221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1195018
"Thủ khoa rửa bát" chia sẻ kinh nghiệm đạt 30/30 điểm
1
Article
null
'Thủ khoa rửa bát' chia sẻ kinh nghiệm đạt 30/30 điểm
,

- Lớn lên trong một gia đình nghèo ở Lương Tài (Bắc Ninh), trong suốt 3 năm học tại khối chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, Huy và bố đã sống bằng việc bán dầu rửa bát cho các quán ăn, quán rửa xe... ở Hà Nội. 
 

Huy chuẩn bị dầu rửa bát để bố đi giao hàng. Ảnh: Dân trí
Với điểm số 30/30, thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Huy được nhiều người biết đến với tên gọi "thủ khoa rửa bát". Huy đã chia sẻ với các thí sinh những kinh nghiệm ôn thi đại học của mình.

Học đâu, chắc đấy


Với kinh nghiệm của Huy, thì khi học phần nào, nên cố gắng nắm chắc phần đấy.

Bên cạnh đó, không chỉ học ở nhà, mình còn hỏi thêm thầy cô và tham khảo bạn bè.
Theo mình, học nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn. Bởi không chỉ học, cả nhóm còn có thể chia sẻ với nhau, tạo tâm lý thoải mái hơn trong quá trình ôn tập.

Với môn Toán - môn thi đầu tiên, “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”, làm tốt môn này sẽ giúp mình có tâm lý tốt cho những môn thi tiếp theo. Đề thi môn Toán thường rất đa dạng và nhiều biến tấu, nhưng một điều thuận lợi là cấu trúc đề thi nhiều năm về cơ bản là giống nhau. Vì vậy, nếu có sự chuẩn bị chu đáo, sẽ có khả năng đạt điểm cao ở môn học này.

Với môn Vật lý, việc nhớ các dạng bài và công thức là rất quan trọng. Khi ôn thi, nên chia từng chương trong SGK thành nhiều vấn đề nhỏ. Khi mình học lớp 12, cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy giáo chia một chương thành 17 phần nhỏ. Nhưng sau này, mình lại thấy rất hữu ích, bởi với cách học đó, mình sẽ nhớ rất lâu.

Trong quá trình ôn tập cả 3 môn Toán, Lý, Hoá, đều nên làm thật nhiều dạng đề thi. Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng làm đề thi thì sẽ rất chán và căng thẳng. Vì vậy, mình có thể chỉ chọn một vài câu trong đề để làm, chứ không nhất thiết phải làm tất cả.

Thời gian từ giờ đến lúc thi khó có thể tạo nên sự đột phá. Do đó, nên có tâm lý thoải mái. Rất buồn cười là mình có thể học kể cả khi vào trong toilet..., bởi tâm lý thoải mái, học sẽ rất "vào".

Theo mình, ôn lại kiến thức thật chắc đã đủ giúp các bạn thành công trong kì thi đại học rồi.

Thi thử... đừng "run"


Tâm lý khi vào phòng thi cũng là yếu tố rất quan trọng. Một phòng thi tới 70 người im phăng phắc, không ai nói gì, rất dễ khiến mình hồi hộp lo lắng.

Tốt nhất là lúc thi thử, phải thi thật nghiêm túc. Trong lúc làm bài thi, không nói chuyện hay mong sự trợ giúp nào cả, như vậy, đến lúc thi thật, các bạn sẽ thấy bình tĩnh và tự tin hơn.


n cạnh đó, khi thi thử mình cần lưu ý chọn những nơi có uy tín, ra sát đề. Vì có những nơi ra đề quá khó, hay quá dễ thì sẽ làm mất tác dụng của việc thi thử.

Hơn nữa, nếu thi thử mà đạt điểm thấp thì cũng không nên lo lắng quá. Mình thi thử lần 1 được 21,5 điểm; lần 2 được 25 điểm; lần 3 được 26,5 điểm nhưng đến lần 4 chỉ đạt 23 điểm.

Cùng khoá với mình ngày ấy, có bạn thi lần nào cũng dẫn đầu, nhưng mình không nên "run" quá. Vì điều quan trọng là mình có thi hết khả năng của mình không? Nếu kết quả thi thấp hoặc cao hơn 1 điểm so với khả năng của mình thì đã khá "ổn" rồi.


Trong quá trình thi
, nếu mình làm được bài 1 thì sẽ có tâm lý tốt để làm bài 2. Do vậy, nên xem lướt qua tất cả một lượt và làm 60% bài dễ trước.

Khi làm xong bài, nếu
soát lại từng bài một thì sẽ mất thời gian và chưa chắc đã hiệu quả. Kinh nghiệm của mình là làm xong bài nào soát lại bài ấy. Nếu thấy mình làm chắc chắn rồi thì bỏ qua, còn nếu thấy băn khoăn thì sẽ đánh dấu nhỏ cạnh đó (chẳng hạn dấu hoa thị). Khi làm xong tất cả các câu hỏi, mình sẽ kiểm tra lại những bài có đánh dấu đó.

Nhiều bạn và phụ huynh thường lo lắng về việc gian lận trong thi cử, người khác xem bài của mình... Nhưng mình thì thấy yên tâm, vì kì thi diễn ra rất nghiêm túc. Bạn nào băn khoăn thì có thể úp giấy xuống khi làm xong bài. 

  • Nguyễn Hằng (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,