221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1231114
Chống "sốc lớp 1" cho bé và bố mẹ
1
Article
null
Chống 'sốc lớp 1' cho bé và bố mẹ
,

 - Khi tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới mẻ, phải xa bố mẹ và không được sự quan tâm của những người thân yêu, trẻ thường cảm thấy bị sốc và "choáng".  Thạc sĩ Tâm lý (ĐH KHXH&NV) Trần Thành Nam khuyên các bậc phụ huynh hãy tạo cho trẻ cảm thấy "an toàn".

Hiểu con để "chống sốc"

Chuẩn bị vào lớp 1, phụ huynh nên ngồi trò chuyện với trẻ, đưa trẻ đi mua các dụng cụ học tập, cho trẻ thấy, chúng rất được người lớn quan tâm. Bố mẹ nên cho các bé tự chọn đồ bé thích. 

Trước khi đi nhập học, bố mẹ nên kể cho bé những câu chuyện ở lớp học. Khi đứa con đến trường hãy để cho bé độc lập. Và khi bé về nhà hãy lắng nghe bé nói, giải thích cho bé những điều bé thấy. Lúc đó, bé sẽ cảm thấy mình đang sống trong môi trường an toàn, và lúc nào bố mẹ cũng ở cạnh bé, không nên bám sát bé quá, cũng không nên buông lỏng.

Điều quan trọng là trẻ nên được chuẩn bị kỹ để không bị thất bại ngay từ những bước đầu tiên. Vì nếu ngay từ những buổi học đầu bé bị khiển trách vì quên một món đồ dùng học tập thì những ngày sau bé sẽ có cảm giác rất sợ hãi thầy cô.

Mô tả ảnh.
Háo hức tựu trường. Ảnh: Lê Anh Dũng

Các hình thức thưởng để động viên cũng cần được chú ý. Ví dụ: khi trẻ viết chữ đẹp cần khen thưởng động viên. Nhưng khen thưởng phải có mức độ, không nên lạm dụng quá. Phần thưởng chỉ là chất xúc tác cho trẻ thấy an tâm khi bố mẹ lúc nào cũng bên cạnh động viên, chứ không phải là một áp lực các bé buộc phải đạt được.

Để chống sốc cho các bé, cha mẹ phải hiểu được các bé. Không có cách gì hơn để hiểu trẻ bằng tình thương chân thành từ các bậc phụ huynh. Các bậc cha mẹ sẽ có rất nhiều cách để tìm hiểu các cách gần con mình.

Hiện nay cũng có khá nhiều trường lớp mở các buổi học kĩ năng mềm cho các bậc phụ huynh, vừa để nhà trường gần với phụ huynh và để phụ huynh có hướng hiểu con em mình hơn. Rất nhiều phụ huynh đã bị "sốc" khi gặp phải trường hợp con nghe lời cô giáo hơn mẹ.

Đây là chuyện rất đỗi bình thường và chị em nên chấp nhận. Vì lẽ lúc này trẻ đang rất thần tượng cô giáo và việc trẻ nghe lời là chuyện đương nhiên.

Thương con không phải bằng roi, vọt

Mỗi bậc cha mẹ nên quan tâm các bé ở những biểu hiện nhỏ thường ngày để từ đó có những điều chỉnh cho bé. Trong thời gian này nếu bố mẹ cáu giận với bé thì sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm sinh lí nguy hiểm cho bản thân các bé. Muốn hiểu bé thì bố mẹ lên nhẹ nhàng và từ từ.

Thương con ngày nay không có nghĩa là “cho roi, cho vọt”, mà bố mẹ phải tìm hiểu kĩ con cái. Việc này sẽ mất nhiều thời gian nhưng là con đường duy nhất để gần con hơn. Nhiều người cho rằng cho các bé những gì các bé thích, quan điểm này là không đúng. Làm như vậy vô hình trung đẩy trẻ dẫn đến thói xấu thích gì được nấy.

Khai giảng
Ảnh: Lê Anh Dũng

Khen, thưởng và phạt cũng phải tùy từng tình huống. Điều tốt nhất hãy cho trẻ nói và lắng nghe sau đó giải thích để trẻ hiểu, như vậy bố mẹ cũng đang là người bạn tin cậy của trẻ. Cách này là hiệu quả nhất với bé.

Các bậc phụ huynh phải tăng cường giao tiếp với thầy cô, lắng nghe thầy cô phản ánh về con em mình. Vì thầy cô chính là kênh thông tin duy nhất để bố mẹ quan sát con khi không ở bên cạnh. Nên có những trao đổi thẳng thắn và chân thành để giúp cả cô và trò hiểu nhau hơn.

Cha mẹ nên tìm hiểu từ nhiều kênh thông tin để năng cao kiến thức về tâm lí con mình. Cha mẹ hãy học làm cha mẹ thực sự, nếu có những vấn đề trục trặc lớn hãy đi đến các chuyên gia tâm lí để nhận được những lời giải đáp. Tuy nhiên, tâm lí “sốc” của trẻ mới vào lớp 1 có những biểu hiện lạ là chuyện đương nhiên. Điều quan trọng là cha mẹ và thầy cô nên chăm sóc và chú ý đến trẻ nhiều hơn bằng tình yêu thương để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này. 

Tiến sĩ Dương Thị Diệu Hoa - Trưởng bộ môn Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, khoa Tâm lý - giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội:

Gia đình cũng phải chuẩn bị cho trẻ kỹ năng về ngôn ngữ, cách diễn đạt cho người khác nghe và nghe được người khác nói. Đó là thứ ngôn ngữ để trẻ có thể giao tiếp, hoàn toàn không phải là tập cho trẻ đọc viết trước khi đến lớp, viết chữ gì trước. Dạy cho trẻ học viết, học đọc trước chỉ khiến cho trẻ chủ quan, hoặc chán nản, không tập trung vào môn học mà thôi.

Hơn nữa việc tập cho trẻ các thao tác làm đôi bàn tay vận động tinh tế để trẻ vận động không bị đau, tốc độ viết rất quan trọng. Nhiều phụ huynh cho con viết sớm khi xương bàn tay các cháu còn mềm, lại đặt không đúng nên sẽ đau, trẻ sẽ sợ mỗi lần phải cầm bút. Ngược lại, sẽ rất tốt nếu để các cô mẫu giáo dạy các cháu cách cắt giấy, xé giấy, dùng sáp nặn… Như thế, đôi tay trẻ sẽ mềm mại và linh hoạt khi lên cầm bút viết ở lớp 1.

Giáo dục cho trẻ ở giai đoạn này là rất kỳ công, đòi hỏi gia đình và nhà trường phải có được sự thống nhất, phối kết hợp nhịp nhàng.

  • Văn Chung - Thu Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,