- Mối quan hệ "dọc" từ thầy sang trò không còn phù hợp, mô hình "ngang" đang trở thành xu hướng phổ biến.
Đây là nhận xét chung của các giảng viên trong hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy diễn ra tại Trường ĐH Hoa Sen trong hai ngày 16/3 và 17/3.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
SV thụ động: Ai cũng có lỗi?
Ngại tự học trước khi đến lớp, ngại phát biểu, ngại khi giảng viên áp dụng phương pháp mới và vẫn thích kiểu học thuộc, ngại phải tổng hợp kiến thức khi giảng viên chỉ định hướng… là những đặc điểm "thụ động" của SV mà thạc sĩ Phạm Thị Thúy liệt kê,
“Học hành, thi cử với SV chỉ là đối phó nên SV không mấy hưởng ứng khi giảng viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy” - Cô Đinh Thanh Lan – Giảng viên khoa Kinh Tế Thương maị cho biết.
Cô Lan kể: Có lần, cô chia SV trong lớp ra làm nhiều nhóm rồi giao công việc đi xin các hồ sơ ở chi cục thuế, cả nhóm chỉ có một người đi. Hoặc yêu cầu SV viết báo cáo khi đi khảo sát thực tế thì lại đi phô-tô báo cáo của nhau.
Thạc sĩ Nguyễn Dạ Thu, bộ môn lí luận chính trị cho biết ,SV không bao giờ chuẩn bị bài trước mỗi buổi học. Thậm chí không quan tâm đến chính trị, thời sự để vận dụng vào bài học.
Còn SV Nguyễn Dao Trì cho rằng mình đã cố gắng đọc, học nhưng vẫn không thể hiểu được nhiều. Nguyên nhân chính là do giảng viên nói những điều cao siêu và xa vời với SV, trong khi SV cần đến dẫn chứng thực tế.
Biến "dọc" thành "ngang"
Mỗi giảng viên đã đề ra các phương pháp với mục đích tạo sự hứng thú trong học tập, từ đó SV chủ động đọc, học, làm và phát huy sáng tạo.
Thạc sĩ Phạm Xuân Hoàng, giảng viên Luật, bộ môn cơ bản, Khoa Kinh tế - Thương mại đưa ra cách dạy qua tình huống. Còn theo giảng viên Hoàng Đức Bình, khoa Kinh tế - Thương mại nói học kì tới đây sẽ áp dụng hình thức đưa đề án nhiều hơn vào các môn học.
Giảng viên sẽ đánh giá liên tục thông qua thời gian SV làm đề án chứ không chỉ qua bài thi. Thời gian SV lên lớp với sự hướng dẫn của giảng viên chỉ chiếm 20%.
“Sắp tới trường sẽ tiến đến thành lập “công ty ảo” do chính nguồn vốn của mình” - cô Đào Thị Hải, Giảng viên khoa Đào tạo hợp tác quốc tế bổ sung.
Một cách thúc đẩy mối quan hệ "ngang" khác là để SV tự trải nghiệm thực tế qua thực tập. “Có trường hợp SV kể và xin ý kiến tôi khi gặp những khó khăn lúc va chạm thực tế, khiến cho mối quan hệ giữa thầy và trò thân thiết như những người bạn” - Cô Thanh Lan chia sẻ.
-
Minh Quyên