221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1247498
45 tuổi được công nhận là giáo sư trẻ nhất năm 2009
1
Article
null
45 tuổi được công nhận là giáo sư trẻ nhất năm 2009
,

- Ở tuổi 45, GS Vật lý Võ Văn Hoàng (Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM) là ứng viên trẻ nhất được công nhận chức danh giáo sư năm 2009. Tân PGS trẻ nhất là nhà giáo Bùi Thế Duy, 31 tuổi, ngành Tin học, Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội).

Mô tả ảnh.
GS Võ Văn Hoàng
GS Hoàng - nhân vật trong bài viết "Nhà khoa học tử tế mà cô đơn" (đăng trên VietNamNet tháng 3/2009)  -hiện đang là Trưởng phòng thí nghiệm Vật lý tính toán, khoa Khoa học ứng dụng. Còn PGS Duy đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin của trường.

Sáng 20/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tổ chức lễ công nhận chức danh của năm 2009 cho hơn 700 người. Số người được công nhận giáo sư (GS) và phó GS năm nay đông hơn do đây là đợt xét duyệt "kép" - dồn của 2 năm.

Theo GS-TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước, có 65 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS.

Con số này đạt tỷ lệ 92,8% so với số nhà giáo đã được 27 Hội đồng Chức danh GS ngành, liên ngành đề nghị (vòng 2), nhưng chỉ đạt tỷ lệ 39,6% so với số ứng viên đăng ký ban đầu (vòng 1).

Trong số 65 tân GS, có 57 nhà giáo thuộc biên chế của các trường ĐH và các học viện. 7 nhà giáo nữ cũng đã nhận chức danh dịp này. GS cao tuổi nhất là Lê Hồng Kế (69 tuổi) ngành Kiến trúc (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam).

Có 3 nhà giáo ở độ tuổi từ 40 - 49;  18 nhà giáo ở độ tuổi trên 60. Nhiều nhất là nhà giáo ở độ tuổi 50-59 (44 người, chiếm tỷ lệ 67,6%.

 

Mô tả ảnh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhận trao giấy chứng nhận. Ảnh: Lê Anh Dũng

Có 641 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.

Con số này đạt tỷ lệ 98,7% so với số nhà giáo đã qua xét tuyển vòng 2,  và đạt 63,9% so với số ứng viên đăng ký ban đầu.

Trong đó, có 572 nhà giáo thuộc biên chế của các trường ĐH, các học viện (chiếm tỷ lệ 89,2%), 133 nhà giáo nữ.

Ban tổ chức cũng cho biết, đợt xét năm nay có 3 ứng viên là người Việt Nam ở nước ngoài gồm nhà giáo Vũ Hà Văn, 39 tuổi, được bổ nhiệm chức danh GS Toán học ở ĐH Rutgers, Mỹ; nhà giáo Thái Duy Bảo, 48 tuổi, được bổ nhiệm chức danh PGS ngành Ngôn ngữ ở ĐH Nagoya, Nhật Bản và bác sĩ Trần Hải Anh, 39 tuổi, được bổ nhiệm PGS ngành Y học ở ĐH Toyama của Nhật Bản đã đăng ký để được xét bổ nhệm chức danh PGS ở Học viện Quân y của Việt Nam.

Trong số 65 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, 641 nhà giáo được công nhận PGS được công nhận đợt này, ngành y học dẫn đầu  với 16 nhà giáo được công nhận chức danh GS và 131 nhà giáo được công nhận PGS.

GS Võ Văn Hoàng tốt nghiệp Tiến sĩ (TS - Candidate) ngành Vật lý tính toán ở Nga năm 1991, về nước làm việc tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.


Năm 2004, cơ hội làm nghiên cứu sau TS (post-doc) tại ĐH Chungbuk, Hàn Quốc trở thành một bước ngoặt đối với ông.


Đầu năm 2006, sang ĐH Bách khoa TP.HCM, ông bắt đầu đặt viên gạch đầu tiên về lý tưởng một phòng thí nghiệm Vật lý tính toán.


Chỉ trong vòng ba năm kể từ ngày thành lập, nhóm nghiên cứu Vật lý tính toán do ông Võ Văn Hoàng, Trưởng phòng thí nghiệm Vật lý tính toán, khoa Khoa học ứng dụng, ĐH Bách khoa TP.HCM gây dựng đã công bố 38 bài báo khoa học trên nhiều tạp chí khoa học uy tín quốc tế, trong đó đa số đều do ông đứng chủ biên...

Năm 1996, Bùi Thế Duy đoạt giải nhất học sinh giỏi tin học toàn quốc, giải ba quốc tế tại Hungary. Năm 1998 du học ở Úc theo học bổng của Chính phủ Úc. Năm 2001 tiếp tục học nghiên cứu sinh tại Hà Lan và bảo vệ thành công tiến sĩ năm 2004.


Về nước (2004) giảng dạy tại Trường ĐHQG Hà Nội, năm 2006 là phó chủ nhiệm bộ môn mạng. Năm 2008 làm trưởng phòng thí nghiệm tương tác người - máy (tương đương chủ nhiệm bộ môn) và đến đầu năm 2009 làm chủ nhiệm khoa CNTT.

  • Kiều Oanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,