221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1231135
Để chất sát khuẩn chống cúm ở lớp học: Nguy hiểm!
1
Article
null
Để chất sát khuẩn chống cúm ở lớp học: Nguy hiểm!
,

 - "Cán bộ ngành giáo dục không có chuyên môn về việc xử lý các hóa chất sát khuẩn  cloramin B. Nếu giao số thuốc này xuống từng lớp học rất nguy hiểm, đặc biệt tại các trường mầm non, rất dễ bị trẻ nhỏ nghịch ngợm dẫn đến ngộ độc”, đại diện Đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình (TP.HCM) phản ánh như vậy tại họp với Sở Y tế và hiệu trưởng các trường học về công tác phòng chống cúm A/H1N1 diễn ra ngày 20/8.

Ngành y tế TP.HCM đã hỗ trợ cho ngành giáo dục 10 tấn cloramin B để sát khuẩn. Sở GD-ĐT đã phân đều cho mỗi trường khoảng 6,5kg. Tuy nhiên, vì khó sử dụng nên nhiều đơn vị đã đề nghị giao lại số thuốc này cho các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện.

Ngày càng nhiều trường học có học sinh nhiễm cúm. Ảnh: Thanh Huyền.

Đại diện Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Tân Bình phản ánh: “Mỗi túi Cloramin B là dạng bột, khoảng 40kg một bịch lớn. Đây là một loại thuốc độc, có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc của mắt. Khi mở ra để phân chia rất khó, bột thuốc bay mù mịt, bốc mùi nồng nặc”.

“Chúng tôi đề nghị đem số Cloramin B đến để ở các trung tâm y tế dự phòng địa phương bởi ở đó có sẵn kho lưu trữ. Khi nào xảy ra dịch, các đơn vị này điều phối thuốc sẽ tiện hơn. Chỉ cần dùng xà bông và dung dịch tẩy rửa thông thường đã có thể tiêu diệt được virus cúm A/H1N1 trên các bề mặt và tay nắm cửa”, đại diện Phòng Giáo dục quận 1 nói.

 
Các trường đều đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống cúm nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Có trường chỉ lập ra cho có nhưng khi được đoàn y tế kiểm tra các thành viên trong ban lại không biết bản thân phải làm gì khi có dịch xảy ra. 
Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng
 
Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM cho biết, cúm A/H1N1 đã xuất hiện dưới dạng từ chùm ca bệnh và những ổ dịch.Không có sẵn danh sách, số điện thoại gia đình học sinh, giáo viên, ban chỉ đạo chống dịch chỉ dựng lên cho có, dẫn đến lúng túng khi dịch cúm A/H1N1 xảy ra.

Thực trạng ở một số trường học "nhiễm cúm" ở TP.HCM đã được bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, phụ trách Y tế học đường, Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, phát hiện HS nhiễm cúm, ngành y tế xuống tiến hành điều tra dịch tễ, trường vẫn chưa có sẵn danh sách học sinh, số điện thoại phụ huynh và thầy cô chủ nhiệm nên liên lạc tư vấn chậm trễ.

Ngoài ra, nhiều trường do chưa hiểu rõ về cách phòng, chống cúm nên đã lo lắng thái quá. Chẳng hạn, chưa có dịch nhưng vẫn gọi điện thoại yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng phun xịt hóa chất sát khuẩn. Việc phun xịt toàn trường tốn khoảng 10 triệu đồng.

Có trường lại yêu cầu tất cả  học sinh phải đeo khẩu trang cả ngày và đo thân nhiệt mỗi ngày 2 lần dù Sở GD-ĐT chưa khuyến cáo như vậy.

"Mỗi trường có khoảng 1.000 học sinh nên khó có thể giám sát bằng cách đo thân nhiệt. Nhiiều trường hợp mang trùng nhưng không sốt nên việc tầm soát nhiệt độ cơ thể chưa chắc đã phát hiện được hết ca bệnh", ông Dũng nói.

Chỉ trong ngày 19/8, TP.HCM đã liên tiếp phát hiện 5 trường có học sinh nhiễm cúm. Đó là các trường: Quốc Văn – Sài Gòn, Lam Sơn, Hòa Bình, Duy Tân và Lê Quý Đôn.

Trong đó, rất nhiều ca bệnh đã không còn xác định được nguồn lây.

Cùng ngày, tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM, Bộ Y tế đã triển khai buổi tập huấn về công tác phòng, chống cúm và phổ biến mô hình bệnh viện dã chiến. Bệnh viện dã chiến tại TP.HCM đã được Bộ Y tế công nhận là mô hình chuẩn cho toàn quốc.
Theo chỉ đạo mới của Bộ Y tế, chỉ cần có 20 trường hợp nhiễm bệnh trở lên thì nơi đó sẽ được thành lập ngay bệnh viện dã chiến.
Đến nay, TP.HCM đã có 4 bệnh viện dã chiến được thành lập tại TP.HCM. Đó là trường Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Khuyến, Quốc Văn – Sài Gòn và Hòa Bình.
18 người nhà của ca tử vong đầu tiên do cúm A/H1N1 tại TP.HCM đã qua thời gian giám sát, cách ly, không phát hiện thêm ai mắc bệnh.

  • Thanh Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,