221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1241880
Từ vụ ĐH Phan Thiết: Cần có bản lĩnh khước từ!
0
Article
null
Từ vụ ĐH Phan Thiết: Cần có bản lĩnh khước từ!
,

 - LTS: Sau khi phản ánh các hiện tượng mở ĐH, nâng cấp ĐH, toà soạn nhận được bài viết của anh Lâm Quang Vinh, giảng viên Trường ĐH Trà Vinh mà theo anh là "bày tỏ một cái nhìn khác, cái nhìn mang tính trải nghiệm". Để góp thêm một góc nhìn của người trực tiếp đứng lớp, VietNamNet giới thiệu ý kiến này.

Mô tả ảnh.
Thí sinh thi ĐH năm 2009. Ảnh: Lê Anh Dũng

 Mấy ngày nay, cư dân giáo dục rôm rả bàn tán về hiện tượng Trường ĐH Phan Thiết (ĐHPT) thiếu đủ thứ mà vẫn tuyển sinh, vẫn khai giảng năm học mới. Nhiều nhà giáo, xã hội học lên tiếng trong khi Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định ĐHPT đủ khả năng đào tạo đến 1000 sinh viên.

Bài viết này bày tỏ một cái nhìn khác, cái nhìn mang tính trải nghiệm.

Theo tôi, việc xã hội, sinh viên ngày càng mất lòng tin vào hệ thống giáo dục nước nhà có nguyên nhân khác, mà nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất đến từ giảng viên…

Hơn ai hết, giảng viên là người trực tiếp, mắt xích trong vận hành cỗ máy giáo dục. Trong hành trang “trồng người”, các giảng viên trẻ và lão làng cần trang bị cho mình nhiều thứ. Trong đó, quan trong nhất là bản lĩnh biết khước từ…

Mới ra trường, đang thất nghiệp, chạy đôn, chạy đáo gõ cửa khắp nơi, mài mòn quần ở các trung tâm giới thiệu việc làm với hy vọng trụ lại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội.. mà không xong trong khi “Mother Bank” không còn cung cấp “đạn” nữa quả là bi kịch…

Đùng một cái ở quê nhà, các trường cao đẳng, đại học (hay mới được lên đời) nở rộ, kêu gọi, tuyển dụng về làm giảng viên và bố trí giảng dạy gần cả chục môn ( xin xem thời khoá biểu giảng dạy của các trường này) thì quả là “chết chìm gặp bập dừa” nhận lời và đủng đỉnh trở thành giảng viên đại học...

Kiến thức thì chưa đâu vào đâu vì chưa có kinh nghiệm giảng dạy, lại thêm được bố trí giảng dạy nhiều (4 - 5 môn là thường, có trường hợp chiếm luôn cả học kỳ dạy cho một lớp) nên các giảng viên này còn cách nào hơn là “bê nguyên xi” hay “cóp nhặt” giáo trình cũ và tụng cho học trò…

Thực tế vậy, sao sinh viên không chán?

Trong trường hợp này, ít có giảng viên nào có bản lĩnh khước từ  việc “dạy như máy” vì nghĩ đến chất lượng giảng dạy. Vì  “sự nghiệp trăm năm”, đa số thường chọn phương án “tát nước theo mưa”.

Còn đối với các giáo viên dạy lâu năm,ì sức ì trong bài giảng là rất lớn. Một phần do tuổi tác, do vị thế và cũng do cơ chế quản lý đã làm thui chột nhiều khả năng mà đáng lẽ họ phải có để nâng mình lên trong cái nhìn của sinh viên. Và cứ thế, “bổn cũ soạn lại” theo kiểu “bình mới rượu cũ”.

Với những giảng viên lão làng như vậy, cần bản lĩnh chống lại sức ì trong tư tưởng.

Và có lẽ…còn rất nhiều thứ nữa, bài viết này chỉ xin nêu hai thứ mà mình sở đắc. 

  • Lâm Quang Vinh (Giảng viên ĐH Trà Vinh)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,