221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1219623
Đến phòng thi từ... phòng mổ
0
Article
null
Đến phòng thi từ... phòng mổ
,

- Khuôn mặt xanh xao, hốc hác, tay trái dính chặt mũi kim để truyền dịch, tay phải em lần giở từng trang sách để xem lại lần cuối. Nguyễn Thành Ngọc vào viện Bạch Mai để chữa bệnh tủy cũng là thời điểm “nước rút” cho kỳ thi ĐH. 

Cách đó không xa, “xóm chạy thận” ở đường Lê Thanh Nghị dường như rộn ràng hơn ngày thường, bởi hôm nay nhiều con em người chạy thận bước vào kỳ thi. 

 

Tay trái truyền thuốc, Nguyễn Thành Ngọc còn tay phải để giở sách xem bài.

Giấc mơ đại học bên giường bệnh 

Một ngày trước ngày thi ĐH-CĐ đợt 1, Nguyễn Thành Ngọc nằm ở giường số 39, nhà C7, khoa Lâm sàng các bệnh về máu C7, BV Bạch Mai, Hà Nội. 

Mẹ Ngọc, cô Trần Thị Lan (Đông Hương, Thanh Hóa) cười mà như mếu: “Tối qua, cháu còn sốt quá, cũng may là sáng nay đỡ hơn. Thế là cháu đòi bố đưa đi làm thủ tục dự thi ĐH. Ngọc quyết tâm lắm nên nhà đành phải chiều cho cháu đi thi”.

Tốt nghiệp THPT với 46 điểm, trong đó Toán được 9, Hóa 5,5 điểm, Ngọc quyết định đăng ký vào ngành Tài chính – Ngân hàng, Viện Đại học Mở Hà Nội.

Đỡ đau, em tranh thủ từng phút ít ỏi ôn lại kiến thức đã học. “Em chỉ mong khi thi tay phải đỡ đau và sức khỏe ổn định để làm bài cho tốt”- Ngọc tâm sự.

Cô Lan đã dự phòng trường hợp Ngọc có biểu hiện choáng, em sẽ phải báo cho giám thị biết và giở thuốc ra uống ngay tại phòng thi. Hôm nay và ngày mai, Thành Ngọc phải gồng mình lên thi trong khi thuốc vẫn chảy trong người em.

 

Thương mong "mình có thể tự đứng dậy để sống và học tập”.

Với Đỗ Xuân Thương – giấc mơ ĐH có lẽ chỉ thực sự bắt đầu vào mùa hè sang năm. 

Tốt nghiệp THPT tháng 6/2008 cũng chính là khi cậu học trò Đỗ Xuân Thương (Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) và gia đình biết em bị bạch cầu tủy.

Mẹ em - cô Ngô Thị Tám nói trong nước mắt: “Thương mê vẽ và vẽ đẹp lắm. Mấy cậu bạn thấy em đăng ký vào trường ĐH Mỹ thuật HN đều chắc mẩm Thương sẽ đỗ. Ai ngờ…”. 

Gần 1 năm nằm điều trị tại giường 5A, nhà C8, Khoa Lâm sàng các bệnh máu, BV Bạch Mai, chưa lúc nào em nguôi ngoai khát khao được bước chân vào giảng đường ĐH.

Thương bảo khi nào khỏe lại em sẽ đi thi tiếp. Còn cô Tám chỉ nghẹn ngào, quay mặt đi đưa tay lên má quệt quệt.  

Xóm chạy thận “khát” đại học

Ở ngõ Cột Cờ cũ (ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội) mà mọi người vẫn quen gọi là “xóm chạy thận”, năm nay cũng có gần chục em bước vào kỳ thi ĐH- CĐ.

Trong phòng trọ chật chội khoảng 8m2, đủ kê 2 chiếc giường của bác Bùi Văn Khẩn (50 tuổi, Sơn Động, Bắc Giang) và bác Phùng Quang Thức (50 tuổi, ở xã Thanh Đà, Mê Linh, Hà Nội). Năm nay, hai bác đều có con đi thi ĐH- CĐ ở Hà Nội. 

Sau mỗi buổi thi, VietNamNet giới thiệu lời giải tham khảo. Thông tin, thắc mắc về kỳ thi tuyển sinh, độc giả có thể phản ánh tới VietNamNet theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn

Em Bùi Thị Trang - con bác Khẩn - đăng ký thi hai trường là ĐH Dược Hà Nội (đợt 1, khối A) và ĐH Y Thái Nguyên (đợt 2, khối B). Thương bố bệnh, muốn làm gì đó để sau này giúp bố chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, Trang quyết định thi vào ngành y, dược.  

Bác Khẩn kể, nguyên tiền chạy thận với ăn ở hàng tháng của bác, ki cóp hết sức cũng "chòm chèm" 3 triệu. Đồng lương công chức èo uột của hai vợ chồng chỉ đủ lo cho bác, "coi như hết".

Chị gái Trang - cô Bùi Thị Thủy, vừa tốt nghiệp ĐHSP Thái Nguyên. “Nếu Trang có đỗ đại học thì nhà tôi chỉ còn cách vay tiền mà lo cho cháu”- Bác Khẩn thật thà. 

Gần 1 tháng ở nhà người họ hàng, ôn thi ở Ngã Tư Sở mà Phùng Quang Mão - con bác Phùng Quang Thức - mới tới thăm bố được một lần, gần 15 phút rồi lại về, lao vào học.

Bác Thức buồn nhưng không thể trách con. Nhà ba người con, 2 cô con gái đã yên bề gia thất, mọi sự quan tâm của gia đình bác lúc này dồn cả vào cậu con út. Tốt nghiệp THPT với 39 điểm, Mão đăng ký thi vào trường ĐH Lâm nghiệp.  

“Mỗi tháng bác chạy thận 12 lần, mỗi lần hết veo 450.000 đồng. Riêng tôi đã tiêu hết 4 triệu/ tháng. Nếu cháu thi đỗ thì sẽ vất vả, nhưng dù có phải bán hết cả nhà cửa gia đình tôi vẫn quyết tâm cho cháu đi học.”- Bác Thức chia sẻ. 

Cảnh khốn cùng cũng đeo mẹ con cô Mai Thị Quế và em Phạm Mai Phương, quê thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.   

“Nếu đỗ, em sẽ ở khu trọ này luôn. Còn nếu chưa đỗ, em cũng sẽ thi cho đến khi đỗ bằng được”- Phạm Mai Phương nói.
Năm ngoái, Phương thi Học viện Tài chính nhưng thiếu 5 điểm. Em quyết định khăn gói đồ đạc ra thủ đô vừa để tự học, tự ôn vừa để chăm sóc mẹ.

“Nhà có hai anh em, anh của Phương giờ đang làm công nhân ngành điện. Bố cháu thì đang làm công nhân một công ty rượu bia. Tôi ra đây chạy thận đã 6 năm rồi, đau ốm suốt nên chuyện cơm nước, giặt giũ cháu đều đảm nhận hết”- cô Quế nói mà mắt rưng rưng.  

Cầm vạt áo lau khô những giọt mồ hôi trên má, cô Quế nhìn con, bảo: “Tôi vừa phải chích ở tay nên rất đau, tắm cũng phải nhờ cháu kỳ hộ. Có mẹ có con cơm canh dưa muối nuôi nhau qua ngày. Tôi đã tính, hàng tháng tiền nhà, tiền ăn, tiền chạy thận (cô có bảo hiểm y tế nên được miễn giảm nhiều) sơ sơ hết hơn 3 triệu. Nếu Phương có đỗ ĐH thì sẽ tăng lên 4 triệu/tháng/2 mẹ con”. 

Thương mẹ, Phương chỉ biết học để sau này ra kiếm nghề nuôi mẹ. “Nếu đỗ, em sẽ ở khu trọ này luôn. Còn nếu chưa đỗ, em cũng sẽ thi cho đến khi đỗ bằng được”- Phương nói.

Vẫn như năm ngoái, Phương chọn thi vào ngành Kế toán, nhưng giờ là trường ĐH Công Đoàn để sau này đi đỗ sẽ có nhiều thời gian chăm sóc mẹ. 

  • Văn Chung – Đức Chính 

 

Tra cứu điểm tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2009:

Tra điểm thi, soạn DT Sốbáodanh gửi 998, ví dụ soạn DT BKAA04696 gửi 998

Tra xếp hạng, soạn CT Sốbáodanh gửi 8399, ví dụ soạn CT QHTA04528 gửi 8399

Tra điểm chuẩn, soạn DC Mãtrường gửi 998, ví dụ soạn DC XDA gửi 998

Dự đoán Đậu hay Trượt, soạn DC Sốbáodanh gửi 8599, ví dụ soạn DC TLAA11276 gửi 8599

 

Tra điểm thi tại đây

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,