- 15 "thí sinh" cạnh tranh 5 suất hiệu phó THPT ở Đà Nẵng hôm nay (23/5) bước vào ngày thi thứ 2. Hình thức thi so với cách đây 2 năm đã có nhiều đổi mới. Ông Lê Trung Chinh, một ứng viên từng trúng tuyển chức hiệu trưởng thông qua thi tuyển cho biết về đợt thi đồng loạt tuyển hiệu phó này.
Còn ông Đặng Thanh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) cho hay, người dự thi có thể chọn bất cứ trường nào để làm đề án.
Sau khi trúng tuyển, tuỳ theo yêu cầu công việc và kết quả chấm chọn mà có thể bổ nhiệm ở trường khác chứ không nhất thiết làm đề án về trường nào thì bổ nhiệm ở trường đó.
Buổi thi tuyển hiệu phó vào Trường THPT Lê Qúy Đôn.
Mở rộng từ giáo dục
Đề án về từng cuộc thi đều được Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND TP phê chuẩn, sau đó công bố công khai cho mọi người đều biết.
Đến chứng kiến cuộc thi, ngoài sự cổ vũ của cán bộ, giáo viên nơi người dự thi đang công tác còn có sự “thẩm định” của cán bộ, giáo viên ở nơi mà người dự thi muốn hướng đến.
Điểm được chấm và công bố công khai tại chỗ
Ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng cho hay, đây là việc làm mới, khác với cơ chế quản lý cán bộ hiện hành.
Thành phố đã chọn khâu đột phá là ngành giáo dục do tính chất quản lý không quá phức tạp, nặng về chuyên môn, nghề đào tạo gắn với công việc và cùng một loại trường, có thể có nhiều đối tượng tham gia dự tuyển.
Trong ngành giáo dục, cơ sở đầu tiên được chọn thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo là Trường THPT Phan Chu Trinh - một địa chỉ có “tính hấp dẫn” cao.
Vị trí được chọn là cấp phó hiệu trưởng, do lẽ cần một sự thể nghiệm an toàn, trong trường hợp không thành công thì cũng không gây tác động lớn.
Từ cuộc thi đầu tiên diễn ra hồi tháng 1/2007, đến nay, ngành giáo dục đã liên tục tổ chức nhiều cuộc thi khác.
Kết quả, đã tuyển chọn, bổ nhiệm 21 cán bộ quản lý cho các trường học, gồm 2 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng trường THPT, 3 hiệu trưởng và 8 phó hiệu trưởng trường Tiểu học, 5 phó hiệu trưởng trường THCS.
Khởi đầu từ sự thí điểm của ngành giáo dục, đến nay, ở Đà Nẵng đã có 25 chức danh được tuyển chọn bằng hình thức thi tuyển. Trong đó, cấp trưởng có 7 chức danh, cấp phó: 18, đơn vị sự nghiệp: 18, đơn vị hành chính: 7.
Để tuyển chọn được 25 chức danh này, đã có 102 người đăng ký dự tuyển, bình quân mỗi chức danh có hơn 4 người cạnh tranh.
Trong đó, trường hợp "tỉ lệ chọi" cao nhất là 15 người cạnh tranh 1 chức danh phó hiệu trưởng ở quận Thanh Khê.
Theo ông Đặng Công Ngữ, cơ chế tuyển chọn phải thật sự linh hoạt theo từng loại hình, từng vị trí chức danh và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị, nên trong quá trình xây dựng đề án thực tế cho thấy không thật sự giống nhau.
Cần có đầy đủ hành lang pháp lý cho việc thi tuyển
Tại hội thảo các tỉnh miền Trung về “Chương trình cải cách hành chính cấp tỉnh: Hiện trạng và khuyến nghị” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng và Ban Dân chủ - Pháp luật (Mặt trận TQVN) tổ chức đầu tháng 5, ông Đặng Công Ngữ mạnh dạn tuyên bố Đã Nẵng đã "đi đầu" trong ’thi tuyển lãnh đạo".
Tuy nhiên, thực tế, lãnh đạo Sở Nội vụ Đà Nẵng nhận thấy vẫn còn có những hạn chế.
Chẳng hạn, việc thi tuyển chưa thể chế được việc thi tuyển mà vẫn còn ở dạng thử nghiệm.
Điểm đáng chú ý khác, có ứng viên, khi trình bày đề án thì rất tốt nhưng khi đưa đề án vào thực tế thì lại khó thể hiện, điều kiện chưa đảm bảo.
“Cách làm này vẫn đang gặp không ít trở ngại vì chưa được chế định trong công tác quản lý cán bộ, tính khoa học trong việc lựa chọn chưa được nghiên cứu và xác lập, hội đồng giám khảo chưa đủ cơ sở và những yếu tố cần thiết để tìm được người thực sự có tài năng… Do vậy, nhiều cơ quan còn ngại mở rộng đối tượng để tìm giải pháp an toàn; còn người tham gia dự tuyển trong đơn vị thì ngại xông pha vì họ ngại cả bản thân và sự nhìn nhận của xã hội, của đồng nghiệp", ông Ngữ cho hay.
"Chúng tôi không nói trước đó là như thế nào"
So giữa một lãnh đạo nhà trường được bổ nhiệm không qua thi tuyển với một lãnh đạo nhà trường được bổ nhiệm qua thi tuyển, ông thấy có điều gì khác biệt hay không? Điều đáng nói qua thi tuyển là người dự tuyển có dịp tìm hiểu, nắm bắt hệ thống văn bản pháp quy, chức năng, nhiệm vụ, vị trí công tác và có cách nhìn mới về chức vụ sắp đảm nhiệm. Qua đó, người được bổ nhiệm chức vụ cán bộ quản lý nhà trường tiếp cận ngay với công việc, đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý các hoạt động giáo dục ở trường học. Điều đó bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó chúng tôi ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Ví dụ tỷ lệ tốt nghiệp năm học 2006 – 2007 là 86,9%, đến năm học 2007 - 2008 tăng lên 91,6%. Tỷ lệ đỗ đại học năm học 2007 – 2008 tăng hơn năm học 2006 – 2007 là 10%. Số học sinh giỏi cấp TP được nâng lên rõ rệt, năm 2007 – 2008 đạt 55 giải, năm 2008 – 2009 đạt 108 giải. Số giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cũng được nâng lên… Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thi tuyển nhằm tạo tâm lý thuận lợi cho người đi thi. Phải làm cho người đi thi lẫn người ở những trường có nhu cầu tuyển cán bộ lãnh đạo đồng thuận với chủ trương chung, từ đó tạo điều kiện cho người trúng tuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cần bảo lưu kết quả thi tuyển của những người như vậy để bổ nhiệm vào những lần sau chứ không nhất thiết là thi tuyển đợt nào thì chỉ bổ nhiệm vừa đủ số lượng của đợt đó. Nếu được bảo lưu kết quả thi tuyển sẽ tạo tâm lý thoải mái cho người dự thi vì sự cố gắng của họ điược ghi nhận, chứ như hiện nay thì cũng còn ức chế lắm! Ví dụ hồi tôi thi, nếu có nhu cầu về nhà ở (chung cư), vợ chưa có công việc… thì sẽ được tạo điều kiện đáp ứng. Nhưng quả thực, những cái đó thì người đi thi cũng đã cơ bản có rồ,i nên không cần đến. Khi thi đỗ, chế độ chính sách của nhà nước thế nào thì ông hiệu trưởng, hiệu phó hưởng y như vậy, chứ chẳng hơn cái gì. Theo ông, khi đã thay đổi cách thức tổ chức cán bộ lãnh đạo bằng thi tuyển, thì có nên thay đổi cách thức đãi ngộ để họ toàn tâm toàn ý vào công việc? Mình làm hiệu trưởng cũng như bao hiệu trưởng khác thôi. Nếu có chính sách đãi ngộ như vậy thì sẽ góp phần động viên tinh thần của anh em. Nhưng điều đó Sở GD-ĐT có thể nghiên cứu, kiến nghị chứ bản thân anh em thì cũng ngại. Mình chưa làm được gì mà đã yêu cầu đãi ngộ thì cũng dở. |
- Hải Châu (thực hiện)