- “Tôi muốn các cháu như một tờ giấy trắng, chưa bị dây trước một vết mực nào! Dạy chữ và số cho chúng là việc của các thầy cô giáo, những người đã ăn lương từ tiền đóng thuế của quý vị!”. Bà hiệu trưởng tỏ ra không vui, sau khi giơ vài mẫu chữ cái, mẫu chữ số hỏi các học sinh mới và thấy nhiều cháu giơ tay trả lời.
Đó là những ấn tượng khó phai trong câu chuyện học lớp 1 của cô con gái mà anh Trần Đình Ngân, Việt kiều ở Đức, chia sẻ cùng bạn đọc.
Năm cháu Phương Hiền vào lớp 1 (Schulanfang), chúng tôi chuẩn bị cho cháu lễ khai giảng rất trọng thể, vì biết trong đời đi học, chỉ có một ngày khai giảng cho suốt 13 năm! Những năm học sau, cứ đến ngày học đầu năm thì thầy trò cùng vào lớp, không phải qua nghi thức “chào cờ", phát động thi đua… nữa!
Luyện thi vào lớp 1. Ảnh: Đất Việt
Đón tiếp học trò mới, ngoài ông thị trưởng thành phố, còn có thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo lớp 1 và đội văn nghệ đại diện của các bạn lớp 1 năm trước.
Thành phần đông vui nhất của ngày khai giảng là sự hiện diện của ông bà, cha mẹ và khách mời của gia đình học sinh. Mọi lời phát biểu, chào mừng đều không quá 5 phút. Bà hiệu trưởng được dành thời gian nhiều nhất để làm quen với các học sinh.
Bà tỏ ra không vui, sau khi giơ vài mẫu chữ cái, mẫu chữ số hỏi các học sinh mới và thấy nhiều cháu giơ tay trả lời.
Quay về phía các gia đình học sinh, bà nói: “Tôi muốn các cháu như một tờ giấy trắng, chưa bị dây trước một vết mực nào! Dạy chữ và số cho chúng là việc của các thầy cô giáo, những người đã ăn lương từ tiền đóng thuế của quý vị!”.
Bà hiệu trưởng đọc danh sách phân lớp, cô giáo chủ nhiệm nhận học trò và đưa các em nhỏ về lớp.
Cháu Phương Hiền đi học được bốn tháng, điều kỳ diệu đã xảy ra. Cháu nhanh chóng đọc được các tờ báo tiếng Đức (dù nghĩa các từ chưa phải đã hiểu hết!).
Không hề có khái niệm “đánh vần" nhưng nhìn thấy tờ báo tiếng Việt mà bố để trên bàn, cháu đánh vần luôn: “An-ninh-the-gi-oi”.
Năm lớp 1, kết quả học tập không cho điểm, nhưng tôi rất yên tâm về con khi thấy sau mỗi bài có kèm theo những nhận xét nhỏ của giáo viên như “Giỏi”, “Đáng yêu"... và đặc biệt là những lời nhận xét ngắn với nét chữ rất đẹp của cô giáo chủ nhiệm "rất yêu gấu con!".
Vốn là người đã có quá trình hoạt động sư phạm, tôi khâm phục sự dạy dỗ của các bậc đồng nghiệp người Đức, nhưng vẫn phân vân một điều: chữ viết của Phương Hiền xấu quá, nhiều chữ nghiêng ngả, to nhỏ không đều và nếu giấy không dòng kẻ thì chữ viết xiêu vẹo...
Nhân được mời họp phụ huynh sau kỳ nghỉ Noel, tôi định bụng sẽ phàn nàn về áy náy của mình với cô giáo dạy môn Tiếng Đức.
Ở hệ cấp 1 (Grundschule), các thầy cô sẽ đồng hành cùng học sinh đến hết cấp (lớp 4), cho nên theo ý thông thường, việc phàn nàn với giáo viên, nhà trường về chất lượng giảng dạy là điều phải thận trọng. Bà giáo R.Lipka, 55 tuổi, là giáo viên chủ nhiệm đồng thời dạy môn Tiếng Đức của lớp 1A.
Bà nhận xét tốt về con gái tôi. Bà đề nghị khi ở nhà, không nên để cháu học thêm vì sau giờ chính khóa, nhà trường có hẳn một bộ phận giáo viên lo ăn, ngủ trưa, ôn bài và vui chơi thể thao của học sinh cho đến chiều (học bạ có một điểm nhận xét về môn này). Đến lượt mình, tôi dè dặt nói về chữ viết của Phương Hiền và tự tin đưa ra quyển vở tập viết của cháu.
- Đâu?... Bằng chứng của ông đây à? - bà R.Lipka kéo quyển vở về phía mình và sửng sốt hỏi.
Tôi bị bất ngờ về thái độ và nhận ngay từ bà giáo khả kính câu hỏi tiếp theo:
- Ông có đọc được cháu viết chữ gì không?
- Thưa... có! Đọc được nhưng chữ viết như vậy là xấu!
- Xấu ? ... Tôi cũng đọc được như ông. Đây đúng là chữ tôi đã dạy để con ông tự viết ra.
Bà giáo trầm lại, giảng giải:
- Tôi có trách nhiệm dạy để con ông viết chữ mà ông, tôi, mọi người đọc ra được chữ của nó. Tôi không có quyền bắt con ông viết chữ giống tôi. Tôi đưa ra mẫu chữ theo quy định, chúng sẽ viết theo đó. Chứ... nếu tôi cầm tay chúng, nắn theo nét chữ của tôi, tôi sẽ bị đuổi việc. Vì đìều này là vi phạm luật về sự tôn trọng quyền riêng tư của con người. Chữ viết thế nào là nét riêng của mỗi người, chữ là đặc điểm nhận dạng ra mỗi cá nhân.
... CHLB Đức vốn chưa được xếp vào hàng các nước có nền giáo dục tiên tiến của châu Âu. Phương Hiền nhà tôi năm nay đã vào học lớp 11. Mang chuyện học ở Đức mà kể lại sợ có gì khập khiễng vì tại Việt Nam chuyện “cải cách giáo dục” vẫn còn nhiều tranh cãi. Xin chia sẻ cùng các bậc phụ huynh về đề tài "hóc búa" này.
-
Trần Đình Ngân (Berlin, Đức)***************************************
Ho ten: Lê Văn Liêm
Dia chi: Hàn quốc
Tieu de: Tôi thích cách giáo dục của họ
Tôi có con gái năm nay đã học hết lớp 7. Quả thật hồi cháu học tiểu học tôi cố gắng ép các cháu phải viết thậtđẹp, như các bài viết mẫu, bởi với ý nghĩ có như vậy mới được điểm cao và cũng là một cách rèn tính kiên trì của con.
Nhưng khi các cháu vào lớp 6, tôi nhận thấy điều đó thực sự là không cần thiết. Cái tôi cần là thấy các cháu thích học và hiểu bài, còn chữ có xấu đi chút nữa cũng chả chứng minh điều gì
cả. Nói thực, tất cả do bệnh thành tích của ngành giáo dục nhà mình mà ra thôi.
Ho ten: Hoàng Hữu Dũng
Dia chi: Bayern-Germany
Chữ cháu hồi bé rất tệ nhưng sau này khi lớn lên biết ý thức một chút thì lại khác. Còn nền giáo dục nước nào tốt hơn thì hẳn mọi người ai cũng rõ. Đừng nên so bì mà hãy xem mình cố gắng được bao nhiêu.
Theo như bài viết của bác Trần Đình Ngân, bà hiệu trưởng nói rất đúng, chúng ta là công dân ai sinh ra cũng có quyền tự do nên không ai ép buộc mình được. Câu này hình như cũng có trong tuyên ngôn độc lập của VN thì phải. Cháu mong bài viết này sẽ làm mọi người hiểu nhau hơn.
Ho ten: Sông
Dia chi: Phan Văn Trị TPHCM
Cháu tôi học lớp 1 một trường có tiếng ở quận 5, lại được xếp vào lớp "viết chữ đẹp". Tôi rất phiền khi thấy cô giáo quá chú trọng việc rèn chữ đẹp cho cháu. Mất quá nhiều thời gian, phải canh chiều cao, chiều ngang mỗi chữ, phải giữ tập cho sạch... Thực ra, có phải vì cô giáo muốn rèn nhân cách cháu qua chữ viết không, hay chỉ là vì muốn chạy theo phong trào vở sạch chữ đẹp. Mà nào chỉ chuyện viết chữ, chương trình học đã quá nặng mà giáo viên cứ muốn học trò mình đạt thành tích.
Có lẽ ,trên thế giới không có nước nào đạt thành tích cuối năm học gần như cả lớp đều được học sinh giỏi như Việt Nam. Không biết nên hoan hô học sinh VN, hoan hô thầy cô giáo hay hoan hô giới chức giáo dục nước mình đây!
Ho ten: Binh
Dia chi: TP.HCM
Tôi thấy cô giáo đó nói về chữ viết rất thú vị. Tôi không đồng tình với anh Trần Hưng, người Đức họ vẫn giáo dục trẻ em như thế nhưng không có nghĩa chữ họ viết ra xấu hơn chữ chúng ta viết ra và cũng không phải giáo dục kiểu đó là để trẻ thích làm gì thì làm.
Ho ten: Loi Tran
Dia chi: Chicago, Illinois
Tôi cảm thấy rất thú vị và đồng ý với lí luận của cô giáo người Đức trong bài viết trên, hãy tiếp tục kiên nhẫn sưu tầm và đưa lên báo những câu chuyện về giáo dục. Nước chảy mãi thì đá cũng phải mòn, không thể chỉnh sửa nếp suy nghĩ cũ kỹ trong một sớm một chiều được đâu.
Ho ten: Lê Phương Thảo
Dia chi: Bắc Ninh
Mỗi một nền GD đều có những cách khác nhau để giúp trẻ em nắm được tri thức. Có lẽ người Đức làm như thế nên GD của họ đạt được những thành tích mà chúng ta chẳng biết bao giờ mới đạt được? Ông Ngân lo lắng như vậy là có cơ sở vì ông ấy là người Việt Nam.
Về chữ viết, tôi không nghĩ là cô giáo người Đức đúng, nhưng chữ viết liệu có thành vấn đề khi HS viết chữ đẹp mà làm bài thi môn Văn lại mắc phải những điều ngớ ngẩn đến mức khó tin như quý vị đọc được sau mỗi đợt thi ĐH. Có lẽ bệnh thành tích sẽ chẳng bao giờ chữa được, vì những nhà quản lý GD còn chạy theo thành tích (tôi phải nói rõ là chỉ ở cấp sở, phòng GD thôi). Nếu ai làm trong ngành GD và trực tiếp đứng lớp mới thấy khổ thế nào. GD của người Đức phải như thế nào thì những thành tựu về khoa học, kinh tế của nước Đức mới như vậy chứ? Hãy tự trách mình không đủ khả năng cho con cái của mình tiếp cận được với nền GD của nước ngoài thôi.
Ho ten: Hồng Quân
Dia chi: 76 Dốc Thọ Lão, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tôi đề nghị, từ lớp 1 cho đến lớp 4 nên cấm giáo viên cho điểm từ 1 đến 6 đối với học sinh. Tức là giáo viên chỉ được phép cho các cháu điểm từ 7 đến 10. Nhiều khi các cháu về nhà khoe "Bố ơi hôm nay con được 4 điểm" thật tội. Cháu có biết 4 điểm là tốt hay xấu đâu.
Ho ten: littlebug278
Dia chi: Ha Noi
Tại sao lại bắt trẻ con biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Nếu chúng đã biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 rồi thì chúng cần gì phải đi học lớp 1 nữa. Trẻ con cần được vui chơi, cần có tuổi thơ chứ.
Ho ten: Mai Anh
Dia chi: Thanh Hoa
Tôi cũng là một công dân trưởng thành trong nền giáo dục nước nhà, tuy nền giáo dục của bất kỳ nước nào cũng hướng con người đến cái đẹp. Thời của tôi thì không nói làm gì còn bây giờ yêu cầu đòi hỏi một nền giáo dục toàn diện thì không có gì là khó. Tôi rất ấn tượng về cách giáo dục của Đức, nó tôn trọng cá tính và quá trình tiếp nhận cái đẹp của học sinh.
Tuy bây giờ chữ viết của nó xấu nhưng nhưng rồi một lúc nào đó nó sẽ nhìn nhận ra viết thế nào là đẹp, thế nào là ý nghĩa tinh hoa của con chữ đồng thời nó cũng sẽ dạy con em cách tự lập, tự tìm tòi để cải thiện vấn đề chứ không phải là cái cách bắt chước cứng nhắc ở Việt Nam. Tôi cũng thấy thương cho những em bé lớp một và thế hệ học sinh VN, họ chỉ biết đi theo những lối mòn học tập lý thuyết cứng nhắc để đạt được đến một sự chuẩn mực nào đó và họa hoằn lắm mới có người tiến xa hơn cái vòng chuẩn mực ấy được.
Tôi tự hỏi vì sao cách học của học sinh nhiều nước châu Âu lại nhẹ nhàng đến thế mà hiệu quả đến thế. Họ đâu có cái cảnh học sinh chạy sô với các tiết học thêm mà vẫn trở thành những con người xuất sắc.
Tôi có một đứa cháu học xong lớp 11 ở VN rồi sang Úc. Hôm nó về tâm sự: Cháu thương cho HS VN quá. Ở bên kia cháu có bao giờ học thuộc lòng Sử đâu mà nó cứ tự thuộc từ bao giờ. Còn nhớ hồi cháu học ở đây, cứ mỗi lần kiểm tra học kỳ lại mất ăn mất ngủ mấy ngày vì học thuộc lòng Sử, mà được một hai tuần, khi thi xong lại quên béng mất.
Trước lời phàn nàn như thế, lỗi có phải hoàn toàn là ở cháu tôi hay các nhà giáo dục VN? Đã đến lúc phải xem xét lại.
Ho ten: Minh Vũ
Dia chi: Houston, Texas
Tôi có 2 ý kiến. Thứ nhất, tôi không hiểu tại sao lại có người hoài nghi về chất lượng giáo dục ở những nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức,... khi mà hằng năm có hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam đến học tập và làm việc tại các quốc gia trên.
Thứ hai, cải cách giáo dục hiện nay đã thất bại tại Việt Nam. Cải cách gì khi mà giáo dục không theo sát thực tế, vẫn nặng tính lý thuyết, hàn lâm. Rõ ràng quá trình "cải cách giáo dục” hiện nay đã làm hoang phí tiền bạc quốc gia, trong khi ta không học tập theo các nước đã phát triển. Nếu chúng ta sợ có sự khác biệt về văn hóa đông-tây, thì chúng ta có thể áp dụng mô hình học tập của Nhật hay Hàn Quốc. Tại sao chúng ta vẫn cứ đi tìm 1 con đường cho "cải cách giáo dục" trong khi chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn.
Ho ten: Nguyễn Văn Tám
Dia chi: Hà Nội
Tôi là một giáo viên đang giảng dạy ở Hà Nội. Tôi cũng có con thứ hai năm nay vào học lớp 1. Cũng như cháu đầu tôi không cho học trước ngoài những gì mà các cô giáo ở trường mầm non đã dạy các cháu. Đúng như bài viết của một số bạn đọc, áp lực học trước là có tuy nhiên tôi thấy cô con gái lớn của tôi cũng không đi học trước mà vào trường vẫn cứ là học sinh giỏi nhóm đầu của trường.
Thiết nghĩ, phần lớn các quốc gia đều qui định 6 tuổi mới vào lớp 1 hẳn phải có cơ sở khoa học về việc phát triển tâm sinh lý và tư duy của trẻ. Vì vậy tôi không đồng tình với việc học trước, học thêm tràn lan như hiện nay.
Tôi kêu gọi các thầy cô giáo không vì thành tích, vì chút lợi nhuận mà mở lớp dạy trước như vậy. Hãy dành thời gian nghỉ hè cho gia đình, cho nghiên cứu để vào năm học tham gia giảng dạy tốt hơn. Đồng thời cũng kêu gọi các bậc phụ huynh hãy để con em mình có tuổi thơ của nó. Hãy chuẩn bị tốt tâm lý cho con em mình bước vào lớp 1 với quan điểm "Mỗi ngày đến trường một ngày vui" chứ không phải "mỗi ngày đến trường một ngày lo".
Ho ten: Minh Vũ
Dia chi: Houston, Texas
Tôi có 2 ý kiến. Thứ nhất, tôi không hiểu tại sao lại có người hoài nghi về chất lượng giáo dục ở những nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức,... khi mà hằng năm có hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam đến học tập và làm việc tại các quốc gia trên.
Thứ hai, cải cách giáo dục hiện nay đã thất bại tại Việt Nam. Cải cách gì khi mà giáo dục không theo sát thực tế, vẫn nặng tính lý thuyết, hàn lâm. Rõ ràng quá trình "cải cách giáo dục” hiện nay đã làm hoang phí tiền bạc quốc gia, trong khi ta không học tập theo các nước đã phát triển. Nếu chúng ta sợ có sự khác biệt về văn hóa đông-tây, thì chúng ta có thể áp dụng mô hình học tập của Nhật hay Hàn Quốc. Tại sao chúng ta vẫn cứ đi tìm 1 con đường cho "cải cách giáo dục" trong khi chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn.
Ho ten: Minh Hung
Dia chi: Hà Nội
Cảm ơn ông Trần Đình Ngân đã chia sẻ những thông tin này với các nhà giáo dục Việt Nam. Thật sự, chúng ta cũng nên xem xét lại việc bắt các cháu học sinh khổ luyện để có được nét chữ đẹp như tranh vẽ.
Năm nay tôi 37 tuổi, vào thời chúng tôi, khi đi học lớp vỡ lòng, cô giáo cũng chỉ yêu cầu chúng tôi viết chữ rõ, đúng dòng kẻ, và lớn hơn thì tập viết nhanh để ghi kịp bài giảng của thầy cô mà khi đó chưa hề có máy tính hỗ trợ trong việc ghi chép như bây giờ. Vậy thử hỏi, tại sao, vào thời buổi máy tính hóa này mà các cháu học sinh lớp 1 phải mất ít nhất mỗi cháu 1 tiếng buổi tối để ngồi cặm cụi tập viết chữ đẹp ở nhà (vì bây giờ trường nào cũng giao ít nhất là 1 trang tập viết cho trẻ lớp 1 để làm bài tập ở nhà). Sau đó, lên đến lớp 4 thì chữ các cháu lại trở nên rất xấu vì lượng bài cần ghi chép ở lớp nhiều quá, khiến các cháu không thể viết đẹp, nắn nót được nữa.
Có nhiều ý kiến cho rằng việc luyện nét chữ cũng sẽ giúp luyện tính cách cho trẻ, tôi không hẳn đồng tình với ý kiến này. Có rất nhiều cách để giúp trẻ rèn luyện tính cẩn thận, tập trung chứ không chỉ là việc bắt các cháu viết chữ đẹp. Rõ ràng, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, học sinh không hề phải rèn luyện cả năm trời để viết những dòng chữ rất đẹp nhưng học sinh tiểu học của họ lại có những khả năng tập trung, tính kỷ luật khá cao. Tại sao vậy? Đã bao giờ các nhà giáo dục Việt Nam đặt ra câu hỏi này chưa?
Ho ten: Mai Hồng
Dia chi: Yên Bai
Tôi là một bác sỹ, trong kiến thức tôi được đào tạo tại trường thì khi trẻ phải đủ 6 tuổi mới được vào học lớp 1, vì khi đó trẻ mới phát triển đủ để làm được các động tác tinh tế như viết chữ. Xưa chúng ta ai cũng phải qua lớp vỡ lòng mới vào lớp 1 (tức khi đó đã 7 tuổi). Vậy mà sức ép học hành làm con trẻ bây giờ phải "rèn luyện" từ khá sớm (Chưa hết tuổi mẫu giáo).
Tôi cũng có con nay đã học lớp 3 rồi, nhưng nghĩ lại ngày đầu cháu đi học tôi thấy cũng vướng vào hoàn cảnh tương tự con của bạn Lê Minh Đức, ngay khi trẻ còn học mẫu giáo nhiều người đã rèn cho trẻ học viết, nhưng con tôi thì không.
Tôi để cháu chơi tự do, vì thế khi vào lớp 1, đa phần bạn học cùng con tôi chữ đã đều viết đẹp trong khi đó con tôi còn rất lóng ngóng khi cầm bút, nhưng tôi không thấy đó làm phiền lòng mà nghĩ rằng việc học là cả đời chứ đâu phải ngày một ngày hai vì thế tôi cứ bình tĩnh cùng cháu học dần từng bước. Kết quả khả quan dần, cháu cũng ý thức được việc học và kỳ I năm lớp 1 cháu, không đạt danh hiệu nào, nhưng đến kỳ II và cả năm lớp 1 cháu đã đạt học sinh giỏi.
Vì thế, tôi thấy chúng ta cũng không nên phiền lòng vì con trẻ trong việc học hành trước mắt, việc học đâu phải chỉ một vài ngày, điều cốt yếu chúng tai phải rèn luyện cho trẻ có ý chí để vươn lên.
Ho ten: Hoàng Linh
Dia chi: 170 DDN
Trẻ em cần được dạy cái hay, cái đẹp thực. Cái đẹp trong tâm hồn, phẩm chất của trẻ chứ không nằm trên những tờ giấy, đường mực mảnh thanh và uốn lượn. Đức tuy chưa được xếp vào những nước có nền giáo dục phát triển, nhưng cháu nói thực, Mĩ, Nhật cũng vậy thôi. Họ tôn trọng những gì của riêng người khác và còn khuyến khích sự riêng biệt của mỗi người. Riêng biệt mà cháu nói không phải là lập dị. Mà là những ưu điểm của mỗi con người. Đâu phải viết chữ đẹp mà tính nết tốt cả - cũng như chữ xấu chưa hẳn là người xấu hoàn toàn.
Lâu nay, Việt Nam đã mang những khuôn thước chữ nghĩa gán lên hình hài phẩm chất mỗi người. Và điều đó cũng là một phần nguyên nhân gây bệnh hình thức.
Ho ten: Nguyễn Văn Tám
Dia chi: Hà Nội
Tôi là một giáo viên đang giảng dạy ở Hà Nội. Tôi cũng có con thứ hai năm nay vào học lớp 1. Cũng như cháu đầu tôi không cho học trước ngoài những gì mà các cô giáo ở trường mầm non đã dạy các cháu. Đúng như bài viết của một số bạn đọc, áp lực học trước là có tuy nhiên tôi thấy cô con gái lớn của tôi cũng không đi học trước mà vào trường vẫn cứ là học sinh giỏi nhóm đầu của trường.
Thiết nghĩ, phần lớn các quốc gia đều qui định 6 tuổi mới vào lớp 1 hẳn phải có cơ sở khoa học về việc phát triển tâm sinh lý và tư duy của trẻ. Vì vậy tôi không đồng tình với việc học trước, học thêm tràn lan như hiện nay. Tôi kêu gọi các thầy cô giáo không vì thành tích, vì chút lợi nhuận mà mở lớp dạy trước như vậy.
Hãy dành thời gian nghỉ hè cho gia đình, cho nghiên cứu để vào năm học tham gia giảng dạy tốt hơn. Đồng thời, cũng kêu gọi các bậc phụ huynh hãy để con em mình có tuổi thơ của nó. Hãy chuẩn bị tốt tâm lý cho con em mình bước vào lớp 1 với quan điểm "Mỗi ngày đến trường một ngày vui" chứ không phải "mỗi ngày đến trường một ngày lo". Tội cho các cháu.
Ho ten: Lê Minh Đức
Dia chi: Hà Nội
Tôi năm nay có con thứ 2 vào lớp một. Gia đình phải mất nhiều công lắm để xin cho cháu vào học ở một trường nọ cũng có tiếng ở Hà Nội. Vì lo cho con mình vào năm học sẽ đuối hơn các bạn và vì đã có kinh nghiệm với cháu đầu nên tôi buộc phải làm một việc mà mình không hề muốn là xin cho cháu đi học hè ở lớp của một trong những cô giáo có tiếng nhất của trường.
Thế rồi, từ hôm cháu đi học (tuần 3 buổi) lần nào đi đón, cháu cũng nghe cô giáo phàn nàn là viết xấu quá, là 1 trong 2 bạn kém nhất lớp. Hôm nào, cô cũng dặn là phải cho cháu luyện thêm ở nhà. Xem vở của cháu thấy toàn được điểm C trong khi nhiều bạn của cháu được điểm A và B, tôi thực sự không hiểu, các cháu còn chưa vào lớp 1 thế mà nhiều cháu viết rất đẹp, không hiểu để làm gì. Cả một năm lớp 1 các cháu sẽ học gì nếu ngay từ bây giờ mới có tháng 6, tức là còn 3 tháng nữa mới vào lớp 1
mà các cháu đã đọc viết tốt rồi. Nhưng lạ thay, rất nhiều người coi đó là chuyện bình thường, chỉ tôi suy nghĩ về chuyện đó là không bình thường thôi.
Thực ra, cho cháu đến lớp học, tôi đã thấy là đang làm khổ cháu rồi nếu bắt cháu luyện thêm để viết được như các bạn thì tôi không đành lòng. Vậy cho nên sau vài lần nghe cô phàn nàn về cháu tôi đành tự nhủ, con mình được như vậy là tốt rồi, ngày hôm nay hơn ngày hôm qua là quá tốt vì cháu mới chỉ 6 tuổi và vừa hết mẫu giáo. Tôi sẽ chẳng cần phải so bì với ai cả, kệ họ.
Nếu có phải suy nghĩ điều gì thì chỉ trách mình là tài hèn quá, không kiếm đủ tiền cho con ra học ở nước ngoài nên đành để con chịu khổ như vậy.
Ho ten: Hoàng Ngọc Tân
Dia chi: Bạch Long - Giao Thủy - Nam Định
Cháu thấy bài của bác viết rất đáng lưu tâm. Theo ý kiến của cháu, vấn đề hoc thêm là "bệnh tâm lý" của người Việt Nam. Bệnh này khó nhưng không phải không chữa được. Còn vấn đề luyện chữ, cháu thấy rất thú vị. Xin cảm ơn bài viết của bác.
Ho ten: Trần Hưng
Dia chi: Đà Nẵng
Giáo dục ở nước Đức rất tuyệt vời, nhất là CHDC Đức truớc đây. Tuy nhiên, tôi không tán đồng với ý kiến mà ông Trần Đình Ngân lại khen:
-Việc góp ý với người dạy ở một nước được cho là tôn trọng ý kiến dân chủ, sao ông lại phải sợ sệt, lại sợ người ta đeo đuổi con ông lên đến tận lớp 4, nghĩa là ông sợ nói thật sẽ bị trả thù, giáo dục như vậy có gì đáng học tập?
- Lý luận của bà giáo nọ về dạy chữ như vậy không phải là đúng. Con trẻ cần được dạy cái đẹp, cái hay, không phải để các cháu muốn làm gì thì làm.
- Xem ra thái độ của cô giáo Đức như vậy có gì đáng khen. Khi có người góp ý thì cần phải lắng nghe, nếu có trái chiều thì cũng phải giải thích và thể hiện sự tôn trọng.
Tôi không hiểu ông Ngân khen ở nỗi gì, nhất là ông lại là người đã từng làm công tác sư phạm.
Ho ten: trinh phong linh
Dia chi: Kham Thien Ha Noi
Đọc bài viết về giáo dục tiểu học ở Đức mà tôi thấy tiếc thay cho các cháu nhỏ ở VN. Có phải chúng ta không biết đến một cách dạy và cách học như thế đâu. Công nghệ giáo dục của trường thực nghiệm đã từng áp dụng vào rất nhiều địa phương trên cả nước và sự phát triển của các em đã chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp này. Điều đáng tiếc ở đây là hiện giờ cách làm này đang bị dừng lại vì những lí do khó hiểu.
Mong sao khi con tôi vào lớp 1 thì được hưởng một nền giáo dục vì trẻ em như thế.
Ho ten: Trần Duy Khánh
Dia chi: Hà Nội
Nếu tôi kể lại chuyện của bạn Đình Ngân cho những người Việt Nam khác ở trong nước thì họ sẽ bảo đấy là ở các nước phương Tây còn ở Việt Nam khác. Bệnh thành tích chưa thể coi là đã hết nếu còn căn bệnh hình thức. Đó là những chỉ tiêu về vở sạch chữ đẹp, tỉ lệ lên lớp và tốt nghiệp, số học sinh đỗ đại học, cao đẳng. Kiến thức về cuộc sống, xã hội hiện nay vẫn còn bị xem nhẹ.