- "Nếu phổ cập một năm lớp lá thì không thể áp dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Giáo viên chỉ "chấm điểm" được khi sĩ số lớp khoảng 10 - 15 cháu". Những nhà giáo trực tiếp đứng lớp dạy trẻ góp ý về bộ chuẩn mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến (xem dự thảo tại đây).
Chỉ cần 3 tuổi, trẻ đã có thể tự ăn. Ảnh Đ.T |
Đừng cao quá!
“Có một chuẩn chung, giáo viên sẽ không còn mơ hồ trong công tác, biết cách đánh giá hiệu quả phương pháp mà mình áp dụng đối với trẻ. Cũng qua chuẩn này, giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá trẻ đã đạt yêu cầu hay chưa”.
Bà Tôn Nữ Thị Kim Anh, Hiệu trưởng trường Mầm non Bến Thành bày tỏ về dự thảo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Trường Mầm non 25B Bình Thạnh (TP.HCM) là một trong những nơi đang thí điểm việc đánh giá trẻ theo phương pháp mới.
"Tôi thấy có nhiều tiến bộ hơn", bà Ngô Ngọc Tuyền, hiệu trưởng nhà trường khẳng định.
Tuy nhiên, theo bà Tuyền, chuẩn này còn nhiều điều chưa phù hợp, khi áp dụng vào thì không thể rập khuôn được.
"Nếu đòi hỏi phải nhận thức được như người lớn thì rõ ràng chuẩn này quá cao so với trẻ. Vì thế, tôi nghĩ, tùy trong thực tế mà giáo viên sẽ hạ thấp hoặc nâng cao hoặc vận dụng vào những tình huống đơn giản", bà Kim Anh nói.
Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lư Lê Thị Kim Vân nhận xét, những trẻ được học từ nhỏ lên thì mới đạt chuẩn này. Còn những trẻ không học đều các lớp mầm, chồi, lá thì khó đạt nhiều chuẩn.
"Tôi nhấn mạnh, chuẩn này chỉ dành cho những trẻ ở thành phố và đi học mầm non đều đặn các lớp mầm, chồi, lá”.
Cô giáo Mai Lynh, giáo viên mầm non ở Bình Thạnh cũng cho rằng có quá nhiều chỉ số vượt sức của trẻ như: Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp; Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; Dự đoán được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra…
Trẻ 5 tuổi của một trường mầm non ở Bình Thạnh. Ảnh Đ.T |
Lớp ít bé mới chấm điểm được
Hiện nay, các trường mầm non vẫn thường xuyên nhận xét trẻ trong hoạt động như giao lưu vui chơi với bạn, giao lưu tiếp xúc với thầy cô… những người xung quanh trẻ.
Những năm gần đây, nhiều trường đều làm hồ sơ của trẻ chuyển từ các lớp mầm lên chồi và lên lá.
"Giáo viên vẫn có thể đánh giá theo mức điểm như dự thảo, với điều kiện sĩ số lớp phải ít, khoảng 10 – 15 cháu. Chứ như hiện nay thì cô giáo làm không xuể, bộ chuẩn sẽ trở thành áp lực cho giáo viên", bà Vân dự báo.
Cô giáo Mai Lynh cho biết, hiện nay giáo viên vẫn đánh giá trẻ hàng tháng qua sổ bé ngoan. Trong quá trình tiếp xúc với trẻ, giáo viên biết được những điểm mạnh, yếu của trẻ để hướng dẫn thêm. "Chứ lớp chỉ có 2 cô với hơn 40 trẻ thì không thể… chấm điểm từng em được. Không ai đủ sức làm việc đó".
Cũng theo bà Vân, hồ sơ nhận xét đánh giá trẻ là cần thiết, nhưng hiện nay không phải trẻ nào cũng đi từ lớp lá qua lớp 1, có nhiều trẻ đi từ nhà qua lớp 1.
Đối với những trẻ này, ai sẽ là người đánh giá, cha mẹ hay thầy cô?
Một vài ý kiến cho rằng, nếu áp dụng hình thức đánh giá trẻ như yêu cầu của Bộ thì buộc trẻ phải qua lớp lá. Nhưng nếu trẻ chỉ vào học lớp lá không thì sẽ có khoảng cách giữa trẻ đi học đều từ các lớp nhỏ hơn. Và với những cháu chỉ được học lớp lá thì cô giáo sẽ phải đánh giá như thế nào?
Đã từng nghiên cứu cách làm của nhiều nước trên thế giới, bà Kim Anh cho hay, trước khi đưa ra chương trình đào tạo, các nước đã xây dựng trước tiêu chuẩn.
Theo ông Nguyễn Hữu Châu, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD-ĐT đang tổ chức thẩm định chương trình GD mầm non mới để năm học tới (2009-2010) có thể triển khai toàn quốc.
“Tôi còn một điều nữa băn khoăn, nếu theo chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 về việc phổ cập một năm lớp lá của Bộ thì không thể áp dụng chuẩn này. Có lẽ, Bộ phải có bổ sung chương trình làm sao để giáo viên vừa ôn lớp nhỏ vừa dạy lớp lớn thì mới đáp ứng được” - bà Vân đề xuất.
- Đoan Trúc
Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây
Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng |