221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1163772
Thu tiền học thêm: Theo Hà Tây hay Hà Nội?
1
Article
null
Thu tiền học thêm: Theo Hà Tây hay Hà Nội?
,

 - Sở GD-ĐT Hà Tây (cũ) quy định biên độ mức thu học thêm theo vùng miền. Sở GD-ĐT Hà Nội lại quy định cho phép thu theo thỏa thuận. Quy định nào hợp lý để có thể quản lý dạy thêm học thêm (DTHT) trên địa bàn Hà Nội mới?

Chiều 18/2, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức buổi hội thảo về DTHT. Theo ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục trung học, trước đây Hà Nội và Hà Tây (cũ) có những quy định khác nhau nên cần phải có sự quy định lại thống nhất trên toàn thành phố.

HS Trường THPT Quang Trung, Đống Đa, HN.
Dự thảo Quy định về quản lý DTHT trên địa bàn Hà Nội nêu rõ: "Mức thu DTHT trong nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ HS với nhà trường (thông qua Ban đại diện cha mẹ HS) đảm bảo thu đủ chi; mức thu ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa người học hoặc cha mẹ HS với tổ chức, cá nhân thực hiện DTHT".

Chi phí cho dạy thêm trong nhà trường sẽ gồm các khoản chi cho giáo viên, chi phục vụ trực tiếp DTHT, chi công tác cấp phép, quản lý và kiểm tra, cho sửa chữa, tu bổ CSVC (hay thuê, mượn phòng học đối với dạy thêm ngoài nhà trường) và các khoản chi khác phục vụ DTHT.

Ông Kỳ cho rằng, quy định đưa ra biên chế mức thu như của Hà Tây (cũ) lại gặp phải hạn chế là sau một thời gian đồng tiền trượt gia, mất tính thực tế thì sẽ phải quy định lại, khá phức tạp.

Bởi vậy, dự thảo quy định này không có thay đổi nhiều so với quy định hiện hành của Hà Nội (trước khi sáp nhập với Hà Tây).

Nhưng, ông Nguyễn Quốc Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng cũng muốn rằng, nên nói rõ về kinh phí DTHT, nếu không thì "trăm hoa đua nở" cũng như dẫn đến sự chênh lệch giữa các trường, các giáo viên.

Nội dung "thỏa thuận giữa giáo viên, phụ huynh" cũng cần bổ sung thêm "có sự tham gia của nhà trường" để tránh việc giáo viên "áp đặt".

Sở GD-ĐT Hà Nội cân nhắc việc phân cấp cấp phép và quản lý. Bởi chức năng kiểm tra việc DTHT thuộc Sở, còn phòng giáo dục quản lý các hoạt động trên địa bàn thuộc UBND. Nhưng, thực tế, Sở cấp phép cho giáo viên THPT dạy thêm, vậy UBND quận, huyện sẽ quản lý họ thế nào (?).

Ông Kỳ cho biết, quy định như vậy nhưng trên thực tế "khó mà quản nổi".

"Mỗi tổ chức, cá nhân đều phải xin cấp phép nếu muốn DTHT. Ông Kỳ nhấn mạnh: "Có thể năm nay chưa kiểm tra thì năm sau sẽ kiểm tra, phát hiện sai phạm sẽ xử lý".

  • Bảo Anh

Trường ĐH không được dạy thêm chương trình phổ thông

- Các trường hợp không DTHT: Các trường dạy học 2 buổi/ngày; HS tiểu học, trừ các trường hợp nhận quản lý HS ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình và phụ đạo HS yếu kém. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ không được thực hiện dạy thêm, học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải là HS, học viên của cơ sở đó.

- Thời gian các đơn vị cơ sở thực hiện DTHT: HS tiểu học không quá 2 tiết/buổi học, không quá 2 buổi/tuần; THCS không quá 2 tiết/buổi học, không quá 3 buổi/tuần và HS THPT không quá 3 tiết/buổi và 3 buổi/tuần.

- Số HS trong mỗi lớp học thêm không quá 45 người; riêng bậc tiểu học mỗi nhóm trông giữ không quá 25 HS.

- CSVC phải đảm bảo: Mỗi HS có tối thiểu 0,8m2, khu vực giáo viên giảng dạy 4m2; có đủ ánh sáng, thông thoáng và các điều kiện quy định về trật tự an ninh...

- Cán bộ, giáo viên đương nhiệm chỉ được tham gia dạy thêm sau khi có ý kiến chấp thuận của thủ trưởng đơn vị. Đối với các cá nhân ngoài ngành giáo dục phải có bằng tốt nghiệp các ngành học phù hợp khác, đã tham gia bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

- Sở GD-ĐT tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp phép DTHT trong và ngoài trường cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện (thực hiện theo chương trình giáo dục THPT). Phòng GD-ĐT cấp phép cho các tổ chức, cá nhân mở lớp trên địa bàn quận, huyện (thực hiện theo chương trình giáo dục tiểu học, THCS).

(Trích Dự thảo Quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>