– Bộ GD-ĐT sẽ kiến nghị sửa Luật Giáo dục để ở bậc học phổ thông, sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa do các tổ chức, cá nhân biên soạn. Chiều 25/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách" hiện vẫn đang còn "tắc" vì chưa có quy định cụ thể mà dư luận thì đòi hỏi nên phải xem xét để chuẩn bị sớm.
Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Cát Linh (Ảnh Bảo Anh) |
Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT) Chu Hồng Thanh cho hay, "có thể thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất bằng nhiều bộ SGK khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền khác nhau".
TIN LIÊN QUAN
Theo ông Thanh, quy định các tổ chức, cá nhân có quyền biên soạn sách để sử dụng làm SGK nhằm mục đích khai thác tiềm năng trí tuệ trong xã hội, huy động các nhà giáo, các nhà khoa học tham gia biên soạn.
Bộ trưởng GD-ĐT sẽ duyệt và quy định việc chọn sách để sử dụng làm SGK.
Theo ông Thanh, việc chỉ có một bộ sách giáo khoa theo quy định hiện hành của Luật Giáo dục là không thực tế.
Ngày 11/3, trong nhiều ý kiến phản hồi đa chiều sau khi VietNamNet giới thiệu các bài viết "dọn vườn" SGK, ông Tạ Quang Sum, Hiệu phó Trường THPT Trần Hưng Đạo (Cam Ranh - Khánh Hoà) kiến nghị không nên kéo dài cơ chế viết và phát hành SGK cùng các hoạt động phục vụ cho quyền lợi kinh tế của việc phát hành ấy như hiện nay. Tư duy lành mạnh là nên để cho nhiều người có kinh nghiệm viết SGK trên cơ sở chương trình khung được Bộ GD – ĐT ban hành và thường xuyên chỉnh lý. Cơ quan quản lý xuất bản chỉ làm công việc thẩm định, cấp phép phát hành rộng rãi.
"Thực hiện được việc này có tác dụng và ý nghĩa đặc biệt quan trọng là "cởi trói" cho GV khỏi sự ràng buộc bởi các bộ SGK", anh Sum bày tỏ.
Ngày 20/3, trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân trước phát hiện nhiều sai sót của bộ SGK Lịch sử, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ngành GD và ÐT sẽ tiếp tục tổ chức đánh giá SGK hằng năm, thu thập các ý kiến góp ý để chuẩn bị cho sự chỉnh sửa lớn hơn về chương trình, SGK. Lâu dài, ngành hướng tới giải pháp một chương trình, nhưng có nhiều bộ SGK.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trước khi đưa ra Quốc hội xem xét thì ngày 28/3, những nội dung sửa đổi của Luật Giáo dục 2005 phải được gửi lấy ý kiến các Sở GD-ĐT, các trường THPT…Sau đó, sẽ đưa lên mạng của Bộ lấy ý kiên rộng rãi. Dự kiến, ngày 5/4 bản dự thảo sẽ được đệ trình Chính phủ.
Bộ GD-ĐT dự kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 29 của Luật Giáo dục sẽ như sau: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt và quyết định chọn bộ sách do tổ chức, cá nhân biên soạn để sử dụng làm SGK trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và SGK; quy định việc biên soạn, thẩm định và sử dụng SGK”.
Căn cứ quy định của Bộ trưởng GD-ĐT, cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng trong giảng dạy, học tập.
Nội dung về chương trình, sách giáo khoa đang được Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt SGK để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và SGK” . |
Có sai sót phải đợi viết lại chương trình, SGK mới có thể sửa được
(Theo Nhân Dân) |
-
Kiều Oanh
*******************
Nguyễn Hoàng, nguyenhoang1@...
Lại làm SGK lại từ đầu, có khi sẽ khiến học sinh rối lên mất. Với chủ trương này, phải chăng trường giáp ranh với thành phố học một sách, trường huyện học một sách, rồi trường làng học một sách? Làm như vậy có xem thường trường làng không? Nên nhớ ngày xưa các trạng nguyên cũng xuất thân từ những làng quê hẻo lánh chứ đâu phải ở kinh thành. Tôi không hiểu Bộ GD-ĐT định làm gì nữa. Theo tôi, làm nhiều loại sách như thế sẽ loạn...
Nguyễn Việt Liên, Hà Nội
Có mỗi một bộ SGK hiện nay mà chúng ta đã phải "chật vật" để chỉnh sửa, giáo viên phải vất vả để chuẩn bị giáo án giảng dạy. Vậy mà lại định làm nhiều bộ SGK, như vậy là để tạo điều kiện tốt cho người học và người dạy hay để phát triển in ấn?