221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1242035
"Trường ĐH không biết học phí bao nhiêu cho đủ"
1
Article
null
'Trường ĐH không biết học phí bao nhiêu cho đủ'
,

 - Việc triển khai thực hiện "3 công khai" ở các trường ĐH còn hình thức. Các trường đều kêu học phí không đủ bù đắp chi phí, nhưng không lí giải được là thiếu bao nhiêu.

Đó là một số kết quả thanh tra thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 tại 12 cơ sở giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT công bố tại buổi họp báo chiều 21/10. Ông Nguyễn Quang Quý, Chánh Văn phòng (Bộ GD-ĐT) cho biết, riêng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội sẽ thanh tra trước ngày 27/10.

Tăng học phí chủ yếu chi cho con người

a
Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, máy thực hành của Khoa cơ khí (cơ sở Tây Tựu) có tuổi đời gần 20 năm (Ảnh K.O) 

11 cơ sở GD ĐH Bộ kiểm  tra gồm: ĐHQG Hà Nội, Học viện Hành chính (Học viện Chính trị, Hành chính Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Hàng Hải, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Hồng Đức, ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và Trường ĐH Phan Thiết.

Theo kết quả thanh tra trong thời gian từ 12-20/10 Bộ GD-ĐT cho biết, các trường đã công khai cơ sở vật chất, giảng đường, phòng học, tài liệu phục vụ giảng dạy...; công khai đội ngũ giảng viên của từng khoa, bộ môn. Một số cơ sở đào tạo có tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỉ lệ cao như: ĐH Vinh, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM.

Hầu hết các cơ sở đào tạo được kiểm tra đã bước đầu xây dựng chuẩn đầu ta cho SV, xây dựng chuẩn đánh giá trong và đánh giá ngoài khi hoàn thành khoá học.

Đồng thời, các trường đã công khai các khoản thu-chi theo quy định và có niêm yết gửi tới tất cả các đơn vị. Các trường đều xây dựng danh mục đầu tư từ phần tăng học phí và các mục chi khác...

Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Chiến cho hay, dù các cơ sở đào tạo đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo; quy mô đào tạo được duy trì ổn định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải chấn chỉnh trong thời gian tới.

"Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chưa công khai mức thu học phí và các khoản đóng góp trên web của trường; chưa xây dựng được cụ thể danh mục đầu tư từ nguồn tăng học phí". 

(Kết quả thanh tra của Bộ GD-ĐT công bố ngày 21/10)

Cụ thể, việc triển khai thực hiện "3 công khai" ở các trường ĐH còn hình thức.

Các trường đều kêu học phí không đủ bù đắp chi phí, nhưng không lí giải được là thiếu bao nhiêu.

Chưa có kế hoạch cụ thể  từ nguồn thu do tăng học phí, chưa nêu được các mức chi cụ thể cho từng mục.

Chẳng hạn, Học viện Hành chính Quốc gia đã xây dựng được một số khoản đầu tư từ nguồn tăng học phí. Tuy nhiên, chưa có hạng mục và tỷ lệ đầu tư cụ thế. Hoặc, ĐHQG Hà Nội vẫn chưa xây dựng được nhu cầu đầu tư để nâng chất lượng đào tạo và tỷ lệ các nguồn chi từ nguồn tăng học phí.

Mặt khác, số học phí thu tăng được các trường chủ yếu chi cho con người và đầu tư cơ sở vật chất, chưa lưu ý đến tập trung đào tạo nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên. Một số cơ sở chưa xây dựng được chuẩn đầu ra...

Thu học phí vượt mức 240.000đ/tháng là sai

Từ thực tế báo chí phản ánh một số trường lạm thu do áp dụng mức học phí theo tín chỉ, Bộ GD-ĐT nhìn nhận: việc thu học phí theo tín chỉ hiện chưa có quy định cụ thể nên chưa có mức thu thống nhất. Các trường đào tạo theo tín chỉ thì mỗi trường thu một mức khác nhau.

Trao đổi với VietNamNet, Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết, quy định mức thu học phí 240.000 đồng/ tháng áp dụng các trường ĐH công.

Bộ đang xem xét có nên quy định học phí theo tín chỉ hay không.

Vì đào tạo theo tín chỉ khác niên chế ở chỗ lớp học có thể 15, 20 SV hoặc ít hơn, tuỳ theo số SV đăng ký. Và nếu quy định cứng nhắc là mỗi tín chỉ bao nhiêu tiền thì khó triển khai cho các trường, bà Hà nhìn nhận.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ mời 20 trường ĐH đang đào tạo theo tín chỉ ngồi lại bàn bạc, đồng thời có kiểm tra xem các trường đã đào tạo đúng tín chỉ hay chưa?

Vì thực tế, việc chuyển sang đào tạo tín chỉ có nhiều khó khăn, nên Bộ thay đổi mục tiêu, đến  năm 2010 không nhất thiết 100% các ĐH phải đào tạo theo tín chỉ. Sau khi làm việc với 20 trường, Bộ sẽ xây dựng các hướng dẫn cho các trường tiếp theo.

Còn Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Văn Ngữ khẳng định, các trường ĐH chuyển sang đào tạo  tín chỉ phải lấy tổng học phí của khoá học chia cho tổng tín chỉ , để ra  số tiền trên mỗi tín chỉ mà SV phải nộp, tuỳ theo mức học phí của từng ngành đào tạo.

Nếu áp cách tính như vậy thì học phí không thể vượt khung nhà nước quy định là 240.000 đồng/ tháng. Còn nếu vượt là sai. Tuy nhiên, Bộ sẽ có kiểm tra xem trường tính số tín chỉ/ khoá học là bao nhiêu và vượt như thế nào để có hình thức xử lý theo quy đinh. 

Thực tế, với một số trường không thuộc Bộ GD-ĐT quản trực tiếp thì phải xem xét, nhà nước quy định khung như vậy nhưng Bộ chủ quản quy định thêm khoản gì, có trái với luật không - nếu có sẽ yêu cầu điều chỉnh - ông Ngữ nói

  • Kiều Oanh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,