Giáo dục đại học Mỹ khó bảo toàn vị trí quán quân
Cập nhật lúc 17:31, Thứ Hai, 19/10/2009 (GMT+7)
- Trong hàng thập kỷ nay, Mỹ luôn giữ vị trí quán quân với những cái tên đứng đầu bảng trong các thước đo về giáo dục. Nhưng trái với sự ngưỡng mộ của các nước dành cho mô hình giáo dục của nước này, nhiều người Mỹ đang lo sợ nếu không thay đổi, giáo dục Mỹ sẽ trở thành tụt hậu.
Mùa xuân trong khuôn viên ĐH St. John’s. Ảnh: H.Y |
Henry T. Yang là một trong số ít học giả người Mỹ được Chính phủ Singapore mời làm cố vấn cho chương trình cải cách giáo dục đại học của nước này.
Trong cuộc họp gần đây nhất, ông cùng các thành viên trong ban cố vấn đã duyệt lại kế hoạch xây dựng thêm một trường đại học công lập - trường đại học công lập thứ tư của Singapore.
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu ở Mỹ - thiên đường mơ ước của nhiều sinh viên quốc tế, nơi Yang đang là Hiệu trưởng danh dự của trường Đại học California, tình hình lại ngược lại. Hệ thống trường đại học công lập ở đây không những không được mở rộng, mà còn phải thu hẹp quy mô hết mức có thể.
GD ĐH chỉ là quan tâm thứ yếu
Trước những đợt cắt giảm ngân sách sâu chưa từng có, lãnh đạo các trường đại học công lập buộc phải thắt chặt chi tiêu, cắt giảm lương, nhân lực và thậm chí cả số sinh viên đầu vào. Nhiều giảng viên và sinh viên bắt đầu lo sợ cho sự sống còn của ngôi trường mà mình đã và đang gắn bó.
Mọi chuyện càng thêm rối bời khi nhiều chuyên gia giáo dục đại học nản lòng cho rằng rất có thể Mỹ sẽ tụt lại phía sau Singapore và nhiều nước châu Á. Bởi nước này không thể mạnh tay chi cho hoạt động nghiên cứu và giáo dục đại học như trước. Không ai dám chắc Mỹ có thể bảo toàn vị trí quán quân trong các thước đo giáo dục trong bao lâu.
Chỉ trong 5 năm, từ năm 1998 đến năm 2003, số bài viết, công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí nổi tiếng của các nhà khoa học Mỹ đã giảm từ 63% xuống còn 58%. Hiện nay, số sinh viên theo học chuyên ngành kỹ thuật của Mỹ chỉ ở mức 4%. Trong khi đó, tỉ lệ này ở châu Âu là 13% và châu Á là 20%.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng dường như Chính phủ Mỹ khá thờ ơ khi giải quyết vấn đề. Thậm chí từ rất lâu trước khi cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay diễn ra, hệ thống giáo dục đại học công lập ở nước này đã là mối quan tâm thứ yếu của chính phủ. Được xếp sau cùng trong danh sách nhận ngân sách, nhưng giáo dục đại học công lại luôn là cái tên đầu tiên được xướng lên mỗi khi chính phủ cần thắt chặt chi tiêu.
Khó khăn càng nhân lên khi trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan được đẩy về các bang. Rõ ràng, với một hệ thống 4.400 cơ sở đào tạo đại học cả công lẫn tư rải khắp 50 bang, việc tìm ra một giải pháp toàn diện sẽ không đơn giản, nếu không muốn nói là không thể.
Trong bản báo cáo Rising above the gathering storm (Nổi lên trên bão tụ), ông Charles Vest, cựu Chủ tịch Học viện Massachussettts và hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật Quốc gia cảnh báo, nước Mỹ đang tụt sau các nước khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Ông Vest nhận định: “Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đang dồn tận lực vì họ đang đói. Họ biết họ phải làm gì… Tôi sợ rằng đến khi chúng ta nhận ra vị thế của mình bị đe dọa thì đã quá muộn. Hãy nhìn xem chuyện gì đã xảy ra trong lĩnh vực sản xuất khi người Nhật tiến hành nghiêm túc. Đến bây giờ, chúng ta mới chỉ đuổi kịp phần nào".
Tham vọng của Tổng thống
Mỹ cũng từng là một đất nước khó khăn. Khi đã gây dựng được nguồn lực, trở thành kẻ mới nổi trong cục diện thế giới mới, đất nước này từng bước củng cố vị thế của mình và vươn lên vị trí siêu cường.
Chiến tranh và cuộc chạy đua với Liên Xô đã góp phần đáng kể biến Mỹ trở thành thiên đường thật sự đối với nhiều nhà khoa học. Ngân sách được rót liên tục cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Chỉ trong vòng 7 năm sau sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Spunik, ngân sách liên bang chi cho các hoạt động này đã tăng gấp bốn. Từ năm 1957 đến năm 1973, số người có học vị tiến sĩ tăng mạnh từ 8.611 lên 33.755 người.
Hiện nay, Mỹ vẫn là điểm đến lý tưởng của các du học sinh quốc tế. Các trường đại học của nước này vẫn chiếm vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới.
Khi xây dựng hệ thống giáo dục đại học, các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore luôn coi Mỹ là mô hình chuẩn. “Mỹ là điểm tham chiếu cho những gì họ mong muốn đạt được", Aims C. McGuinness Jr., thành viên cấp cao của Trung tâm Quốc gia về Hệ thống Quản lý Giáo dục Đại học, đồng thời là cố vấn cho các nước kể trên, cho biết.
Một số nhà quan sát cho rằng những cảnh báo về nguy cơ tụt hạng của nước Mỹ trên bảng xếp hạng đại học toàn cầu đã khiến dư luận lo lắng thái quá. Chẳng hạn, việc số kỹ sư tăng cao ở Ấn Độ hay Trung Quốc đã bị đánh giá cao quá mức, nếu đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn Mỹ, những đồ án nghiên cứu của các kỹ sư này không đủ tiêu chuẩn. Các nhà quan sát thừa nhận, hệ thống giáo dục ở các nước khác đang được cải thiện, nhưng điều đó không có nghĩa là nền giáo dục của Mỹ đi xuống.
“Đây không phải là một trò chơi có tổng bằng 0", Philip G. Altbach, Giám đốc của Trung tâm Đại học Boston về Giáo dục Đại học Quốc tế, khẳng định. Ông nói: “Họ mạnh lên không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ yếu đi".
Hơn thế nữa, đã có những dấu hiệu thay đổi tích cực trong tư duy của người Mỹ đối với các vấn đề giáo dục. Giáo dục được đánh giá là bộ truyền động kinh tế và đầu tư vào giáo dục là bước đi đúng đắn, giúp Mỹ bảo toàn vị thế siêu cường. Trong dự thảo kích thích kinh tế được quốc hội thông qua đầu năm nay, sinh viên và các dự án nghiên cứu học thuật cũng nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên hỗ trợ.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Obama cũng khẳng định, giáo dục là “một trong ba lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nền kinh tế Mỹ”. Đồng thời, ông đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, Mỹ sẽ là nước có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao nhất thế giới.
Hãy là người đi đầu và là kẻ nối bước nhanh chân
Hầu hết các chuyên gia giáo dục đại học đều miễn cưỡng khi cho rằng tiền sẽ giúp các trường đại học giải quyết tận gốc những khó khăn đang gặp phải. Họ không ủng hộ việc theo đuổi mô hình trường công đang được nhiều nước châu Á ra sức áp dụng.
Ngay cả những người chỉ trích gay gắt nhất hệ thống phân quyền giáo dục hiện tại cũng phải cau mày trước ý tưởng thành lập một bộ giáo dục nắm quyền kiểm soát chung của các nước này.
"Điểm yếu của các nhà lập kế hoạch cấp trung ương là nếu họ hiểu sai, họ sẽ tiến hành sai trên cả hệ thống", Paula E. Stephan, giảng viên kinh tế của trường Đại học công lập Georgia nhận xét. Vì thế, sẽ thật sai lầm nếu cho rằng cách thức phân quyền về các bang là chướng ngại vật, cản trở hệ thống giáo dục Mỹ.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ chỉ giữ vai trò là người quan sát trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu Mỹ là mô hình để các nước châu Á định hướng nền giáo dục, thì các nước châu Á cũng là điểm tham chiếu để Mỹ nhìn lại mình và đổi mới hiệu quả hơn nữa.
Giống như các nước châu Á, Chính phủ Mỹ có thể trở thành người ươm mầm đổi mới. Từ vị trí quan sát, chính phủ có thể trực tiếp giám sát và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp đáp ứng các yêu cầu kinh tế, xã hội thiết yếu.
Chính phủ Mỹ cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các nhóm cố vấn để vạch ra một hướng đi lâu dài cho nền giáo dục nước này.
Hoặc nước Mỹ có thể nhìn vào lịch sử của chính mình và học tập. Sau sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, chính quyền liên bang đã mạnh tay rót ngân sách cho giáo dục. Chính sách này đã giúp hàng nghìn nhà khoa học và kỹ sư tương lai có thể tiếp tục sự nghiệp học hành, từ đó củng cố vị trí siêu cường giáo dục của Mỹ.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, có lẽ hành động có ý nghĩa nhất của chính quyền Mỹ lúc này là khơi mào cho một cuộc tranh luận nghiêm túc trên quy mô toàn quốc về vai trò của giáo dục đối với tương lai đất nước. Ở một chừng mực nào đó, Tổng thống Obama đã làm được điều này khi đề ra mục tiêu đầy tham vọng cho nền giáo dục Mỹ.
Việc đặt ra những mục tiêu tầm cỡ quốc gia có thể khuyến khích tính kinh doanh và cạnh tranh, vốn đã trở thành đặc trưng của giáo dục đại học Mỹ từ bao năm nay. Một chuyên gia giáo dục đã ví von, các trường đại học Mỹ như một bầy ngựa phi nước đại, kẻ nào dừng lại, kẻ đó sẽ bị giẫm nát.
Nhưng cũng có thể, điều cần nhất là người Mỹ phải thay đổi tư duy. Kent Hughes, Giám đốc Dự án về Mỹ và nền kinh tế toàn cầu của Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson nói: "Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể là người đi đầu. Nhưng có nhiều lúc, chúng ta sẽ phải học cách trở thành kẻ nối bước nhanh chân".
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu ở Mỹ - thiên đường mơ ước của nhiều sinh viên quốc tế, nơi Yang đang là Hiệu trưởng danh dự của trường Đại học California, tình hình lại ngược lại. Hệ thống trường đại học công lập ở đây không những không được mở rộng, mà còn phải thu hẹp quy mô hết mức có thể.
GD ĐH chỉ là quan tâm thứ yếu
Trước những đợt cắt giảm ngân sách sâu chưa từng có, lãnh đạo các trường đại học công lập buộc phải thắt chặt chi tiêu, cắt giảm lương, nhân lực và thậm chí cả số sinh viên đầu vào. Nhiều giảng viên và sinh viên bắt đầu lo sợ cho sự sống còn của ngôi trường mà mình đã và đang gắn bó.
Mọi chuyện càng thêm rối bời khi nhiều chuyên gia giáo dục đại học nản lòng cho rằng rất có thể Mỹ sẽ tụt lại phía sau Singapore và nhiều nước châu Á. Bởi nước này không thể mạnh tay chi cho hoạt động nghiên cứu và giáo dục đại học như trước. Không ai dám chắc Mỹ có thể bảo toàn vị trí quán quân trong các thước đo giáo dục trong bao lâu.
Chỉ trong 5 năm, từ năm 1998 đến năm 2003, số bài viết, công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí nổi tiếng của các nhà khoa học Mỹ đã giảm từ 63% xuống còn 58%. Hiện nay, số sinh viên theo học chuyên ngành kỹ thuật của Mỹ chỉ ở mức 4%. Trong khi đó, tỉ lệ này ở châu Âu là 13% và châu Á là 20%.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng dường như Chính phủ Mỹ khá thờ ơ khi giải quyết vấn đề. Thậm chí từ rất lâu trước khi cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay diễn ra, hệ thống giáo dục đại học công lập ở nước này đã là mối quan tâm thứ yếu của chính phủ. Được xếp sau cùng trong danh sách nhận ngân sách, nhưng giáo dục đại học công lại luôn là cái tên đầu tiên được xướng lên mỗi khi chính phủ cần thắt chặt chi tiêu.
Khó khăn càng nhân lên khi trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan được đẩy về các bang. Rõ ràng, với một hệ thống 4.400 cơ sở đào tạo đại học cả công lẫn tư rải khắp 50 bang, việc tìm ra một giải pháp toàn diện sẽ không đơn giản, nếu không muốn nói là không thể.
Trong bản báo cáo Rising above the gathering storm (Nổi lên trên bão tụ), ông Charles Vest, cựu Chủ tịch Học viện Massachussettts và hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật Quốc gia cảnh báo, nước Mỹ đang tụt sau các nước khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Ông Vest nhận định: “Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đang dồn tận lực vì họ đang đói. Họ biết họ phải làm gì… Tôi sợ rằng đến khi chúng ta nhận ra vị thế của mình bị đe dọa thì đã quá muộn. Hãy nhìn xem chuyện gì đã xảy ra trong lĩnh vực sản xuất khi người Nhật tiến hành nghiêm túc. Đến bây giờ, chúng ta mới chỉ đuổi kịp phần nào".
Tham vọng của Tổng thống
Mỹ cũng từng là một đất nước khó khăn. Khi đã gây dựng được nguồn lực, trở thành kẻ mới nổi trong cục diện thế giới mới, đất nước này từng bước củng cố vị thế của mình và vươn lên vị trí siêu cường.
Chiến tranh và cuộc chạy đua với Liên Xô đã góp phần đáng kể biến Mỹ trở thành thiên đường thật sự đối với nhiều nhà khoa học. Ngân sách được rót liên tục cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Chỉ trong vòng 7 năm sau sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Spunik, ngân sách liên bang chi cho các hoạt động này đã tăng gấp bốn. Từ năm 1957 đến năm 1973, số người có học vị tiến sĩ tăng mạnh từ 8.611 lên 33.755 người.
Hiện nay, Mỹ vẫn là điểm đến lý tưởng của các du học sinh quốc tế. Các trường đại học của nước này vẫn chiếm vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới.
Khi xây dựng hệ thống giáo dục đại học, các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore luôn coi Mỹ là mô hình chuẩn. “Mỹ là điểm tham chiếu cho những gì họ mong muốn đạt được", Aims C. McGuinness Jr., thành viên cấp cao của Trung tâm Quốc gia về Hệ thống Quản lý Giáo dục Đại học, đồng thời là cố vấn cho các nước kể trên, cho biết.
Một số nhà quan sát cho rằng những cảnh báo về nguy cơ tụt hạng của nước Mỹ trên bảng xếp hạng đại học toàn cầu đã khiến dư luận lo lắng thái quá. Chẳng hạn, việc số kỹ sư tăng cao ở Ấn Độ hay Trung Quốc đã bị đánh giá cao quá mức, nếu đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn Mỹ, những đồ án nghiên cứu của các kỹ sư này không đủ tiêu chuẩn. Các nhà quan sát thừa nhận, hệ thống giáo dục ở các nước khác đang được cải thiện, nhưng điều đó không có nghĩa là nền giáo dục của Mỹ đi xuống.
“Đây không phải là một trò chơi có tổng bằng 0", Philip G. Altbach, Giám đốc của Trung tâm Đại học Boston về Giáo dục Đại học Quốc tế, khẳng định. Ông nói: “Họ mạnh lên không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ yếu đi".
Hơn thế nữa, đã có những dấu hiệu thay đổi tích cực trong tư duy của người Mỹ đối với các vấn đề giáo dục. Giáo dục được đánh giá là bộ truyền động kinh tế và đầu tư vào giáo dục là bước đi đúng đắn, giúp Mỹ bảo toàn vị thế siêu cường. Trong dự thảo kích thích kinh tế được quốc hội thông qua đầu năm nay, sinh viên và các dự án nghiên cứu học thuật cũng nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên hỗ trợ.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Obama cũng khẳng định, giáo dục là “một trong ba lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nền kinh tế Mỹ”. Đồng thời, ông đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, Mỹ sẽ là nước có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao nhất thế giới.
Hãy là người đi đầu và là kẻ nối bước nhanh chân
Hầu hết các chuyên gia giáo dục đại học đều miễn cưỡng khi cho rằng tiền sẽ giúp các trường đại học giải quyết tận gốc những khó khăn đang gặp phải. Họ không ủng hộ việc theo đuổi mô hình trường công đang được nhiều nước châu Á ra sức áp dụng.
Ngay cả những người chỉ trích gay gắt nhất hệ thống phân quyền giáo dục hiện tại cũng phải cau mày trước ý tưởng thành lập một bộ giáo dục nắm quyền kiểm soát chung của các nước này.
"Điểm yếu của các nhà lập kế hoạch cấp trung ương là nếu họ hiểu sai, họ sẽ tiến hành sai trên cả hệ thống", Paula E. Stephan, giảng viên kinh tế của trường Đại học công lập Georgia nhận xét. Vì thế, sẽ thật sai lầm nếu cho rằng cách thức phân quyền về các bang là chướng ngại vật, cản trở hệ thống giáo dục Mỹ.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ chỉ giữ vai trò là người quan sát trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu Mỹ là mô hình để các nước châu Á định hướng nền giáo dục, thì các nước châu Á cũng là điểm tham chiếu để Mỹ nhìn lại mình và đổi mới hiệu quả hơn nữa.
Giống như các nước châu Á, Chính phủ Mỹ có thể trở thành người ươm mầm đổi mới. Từ vị trí quan sát, chính phủ có thể trực tiếp giám sát và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp đáp ứng các yêu cầu kinh tế, xã hội thiết yếu.
Chính phủ Mỹ cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các nhóm cố vấn để vạch ra một hướng đi lâu dài cho nền giáo dục nước này.
Hoặc nước Mỹ có thể nhìn vào lịch sử của chính mình và học tập. Sau sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, chính quyền liên bang đã mạnh tay rót ngân sách cho giáo dục. Chính sách này đã giúp hàng nghìn nhà khoa học và kỹ sư tương lai có thể tiếp tục sự nghiệp học hành, từ đó củng cố vị trí siêu cường giáo dục của Mỹ.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, có lẽ hành động có ý nghĩa nhất của chính quyền Mỹ lúc này là khơi mào cho một cuộc tranh luận nghiêm túc trên quy mô toàn quốc về vai trò của giáo dục đối với tương lai đất nước. Ở một chừng mực nào đó, Tổng thống Obama đã làm được điều này khi đề ra mục tiêu đầy tham vọng cho nền giáo dục Mỹ.
Việc đặt ra những mục tiêu tầm cỡ quốc gia có thể khuyến khích tính kinh doanh và cạnh tranh, vốn đã trở thành đặc trưng của giáo dục đại học Mỹ từ bao năm nay. Một chuyên gia giáo dục đã ví von, các trường đại học Mỹ như một bầy ngựa phi nước đại, kẻ nào dừng lại, kẻ đó sẽ bị giẫm nát.
Nhưng cũng có thể, điều cần nhất là người Mỹ phải thay đổi tư duy. Kent Hughes, Giám đốc Dự án về Mỹ và nền kinh tế toàn cầu của Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson nói: "Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể là người đi đầu. Nhưng có nhiều lúc, chúng ta sẽ phải học cách trở thành kẻ nối bước nhanh chân".
-
Huyền Trang (Lược dịch từ The Chronicle of Higher Education)
,