221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1231942
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân "truy nợ" giáo dục đại học
1
Article
null
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 'truy nợ' giáo dục đại học
,

 - Sau 22 năm, phương pháp quản lý giáo dục ĐH Việt Nam vẫn "giậm chân tại chỗ" và "nợ" 3 câu hỏi.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2008-2009 và triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 khối trường ĐH, CĐ sáng 25/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc đổi mới quản lý giáo dục, trước hết, cần tập trung giải quyết yếu kém về quản lý nhà nước:"Đã ban hành các cơ chế chính sách tạo ra các khung pháp lý cho các trường hoạt động chưa? Quy định điều kiện cần và đủ của các trường ĐH, CĐ là như như thế nào?  Nếu đã ban hành rồi thì phải rà soát vì có nhiều điều chưa ổn, còn chưa có quy định thì sẽ trở thành cơ chế xin - cho".

Cũng trong hội nghị này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đặt thẳng 3 vấn đề còn "nợ" trong đổi mới quản lý giáo dục đại học. Đó là: Chất lượng giáo dục đại học hiện nay như thế nào? Chấp hành các quy định, quy chế quản lý trong các nhà trường, công tác quản lý đào tạo như thế nào? Việc quản lý, chi tiêu và sử dụng ngân sách tại các trường đại học và cao đẳng ra sao? 

Tân cử nhân Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: Lê Anh Dũng
Tân cử nhân Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: Lê Anh Dũng

Năm học 2008-2009, giáo dục ĐH Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều chương trình, đề án để thực hiện tiến trình đổi mới từ cơ chế đến chính sách, từ nội dung đến hình thức và phương pháp thực hiện...Việc áp dụng khung học phí mới ở mức trần 240.000 đồng/tháng không ảnh hưởng đến đối tượng khó khăn bằng chính sách cho vay tín dụng. Đến nay đã có trên 1,3 triệu học sinh sinh viên được vay vốn..." - người đứng đầu ngành giáo dục thông tin.

Tuy nhiên, về chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu - đây sẽ nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong năm học 2009-2010 ngành giáo dục ĐH có giải pháp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, quy mô đáp ứng yêu cầu.

"Cùng với đó, chế độ chăm lo cho đội ngũ giảng viên thực hiện chưa tốt. Vẫn còn một bộ phận giảng viên chưa khuyến khích người học. Cùng với đó, một bộ phận sinh viên vẫn chưa chủ động, còn lười học và ỷ lại...", Phó Thủ tướng thẳng thắn.

Xét về phương pháp quản lý thì vẫn "giậm chân tại chỗ". Về chất, quản lý không có thay đổi là do Bộ vẫn trực tiếp quản lý, ôm đồm nhiều việc, chỉ giao một phần cho các trường.

Ông Nhân dẫn dụ: làm quản lý giáo dục ĐH mà không thuộc hết tên Hiệu trưởng của gần 400 trường ĐH, CĐ thì làm sao quản lý?

Do đó, hội nghị cần tìm hướng khởi động đặt vấn đề đổi mới quản lý để trả lời cho được 3 câu hỏi còn nợ.

Cụ thể, chất lượng giáo dục chưa có hệ thống giám sát đánh giá. Một hội nghị tổng kết quả ngành là chỉ có 54% trường ĐH, CĐ gửi báo cáo, còn lại 46% không gửi thì làm sao quản lý được?

Việc chấp hành quản lý đào tạo ở các nhà trường như thế nào cũng cần có trả lời. Với quy mô gần 400 trường, nếu 1 tuần kiểm tra 2 trường thì sau 3 năm vẫn chưa kiểm tra hết. Do đó cũng cần có cách quản lý hiệu quả.

Cuối cùng là việc sử dụng ngân sách ở các đơn vị hiệu quả thế nào cũng phải có câu trả lời cụ thể, không chung chung nơi hiệu quả cao, nơi chưa. Từ đó, cần thay đổi cách quản lý tập trung mà nên phân cấp cho trường. Làm rõ khâu quản lý giáo dục trong trường, không để tình trạng hiệu trưởng sai, giảng viên không dám nói và không có ai chịu trách nhiệm.

Luật Giáo dục quy định quyền tự chủ nhưng phải chịu trách nhiệm. Nhưng phải cụ thể địa chỉ ai chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng, Hội đồng trường, Đảng uỷ hay Bộ GD-ĐT?

Với quy mô gần 400 trường ĐH, CĐ hiện nay, Bộ không thể giám sát hết các trường. Do đó, việc giám sát phải có hỗ trợ của địa phương, nhà trường tham gia.

"Trong 3 năm tới, toàn ngành phải có giải pháp chuyển biến trong quản lý cấp bộ và cấp địa phương", Phó Thủ tướng "đặt hàng" trước khi lắng nghe thảo luận của lãnh đạo các trường ĐH, CĐ.

Được biết, năm học 2009 - 2010, Bộ GD-ĐT xác định chủ đề "Năm học đổi mới quản lý và chất lượng giáo dục".

Quy mô tăng, chất lượng ’đứng yên’?

Tính đến năm 2009, số trường ĐH, CĐ tăng gấp 3,7 lần so với năm 1987 (từ 101 trường tăng lên 376 trường).

Trong đó, ĐH tăng 2,4 lần (từ 63 đến 150 trường); CĐ tăng gấp 6 lần (từ 38 lên 226 trường).

Cùng quãng thời gian đó, quy mô sinh viên tăng gấp 13 lần. Tuy nhiên, số lượng giảng viên chỉ tăng 6 lần.

Năm 1987 tỷ lệ SV/giảng viên là 6,6/1, thì đến nay, tính trung bình cứ mỗi giảng viên có 28 SV.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Rà soát ban hành lại khung pháp lý

"Ngành giáo dục phải làm tốt và có kết quả cụ thể theo từng năm học, nâng cao và bổ sung kịp thời đội ngũ giáo viên, giảng viên cho đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngành Giáo dục cần sớm triển khai việc đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, khuyến khích các hoạt động xã hội hóa dành cho ngành giáo dục. Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ quyết tâm xây dựng những cụm ký túc xá quy mô tập trung cho sinh viên, đáp ứng 60% nhu cầu ở của sinh viên toàn quốc. 

Cho rằng Hội nghị cần phân tích và làm rõ những nguyên nhân yếu kém trong quản lý nhà nước, trong cơ chế chính sách đối với ngành giáo dục, Thủ tướng yêu cầu trong năm 2009-2010, ngành  cần tập trung nâng cao chất lượng quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, tranh thủ mạnh mẽ mọi nguồn lực của toàn xã hội để thúc đẩy sự phát triển cho toàn ngành.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tổ chức phân cấp, làm rõ công tác quản lý giáo dục đại học trên toàn quốc.

Theo đó, trao quyền tự chủ cho nhà trường nhưng ngược lại cần quy định rõ trách nhiệm xã hội của các trường đại học.

Thủ tướng nhấn mạnh, ngay sau Hội nghị này, Bộ GDĐT cần rà soát lại khung pháp lý trong công tác quản lý các trường đại học, tiến tới các trường tự chủ về tài chính qua đó nâng cao tầm vóc của các trường đại học và cao đẳng toàn quốc. 

(Theo Cổng Thông tin Chính phủ) 

  •  Kiều Oanh

Mô tả ảnh.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));