- Thông tin "chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi" với 125 chỉ số mà Bộ GD-ĐT đang dự thảo thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Khảo sát nhanh cho thấy, có 3 luồng ý kiến khác nhau từ các bậc cha mẹ.
HS Trường Mầm non Việt Triều (Hà Nội) trong một giờ học. Ảnh: Bảo Anh "Không biết Bộ GD-ĐT lấy cơ sở nào để xây dựng bộ quy chuẩn trên, nhưng cứ nhìn vào thực tế hiện nay, tôi biết thế nào con mình cũng sẽ bị áp lực, quá tải, không còn được hồn nhiên vô tư nữa, vì bị bố mẹ, thầy cô “bắt ép” phải làm đủ điều để “đạt chuẩn”. Như vậy có nên không?”.
Chị Lê Thị Tâm, trú tại khu tập thể Thành Công, có con gái 4 tuổi học tại Trường Mầm non Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ.
Anh Lê Sơn, phụ huynh bé Tuấn, 5 tuổi, học cùng trường chia sẻ: “Tôi e là làm thế này, bệnh thành tích sẽ “nặng” thêm. Tôi đang thắc mắc là đạt bao nhiêu chỉ số thì con mình sẽ đạt chuẩn? Bố mẹ sợ hồ sơ của con ghi là “không đạt chuẩn” nên phải lo lót cho cô giáo. Còn cô giáo vì sợ lớp không đạt chuẩn sẽ đánh giá qua loa, vì những cái chỉ số này, ai kiểm soát được?”.
Rồi anh chép miệng: “Cái gì cũng đổ về phía nhà trường, nên như vậy chăng? Xem những chỉ số này, tôi nghĩ phần lớn chúng được hình thành qua con đường giáo dục tại gia đình, sau đó nhà trường và bạn bè xung quanh mới củng cố. Nếu để nhà trường đánh giá tất cả về 1 đứa trẻ với nhiều tiêu chí như thế, liệu có chính xác?”.
Cùng đón con trước cổng trường, vị phụ huynh tên Thanh đứng cạnh anh Sơn dứt khoát: “Theo tôi, chiểu theo 125 chỉ số này thì 100% trẻ em Việt Nam không đạt chuẩn. Chỉ riêng việc phải chạy liên tục 150m không được nghỉ tôi thấy đã quá sức với một đứa bé 5 tuổi. Tôi không muốn và cũng chẳng thích con mình thành thần đồng”.
Luồng dư luận ngược lại cho rằng việc đưa ra 125 chỉ số đánh giá sự phát triển trẻ 5 tuổi như trên là tốt.
“Tôi thấy những chỉ số cụ thể này là định hướng tốt để các cô giáo có cách giáo dục hiệu quả, sao cho các cháu ngày càng hoàn thiện”, anh Vũ Văn Hưng, trú tại khu tập thể Ngọc Khánh nói.
Đứng giữa 2 luồng ý kiến này là ý kiến của chị Đinh Thị Thúy, công tác tại một văn phòng luật sư tư nhân.
Theo chị Thúy, về chủ trương của Bộ là khá đúng đắn, bởi đào tạo không theo chuẩn nào thì rất hỗn loạn.
"Nhưng chuẩn đó ra sao lại là chuyện khác. Nhìn vào nội dung bộ chuẩn dự thảo này, tôi nghĩ Bộ nên nghiên cứu, rút ngắn lại, không quá vụn vặt, nhiều cái còn “ngây ngô” như trẻ 5 tuổi phải phân biệt được mình là trai hay gái. Cần phối hợp với các cơ quan nghiên cứu về sức khỏe, dinh dưỡng, tâm sinh lý trẻ em để đưa ra các chỉ số sát thực tế nhất”.
ĐÃ ĐƯỢC THỬ NGHIỆM Ở 700 TRẺ Bộ GD-ĐT bắt đầu xây dựng bộ chuẩn từ năm 2006. Để có cơ sở thực tế, Bộ đã khảo sát 700 trẻ ở các vùng, miền khác nhau. Theo dự thảo, "chuẩn là yêu cầu về năng lực mà chúng ta mong muốn trẻ biết và có thể làm được". Trẻ em sẽ được đánh giá mức độ đạt chuẩn bằng cách cho điểm. Theo đó, mỗi chỉ số có điểm tối đa là 1, không đạt yêu cầu là 0. Điểm đánh giá là đạt yêu cầu của mỗi chuẩn nếu đạt được ít nhất 50% số điểm tối đa của chuẩn đó. Điểm đánh giá là đạt yêu cầu của bộ chuẩn nếu đạt được ít nhất 50% tổng số điểm tối đa của bộ chuẩn. Căn cứ vào nội dung từng chỉ số của bộ chuẩn, giáo viên có thể lựa chọn các hình thức: quan sát trẻ qua các hoạt động, đàm thoại với trẻ, phỏng vấn phụ huynh, sử dụng bài tập để đánh giá sự phát triển của trẻ. Cuối mỗi học kỳ, giáo viên báo cáo kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ với ban giám hiệu, làm căn cứ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục của từng lớp và nhà trường. Kết quả đánh giá của từng trẻ được lưu trong hồ sơ cá nhân của trẻ. K.O |
-
Cẩm Quyên
Ý kiến của quý vị về nội dung bản dự thảo:
Đổi 1.000 VNĐ lấy 1.000 USD tại đây
Click - Rinh dế 2 sim 2 sóng |