.

Trước mắt, Bộ sẽ lấy ý kiến đánh giá về nội dung chương trình môn Giáo dục công dân, có đề xuất về đội ngũ giáo viên môn học này. Mặt khác, Bộ cũng đang xây dựng một tài liệu hướng dẫn tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

  • Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Lúc nào người lớn cũng vậy, cũng hay tự nhận xét con trẻ. Là học sinh cấp 3, hầu hết học sinh nào cũng tự ý thức được việc làm của mình. những nhận xét và số liệu trên đây có thể không sai. nhưng liệu người lớn có hiểu cho giới trẻ? Thể hiện bản thân không như người lớn vẫn nghĩ. Tại sao không nhìn vào việc làm tốt mà chỉ đi nêu xấu thôi. Trường dù có thân thiết đến đâu cũng chỉ là nơi đến để học. thầy cô dù thân thiết đến đâu cũng không thể chăm lo cho tất cả học sinh. Thành đoàn thì không phải lúc nào cũng tốt. Và nói thật thì em không thích đoàn trường. Càng lớn thì chúng em càng thay đổi vì ý thức được bản thân. Chẳng ai có thể mãi mãi như vậy qua năm tháng. Nói dối thì đúng là xấu nhưng người lớn cũng nói dối đó thôi.
Em viết đây chỉ là ý kiến của riêng mình. không có ý chê trách gì cả. chỉ mong là người lớn, cha mẹ anh chị, hiểu cho suy nghĩ của chúng em. có những lúc chúng em rất mệt mỏi vì phải làm theo ý người khác, vì không được sống thật với chính mình. Phải học thầy ba mẹ chọn, vào trường ba mẹ chọn, đến cả chuyện ăn mặc cũng có khi phải theo ý ba mẹ. Hãy để chúng em thoải mái một chút. nếu không thì suy nghĩ của hai thế hệ sẽ ngày càng xa nhau.

,
deabeakosta , TP.HCM, gửi lúc 11/12/2009 05:15:00

Đúng là học sinh thời nay ứng xử ko tôn trọng nhưng chúng ta cũng nên tìm hiểu căn nguyên do đâu chứ đứng chỉ nói ko thôi. Bởi suy nghĩ mỗi thời mỗi khác. Chúng ta phải hiểu chúng nghĩ gì thì mới giáo dục được chúng!

,
Hà Linh, Yên Bái, gửi lúc 04/12/2009 16:16:22

Tôi mong Bộ GD-ĐT quan tâm và quyết định thực hiện nhanh nội dung bài học giáo dục đạo đức trong tất cả các cấp học. Đây cũng là nỗi lo lắng của gia đình tôi trong việc giáo dục các cháu. Không biết bắt đầu từ đâu? Và làm như thế nào? Chúng tôi mong trong chương trình giáo dục có cả truyền đạt rõ ràng, thực hành cụ thể về kiến thức và cả về đạo đức. Tuy nhiên rất mong những bài học tránh vấn đề giáo điều.
Xin chân thành cảm ơn.

,
thu ha, gửi lúc 02/12/2009 07:51:22

Tôi tuy chưa có con đến tuổi đi học nhưng xin có ý kiến như sau:
Cuộc sống ngày càng hối hả. Có vẻ như các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc xã hội mà không còn quan tâm tới con mình nhiều. Điều đầu tiên khi đề cập đến xuống cấp của đạo đức học sinh là đổ tại bộ giáo dục. Xin các vị phụ huynh hãy ngẫm lại xem, khi xưa các vị có được dạy dỗ về kỹ năng sống, đạo đức ở trường không? Có nhiều hơn bây giờ không?

Từ quá trình học của bản thân tôi, tôi thấy không phải là sự giáo dục ở trường về đạo đức đi xuống. Có chăng là không đi lên, hoặc đi lên nhưng không theo kịp với sự sự phát triển của xã hội. Nhưng tôi nhận thấy sự giáo dục đạo đức từ các bậc phụ huynh có vẻ giảm sút nhiều. Mọi người hãy tự ngẫm xem.

Lỗi tại nhà trường, tại bộ giáo dục. Đúng.

Nhưng chính các vị phụ huynh là người chịu trách nhiệm về sự phát triển của con mình. Các em là học sinh 8h/ngày nhưng là con của gia đinh 24h/ngày. Sao không thấy đề cập đến vai trò của gia đình và phụ huynh ở đây nhỉ?

Và tại sao lại chờ nhà trường, chờ bộ giáo dục thay đổi để con em mình phát triển tốt hơn? Nếu công việc khó khăn, nếu kiếm tiền khó khăn vì 1 đơn vị/cá nhân/khâu nào đó, mọi người đều chờ để nó tốt hơn rồi tiếp tục công việc của mình?

Sau cùng, dù là lỗi của ai, ai sẽ là người được 'hưởng' đầu tiên sự phát triển tốt (hoặc xấu) của các em.

Vài dòng ngắn. Hy vọng chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.

,
Thắng, gửi lúc 30/11/2009 14:28:42

Theo như mình nghĩ thì vấn đề này không phải một phần vì học sinh mà là vì cách quan tâm và cách thể hiện của thầy cô như thế nào.
-Xảy ra những chuyện như thế này thì phải nói đến lớp người trên đã từng đi trước.
-Thử hỏi xem tất cả những vụ hiếp dâm cưỡng hiếp của 1 người thầy, và chuyện ăn hối lộ đối với các người có quyền như hiện nay thì xã hội xấu là do đâu.
- Các người có quyền có thế làm việc xấu là do ai?(chẳng lẽ do lớp trên nữa sao) nếu câu hỏi này được trả lời thì mới có thể nói tại sao đạo đức học sinh đi xuống là vì ai?

,
Thanh Nien VN, gửi lúc 29/11/2009 05:54:36
Trang trước 12345 Trang sau
,
,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,