221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1172940
"Thầy cô cũng phải tự lượng giá lại mình"
1
Article
null
'Thầy cô cũng phải tự lượng giá lại mình'
,

- "Lâu nay, mình xài đi xài lại những giá trị cũ của năm, sáu chục năm trước. Bây giờ, không thể cứ theo những quy tắc của những ngày xưa cũ thế nữa. Chỉ khi hiểu các em thì mình mới cải tiến được phương pháp giáo dục cho tốt".

TS Đinh Phương Duy, Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM chia sẻ như vậy khi trao đổi với VietNamNet về câu chuyện về những ứng xử với học trò thời gian gần đây.

Hôm nay, ngành giáo dục mở hội thảo đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm phục vụ cho việc xây dựng Luật Nhà giáo.

Trước đó, dư luận từng phản ánh về các hiện tượng giáo viên mầm non cho trẻ uống thuốc kích thích, cô giáo cấp 2 đánh học sinh vì các em đồng loạt không thuộc bài, thầy giáo lớp 10 đánh trọng thương trò vì biết mà không nói, v.v...

Học trò bây giờ rất cần được nhìn nhận lại ở các giá trị phù hợp với xã hội hiện đại (ảnh chụp tại một giờ thuyết trình của HS trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10, TP.HCM) - Ảnh: L.Quỳnh

 "Dạy trẻ bây giờ áp lực lắm!"

Thưa tiến sĩ, ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng thầy cô giáo và nhà trường ứng xử với HS mà dư luận phản ánh nhiều gần đây?

Việc thầy cô giáo đánh  HS không phải là phổ biến.

Tôi nghĩ, việc răn dạy các em nằm trong tiềm thức của người lớn khi đi dạy, tức là muốn các em nghe, sợ, nhất là ở độ tuổi mẫu giáo, lớp 1, 2.

Về lý thuyết, các em đang trong quá trình phát triển nhân cách. Ở tuổi đó, những tác động theo cảm nhận thông thường, với răn dạy như là ba là mẹ thì các em sẽ không cảm thấy bị xúc phạm.

Còn việc đánh HS, có thể, ngoài những thầy cô không đủ bản lĩnh, thì cũng có những trường hợp là do thiếu trình độ văn hóa, nhận thức.

Thưa ông, gác lại lý do "nóng nảy nhất thời" hay thiếu bản lĩnh, lý do "thiếu trình độ văn hóa, nhận thức" liệu có thuyết phục khi mà trình độ của các giáo viên ngày càng được "chuẩn hóa" và yêu cầu cao hơn?

Dạy trẻ bây giờ áp lực lắm!

Giáo viên phải là một người mẹ, mẫu mực nhiều hơn. Rồi áp lực của tổ chức, xã hội. Chưa kể, học trò ngổ ngáo.

Vì vậy, trong nhiều trường hợp, thầy cô giáo không làm chủ được mình.

Nhiều thầy cô thiếu kĩ năng kìm chế cảm xúc, có khi bực quá,  không kịp nghĩ hậu quả.

Lý do khác là đôi khi thầy cô không nghĩ những việc như vậy lại um sùm lên trên toàn quốc, rồi ai cũng biết. Có lẽ, các thầy cô chỉ nghĩ  làm sao cho các cháu học được thôi.

Đào tạo sư phạm: Ít trải nghiệm 

Ngày 18/2, một thầy giáo ở Quảng Nam bị phản ánh là đánh học sinh trọng thương vì... "biết mà không nói". Ngày 17/3, Tiền Giang kỷ luật 4 giáo viên trường mầm non Bông Sen vì cho trẻ uống thuốc kích thích. Ở Hà Tĩnh, Trường THPT Hương Khê đã đuổi học 1 năm HS lớp 10 vì cho rằng em HS đã  "chế" Bình Ngô Đại Cáo chế nhạo, xúc phạm đến danh dự thầy cô vì khúc mắc ngày 26/3. Tại Kiên Giang, ngày 1/4, đã quyết định chuyển công tác cô giáo đánh roi HS lớp 6 khi các em không thuộc bài và đồng loạt đứng lên khi được hỏi.

Ông có nghĩ rằng điều này có nguyên nhân sâu xa từ việc đào tạo sư phạm?

Tôi cũng nhận thấy, việc đào tạo của mình là chưa bài bản, chưa tạo cho thầy cô giáo những trải nghiệm để xử lý các tình huống thực tế.
 

Đặc biệt, nhấn mạnh lòng yêu nghề, đã chọn vào sư phạm là phải biết dấn thân, tâm huyết.

Tôi cũng chia sẻ thêm ý kiến, ở cấp học, lớp học càng thấp, càng cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn.

Có một nghịch lý: giáo viên mầm non được đào tạo ít hơn với giáo viên các bậc khác, cấp 1 thì cũng được đào tạo nhưng cũng ít hơn. Mà lớp mẫu giáo, 1, 2 rất khó dạy, mình lại ít đầu tư cho chuyên môn, bản lĩnh và cho sự trải nghiệm của thầy cô.

Những hành vi như vậy có thể xuất phát từ việc thầy không tôn trọng trò?

Tôi nghĩ, nguyên nhân là do hoàn cảnh, cá tính một số người, mà cũng có thể do thứ văn hóa đã được tiếp nhận lâu nay.

Ví như, họ cảm thấy chuyện đó là bình thường. Ở một số nơi, việc gõ đầu học trò, thậm chí là bẹo má, bạt học trò một bạt tai chẳng hạn… cũng giống như cha mẹ dạy con.

Có rất ít thầy cô không tôn trọng học trò.

Nhìn nhận trẻ ở giá trị hiện tại

Thưa ông, phụ huynh nên nhìn nhận vấn đề này thế nào?

Phụ huynh có con bị mắng, đánh, phạt thì tâm trạng lo lắng, phẫn nộ là dễ hiểu. Nhưng phụ huynh cũng cần bình tĩnh xem lại, thầy cô đó trước đây ra sao; hoặc xem lại con mình, cũng có thể do các cháu quá đáng quá… Điều quan trọng là cần trao đổi lại với thầy cô giáo hoặc với cán bộ quản lý nhà trường.

Nếu phụ huynh quá nóng nảy, sẽ làm cho thầy cô cảm thấy như một "tội đồ".

Ông có cho rằng việc thầy cô đánh HS, hay nhà trường kỷ luật nghỉ học 1 năm là hành vi giáo dục truyền thống, kiểu “thương cho roi cho vọt”?

Mình phải hiểu thế nào là “thương cho roi cho vọt”?

 Roi vọt ở đây không có nghĩa là dùng nắm đấm, cây roi. Roi vọt ở đây là nghiêm khắc, dùng những quy tắc trong nhà trường, dùng những tấm gương và nghiêm túc trong giảng dạy. Trong giáo dục cũng có trách phạt, kỉ luật. Trẻ con bây giờ lớn nhanh lắm, lớp 2, 3 đã biết về quyền trẻ em.

Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói thêm rằng, nhiều bạn trẻ bây giờ không đánh giá được giá trị của mình, không hiểu được mình thế nào.

Nhiều bạn trẻ cứ tưởng mọi cái mình đã biết, khả năng còn có hạn nhưng cái ham muốn thể hiện rất nhiều.

Chính vì chưa hiểu đúng giá trị mình nên sẽ có những hành động thái quá.

Có những bạn trẻ vô lễ với thầy cô mà tưởng đó là bình thường, hoặc đổ lỗi “tại thầy vậy thôi”.

Là học sinh, cũng phải biết tuân thủ các luật lệ trong nhà trường, nghe lời thầy cô thì mới nên người được. Đó là quy luật rồi.

Và các em cũng cần biết bộc lộ giá trị, cảm xúc của mình để thầy cô biết mình muốn cái gì.

Trần Đình Trọng, HS lớp Trường THPT Hương Khê bị đuổi học vì "đã xuyên tạc bài "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi để xúc phạm đến uy tín và danh dự của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp 10B4". Từ ngày Trọng bị đuổi học, cả gia đình em rất buồn. Ảnh: Duy Tuấn


Ngược lại, thầy giáo cũng phải tự lượng giá lại mình: Hiện nay mình đang đứng ở đâu, trong môi trường như thế nào để có ứng xử phù hợp.
  

Thầy cô cũng cần biết nhìn nhận trẻ bây giờ ở môi trường hiện đại. Mình tưởng là hiểu trẻ nhưng chưa chắc là mình đã hiểu trẻ.

Cái thứ hai nữa, tôi cho rằng, cần có một nghiên cứu nghiêm túc trở lại về mặt lứa tuổi.

Lâu nay, mình xài đi xài lại những giá trị cũ của năm, sáu chục năm trước. Bây giờ khác rồi! Không thể cứ theo những quy tắc của những ngày xưa cũ thế nữa. Chỉ khi hiểu các em thì mình mới cải tiến được phương pháp giáo dục cho tốt.

Cảm ơn ông!

  • Lê Quỳnh (thực hiện

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,