221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1236820
Chi gần 30.000 USD/năm cho 1 lưu học sinh 322
1
Article
null
Chi gần 30.000 USD/năm cho 1 lưu học sinh 322
,

 - Có được chuyển nước du học? Sinh viên diện du học bằng ngân sách nhà nước (NSNN - học bổng 322) có bị chậm sinh hoạt phí?... Những băn khoăn của lưu học sinh được Bộ GD-ĐT giải đáp tại lễ khai giảng chương trình đào tạo các kỹ năng cần thiết cho SV trúng tuyển học bổng NSNN năm 2009, do Trường ĐH Hà Nội tổ chức sáng 22/9.

a
SV nêu băn khoăn tại lễ khai giảng sáng 22/9 (Ảnh: Phương Hiền)
Cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Vang cho biết, SV trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước (NSNN) được nhận 15.000 USD học phí/năm, chưa tính tiền sinh hoạt phí (khoảng 12.000 USD/năm) và tiền vé máy bay.

Tổng chi cho 1 SV du học bằng NSNN xấp xỉ 30.000 USD/năm.

Trước băn khoăn của một số SV khi có thông tin chậm trả sinh hoạt phí ở các khoá học trước, ông Vang nhìn nhận: Với những SV diện du học bằng NSNN, ngay khi có quyết định, nhà nước đã cấp 3 tháng sinh hoạt phí. Định kỳ 6 tháng cấp 1 lần nên nếu chi tiêu không có kế hoạch thì đó là trách nhiệm của lưu học sinh (LHS).

"Để nhận tiền đúng hạn thì LHS phải báo cáo kết quả học tập về cho Bộ GD-ĐT 6 tháng/lần. Còn nếu không gửi báo cáo hoặc thi trượt thì sẽ không được cấp tiền nữa" - ông Vang nói.

Thực tế, có trường hợp bị chậm sinh hoạt phí khoảng 15 ngày đến 1 tháng  là do LHS chậm gửi báo cáo.

Với mơ ước trở thành người đứng đầu ngành GD của Lê Thể Hoàng Lan - SV năm thứ nhất Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ông Vang nói "để làm một nhà quản lý giáo dục, trước hết phải có kinh nghiệm đứng lớp...". Tuy nhiên, hồ sơ Lan đăng ký ngành Hoá mĩ phẩm học ở Pháp, nếu có ý định chuyển sang học quản lý GD để có đóng góp cho nền GD nước nhà thì Bộ sẽ xem xét.

Vẫn theo ông Vang, một số ngành học đặc thù như ngành Y - thời gian đào tạo ĐH (6 năm); thạc sĩ (9 năm), thì hiện nay, nhà nước mới bao cấp chi phí 6 năm. Bộ sẽ có đề xuất "bao cấp" dài hơn để tạo điều kiện tối đa để LHS học tập và nghiên cứu ở nước ngoài; đồng thời LHS phải  cam kết tốt nghiệp sẽ về nước làm việc.

Việc chuyển nước du học căn cứ theo một số nguyên tắc như: nước chuyển tới có học phí và sinh hoạt phí thấp hơn; có chuyên ngành tương tự...

Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội Nguyễn Đình Luận, khoá bồi dưỡng năm 2009 có 80 học viên (gồm 30 học viên bồi dưỡng tiếng Anh, 30 học viên bồi dưỡng tiếng Pháp, 17 học viên bồi dưỡng tiếng Trung và 3 học viên tiếng Đức). Khoá học diễn ra trong thời gian 6 tháng. Ngoài ra, SV còn được học một số kỹ năng cần thiết khi đi học nước ngoài.

Cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Vang cho biết, Trường ĐH Hà Nội được chọn là một trong ba trung tâm có chức năng đào tạo tiền tiến sĩ. Hai trung tâm còn lại là ĐH Đà Nẵng và Trung tâm SEAMEO.

Năm 2008, Bộ GD-ĐT đã cử 1.089 người đi học ở nước ngoài bằng NSNN. Trong đó, có 411 tiến sĩ, trên 200 thạc sĩ và hơn 300 SV học ĐH. 

  • Kiều Oanh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,