221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1233798
Phó Thủ tướng: Nên học 2 ngoại ngữ châu Âu, châu Á
1
Article
null
Phó Thủ tướng: Nên học 2 ngoại ngữ châu Âu, châu Á
,

 - Dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng) ngày 5/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khuyên các em nên học tốt 2 ngoại ngữ, cùng lúc, một ngoại ngữ ở nước thuộc châu Âu và một ngoại ngữ ở nước thuộc châu Á.

 

 Trò chuyện với học sinh, người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, các em "sống trong điều kiện tương lai mà học ở thì hiện tại" bởi "nhiều đô thị khác mười năm nữa mới có được một trường như Lê Quý Đôn của Đà Nẵng, các vùng đồng bằng, miền núi khác thì phải 20 năm nữa mới có thể sánh kịp".

Mô tả ảnh.
 Gióng trống khai trường tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Hải Châu

 

"Lên Hà Giang, Đồng Văn không có trường, không có điều kiện như thế này. Các em học sinh ở đó phải học trong điều kiện quá khứ để giải quyết cuộc sống hiện tại" - ông cho biết sau 12 giờ rời Hà Giang dự lễ khai giảng ở Trường PTDTNT huyện Đồng Văn.

 

Do vậy, Phó Thủ thướng yêu cầu học sinh Trường chuyên Lê Quý Đôn không chỉ chuyên về học tập mà phải phấn đấu trở thành những con người toàn diện, học giỏi, sức khoẻ tốt, hiểu biết xã hội thật mạnh mẽ, học tốt 2 ngoại ngữ cùng lúc, một ngoại ngữ châu Âu và một ngoại ngữ châu Á.

 

 
Sinh viên cần biết ít nhất 2 ngoại ngữ và được đào tạo đa ngành..

Tướng Xavier Michel, Hiệu trưởng một trong những trường ĐH danh tiếng của Pháp - Ecole Polytechnique
Sau khi nghe hiệu trưởng thông tin về hoạt động, Bộ trưởng GD-ĐT cũng gợi ý nhà trường phải  theo dõi 10 năm HS của mình: 3 năm học ở trường, 4- 5 năm học xong đại học và  2 năm  cao học. Hết mốc đó, HS trở về Đà Nẵng phục vụ hoặc học lên cao hơn.

 

"Quá trình theo dõi 10 năm đó nhằm hỗ trợ, động viên các em từ mái trường này trở thành nhân tài cho Đà Nẵng, miền Trung và đất nước".

 

Đến nay, sau 6 năm,  Trường THPT chuyên Lê Quý Đông (Đà Nẵng) có 279 HSG quốc gia, 12 lượt học sinh đoạt các giải Olympic khu vực và quốc tế. Năm học 2008-2009, 100% học sinh đỗ đại học, đạt vị trí  12/200 trường có học sinh điểm thi đại học cao nhất.

 

"Hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới"

"Tạo tiền đề đáp ứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới..." là mục tiêu mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân  nêu trong thư gửi Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, UBND 63 địa phương đầu tháng 9, đề nghị tham gia 5 nhiệm vụ cần "đặc biệt quan tâm" của năm học 2009-2010.

Mô tả ảnh.
2010 là năm kết thúc kết thúc phong trào "chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông và mầm non", hoàn thành phổ cập THCS. Ảnh: Phạm Hải

Theo đó, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

Phó Thủ tướng "ra đề bài",  mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có một đổi mới trong dạy học hoặc quản lý giáo dục, mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học, mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học.  

2010 cũng là "mốc" kết thúc phong trào "chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông và mầm non", điểm bắt đầu cuộc vận động hai năm "chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc-chép” ở THCS và THPT.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã "giao chỉ tiêu" cho các địa phương cần đảm bảo tỷ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 0,5%, đồng thời rút kinh nghiệm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 để ổn định tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2010.

Mô tả ảnh.
Mỗi địa phương (tỉnh, huyện) tổ chức bầu chọn, tuyên dương, khen thưởng 1 thầy giáo, 1 cô giáo được học sinh yêu quý nhất do học sinh và các tổ chức xã hội, các cựu học sinh tôn vinh. Ảnh: Phạm Hải

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được thực hiện với các đầu việc như: tuyên dương các gia đình, các xã đạt danh hiệu khuyến học; tổ chức tốt cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh vùng khó khăn với tiêu chí "3 đủ" (học sinh "đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở").

Mô hình “lễ tri ân và trưởng thành” cho học sinh lớp 12 ở Kiên Giang được nhân rộng với yêu cầu sẽ tổ chức lễ này ở các trường trung học phổ thông trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, mỗi tỉnh, huyện bầu chọn, tuyên dương, khen thưởng 1 thầy giáo, 1 cô giáo được học sinh yêu quý nhất do học sinh và các tổ chức xã hội, các cựu học sinh tôn vinh.

Với nhiệm vụ trọng tâm "đổi mới công tác quản lý giáo dục", Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương điều chỉnh từng bước cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho các cấp học theo hướng ưu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo chi cho giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo tiền lương cho đội ngũ nhà giáo và kinh phí hỗ trợ cho đối tượng học sinh chính sách, học sinh nghèo.

Mô tả ảnh.
   HS Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) trong ngày khai giảng Ảnh: Phạm Hải
Hết tháng 6/2010, hoàn thành trên 50% chỉ tiêu quốc gia chương trình kiên cố hoá trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên; xây dựng và triển khai đề án xây dựng nhà ở cho học sinh dân tộc bán trú; đề án phát triển giáo dục ở 61 huyện khó khăn nhất, đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2015 là "những việc cần làm ngay" trong nội dung "Phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục".

Với nhiệm vụ chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh việc kiên quyết khắc phục việc thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ tuyển mới.

Đáng lưu ý, mỗi tỉnh, thành phố cần xác định nhu cầu giáo viên các cấp học, các môn học giai đoạn 2009 - 2015, lập kế hoạch đào tạo giáo viên theo nhu cầu của tỉnh, đặt hàng các trường ĐH, CĐ sư phạm. 

Phó Thủ tướng cho biết, 2009 - 2010 là năm học thứ hai hình thành cơ chế toàn hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội chăm lo phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh.

  •  Hải Châu - Hạ Anh

************************************

Theo bạn, "năng lực công dân mới" là gì? Thanh niên Việt Nam hiện nay đã có "năng lực công dân mới"? Làm thế nào để "hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới" cho các em học sinh?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Năng lực công dân mới là nền giáo dục Việt Nam đào tạo cho đất nước Việt Nam những công dân sau khi tốt nghiệp ra trường đạo đức phải được xã hội thừa nhận; có kiến thức chuyên môn giỏi, kỹ năng tay nghề vững và làm việc độc lập, sáng tạo trong môi trường đa văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trong nền kinh tế hội nhập.

Việc Phó thủ tướng khuyên các em học sinh học 02 ngoại ngữ là rất cần thiết nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận lại một cách hệ thống việc dạy, học và tổ chức thi tại các trung tâm đào tạo ngoại ngữ của nước ta là không đảm bảo chất lượng và một điều đáng nói là việc không đồng nhất trong khâu dạy ngoại ngữ ở các cấp học, bậc học cho một người học là ở phổ thông bắt buộc học tiếng Pháp vào đại học bắt buộc học tiếng Anh cuối cùng cả hai ngoại trên không thành thạo một ngoại ngữ nào.

Nên chăng, hệ thống giáo dục nước ta thống nhất học một ngoại ngữ là tiếng Anh từ giáo dục phổ thông đến đại học và ngoại ngữ thứ 2 trở đi người học tự chọn và có khuyến khích trong sử dụng. Về đổi mới quản lý giáo dục đã đến lúc chúng ta phải đổi mới tư duy giáo dục chứ không thể gọi là đổi mới công tác quản lý giáo dục không đổi mới tư duy giáo dục thì không thể đổi mới quản lý giáo dục

,
Nguyen Tai Soa, Phu Yen, gửi lúc 09/09/2009 21:55:43

Đúng là khái niệm "năng lực công dân mới" cần được trao đổi, thảo luận sâu hơn trước khi tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng.

Nếu không dễ lại xảy ra hiện tượng người người nói, nhà nhà hô khẩu hiệu mà chẳng ai hiểu gì cả và cuối cùng đâu vẫn cứ đó. Lần này có lẽ chúng ta cần có tiêu chí "công dân mới" và tổng kết, đánh giá sau một thời gian phát động phong trào.

Cứ như trước, tôi thấy thật khó để phân biệt đâu là "nếp sống văn hoá mới" với nếp sống văn hoá cũ. Đến nay nhiều khu dân cư, nhiều hộ gia đình được công nhận LÀNG VĂN HOÁ hay GIA ĐÌNH VĂN HOÁ mà tệ nạn thì vẫn tăng. Rồi thì "hiện đại hoá, công nghiệp hoá" từ đã lâu nhưng vẫn con trâu đi trước cái cày theo sau... và phải thu phí cầu đường bằng máy... người (thay vì dùng thẻ chẳng hạn).
Tôi thấy những điểm mà bạn DungKTTS đề cập (NB , gửi lúc 08/09/2009 15:19:12 ) vẫn là những vấn đề mà chúng tôi nghe hằng ngày và dường như đây là yêu cầu đặt ra đối với "công dân cũ" thì phải. Xin cảm ơn.

,
Hoằng, Nghệ An, gửi lúc 09/09/2009 17:45:32

Tôi cho rằng đó có thể được coi là triết lý giáo dục của chúng ta hiện nay, năng lực đó chỉ có thể được phát triển bền vững khi các em đạt chuẩn về kiến thức, thái độ, kỹ năng và hành vi, trên cơ sở đó công dân mới sẽ có được tâm lực, trí lực và thể lực chuẩn. Theo tôi giải pháp đó là nên khẩn trương thay đổi chương trình đào tạo theo hướng tăng cường thời gian dành cho hoạt động phù hợp với sự phát triển của tâm lý lứa tuổi.

,
Nguyễn Địch Long, Lương sơn bạc, gửi lúc 09/09/2009 16:39:14

Bộ Trưởng có những ý kiến rất thiết thực .Tôi thấy chúng ta hãy nghiên cứu kỹ những ý kiến nầy ,phải hiểu việc học 2 ngoại ngữ lhay nhiều hơn nữa là rất cần thiết trong thời đại hội nhập hôm nay,ai có điều kiện ,khả năng hãy cố gắng học càng nhiều càng tốt .
Xin các cô thầy giáo trực tiếp đứng lớp và các cô thầy đứng ở vị trí quản lý hãy hành động như Bộ trưởng đã động viên nhắc nhỡ.
Mong bộ trưởng tiếp tục nghiên cứu những ý kiến của nhân dân ,và tiếp tục góp phần tích cực vào việc biến những yêu cầu thiết thực của xã hội vê giáo dục thành chính sách ,pháp luật nhà nước.
Chúc Bộ trưởng luôn dồi dào sức khõe.

,
lecai, tp vung tàu , gửi lúc 08/09/2009 23:54:20

Pho thu tuong khuyen cac em hoc sinh rat phai, rat thiet thuc cho tuong lai cac em va tuong lai dat nuoc. Nhung co mot dieu la ko de gi de hoc tot ngoai ngu o trong he thong giao duc chinh thuc cua Viet Nam, tu cap tieu hoc den dai hoc. Neu chi dua vao he thong giao duc chinh thuc cua minh thi co the noi ko the tot duoc 1 ngoai ngu de co the su dung duoc nhu la mot phuong tien de giao tiep chu chua noi gi la hai. Muon hoc duoc thi phai hoc them o cac trung tam, ma trung tam thi ngoai ngu thi bi tha noi, chat luong chang di den dau. Cac trung tam chat luong thi ko phai ai cung du tien di hoc, ma ko phai dia phuong nao cung co. Toi thay lop tre cua minh rat nhieu nguoi rat muon hoc ngoai ngu va thuc te la cung dau tu rat nhieu cong suc ma ket qua chang di den dau ca, phai chang la ho kem? toi ko nghi nhu vay. Neu xet ve tinh hieu qua thi chung ta dang lang phi rat lon thoi gian, tien cua vao viec giay ngoai ngu o cac truong hoc. Ko biet pho thu tuong da tung suy nghi la tai sao trinh do ngoai ngu trong sinh vien minh kem nhu vay sau bao nhieu nam mai dung quan tren ghe nha truong hoc ngoai ngu???

,
NMS, Ha ni, gửi lúc 08/09/2009 21:57:39
Trang trước 12345 Trang sau
,
,
,
© Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,
rrer_", r));