221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1151591
Tuyển sinh năm 2009 sẽ là kỳ thi cuối cùng?
1
Article
null
Tuyển sinh năm 2009 sẽ là kỳ thi cuối cùng?
,

 – Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị thi và tuyển sinh sáng nay, 17/1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long cho biết, nếu không có gì thay đổi, tuyển sinh năm 2009 sẽ là kỳ thi ĐH cuối cùng. Thời điểm 2010 tổ chức một kỳ thi quốc gia có cập rập hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào người làm và sự ủng hộ của dư luận xã hội.

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long
Không bỏ thi CĐ

 

- Cách đây gần 2 tháng, Bộ GD-ĐT có trưng cầu ý kiến về chủ trương bỏ thi CĐ năm 2009 và có tập hợp được hơn 70% số truờng ủng hộ. Nhưng nội dung này lại không được nhắc đến tại hội nghị này?

 

Nếu không có gì thay đổi thì kỳ thi tuyển sinh năm 2009 sẽ là kỳ thi cuối cùng.

 

Năm 2008 là năm đầu tổ chức thi CĐ “3 chung” đợt 3.

 

Sau khi thăm dò ý kiến, nhiều trường CĐ mong muốn được tạo cơ hội cho số thí sinh có những rủi ro hoặc có những điều kiện phù hợp hơn với năng lực làm bài CĐ.

 

Trên cơ sở kết quả tập hợp cuối cùng, tỷ lệ đồng ý và không đồng ý bỏ thi CĐ là 50/50. Bộ GD-ĐT thấy những đề xuất đó có cơ sở và quyết định giữ ổn định: Năm 2009 vẫn thi CĐ.

 

- Thứ trưởng có cam kết trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới đây sẽ chính thức công bố những chủ trương tổ chức 1 kỳ thi THPT quốc gia. Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đã thống nhất được những nội dung gì?  

 

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã giao bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo thi, đặc biệt, Cục Khảo thí đã làm một đề án tiếp nối những đề án trước. Vừa rồi, các đơn vị đã phối hợp xây dựng khung chính chính sách đối với tuyển sinh.

 

Khâu tổ chức thi năm 2009 cũng mang tính chất quyết định đến chủ trương chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia vào năm 2010.

 

Về cơ bản, xã hội đồng thuận với kỳ thi THPT quốc gia.

 

Nhưng có điều, chúng ta làm thế nào để tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT thật sự nghiêm túc như tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

 

- Đến tháng 5 mới công bố chính thức, vậy việc thực hiện vào năm 2010 thì có cập rập?

 

Hoàn toàn tùy thuộc vào người làm và sự ủng hộ của dư luận xã hội…

 

Lãnh đạo Bộ có chủ trương thì phải thống nhất thực hiện

 

Thí sinh dự thi vào Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2008. Ảnh: Lê Anh Dũng.
- Để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 diễn ra nghiêm túc, Bộ GD-ĐT dự kiến tăng cán bộ coi thi là giảng viên các trường ĐH. Nhưng năm trước đã không huy động được giảng viên ĐH coi thi vì theo phân cấp thì Sở GD-ĐT mới là đơn vị để điều động.

 

Tôi khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quốc gia. Nếu Bộ GD-ĐT, lãnh đạo Bộ đã có chủ trương thì phải thống nhất thực hiện. Chứ vấn đề này không thuộc phân cấp của ai… 

 

Tuy nhiên, thanh tra ủy quyền vẫn làm nhiệm vụ của giám thị hành lang cho nên số lượng không tăng. Với những địa phương nào không đủ điều kiện tổ chức thi theo cụm gồm 3 trường thì sẽ tăng cường không chỉ khâu thanh tra mà cả coi thi.

- Trong bảng điểm Bộ GD-ĐT vừa công bố nhiều địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2007-2008 xếp ở hàng "top" lại chiếm các vị trí khiếm tốn, thậm chí tụt gần 40 bậc  trong "bảng tổng sắp" theo kết quả điểm trung bình 3 môn thi ĐH năm 2008. Thứ trưởng giải thích thế nào khi có ý kiến nghi vấn khâu tổ chức thi tốt nghiệp ở nhiều nơi chưa nghiêm?

Tôi không nghĩ như vậy vì năng lực HS Việt Nam cũng có phân tầng theo điều kiện học tập. Những HS ở thành phố có điều kiện học tập tốt hơn. Số lượng đó nếu đông thì rõ ràng sự chênh lệch giữa HS thành thị và HS miền núi dẫn đến phổ điểm đó là bình thường.

Mặt khác, phổ điểm vênh có 2 lý do: mức độ đề thi ở hai kỳ thi khác nhau.

Đề thi tốt nghiệp đảm bảo HS trung bình chỉ cần chăm chỉ học là có thể đạt điểm trung bình.

 Còn ở ĐH, mức độ đề thi sẽ khó hơn. Để tuyển 30% chỉ tiêu cho các trường ĐH, CĐ thì đề thi phải đảm bảo độ phân loại, nhưng không quá khó và đánh đố thí sinh.

Có thể, kết quả thi tốt nghiệp THPT của tỉnh này thấp nhưng tỷ lệ độ ĐH cao và ngược lại. Khâu tổ chức cũng là một yếu tố đặt ra cần phải xem xét, nhưng phải xem xét một cách toàn diện…

Làm 2 phần đề riêng sẽ không được tính điểm

 

 Sẽ công bố cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ" sớm 1 tháng hoặc ít nhất là 2 tuần trước thời hạn thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ. 

Để giảm "ảo", trong ngành đã thống nhất đề xuất thu gộp lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi cùng lúc. Nhưng việc này phải có sự phối hợp với Bộ Tài chính. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiến nghị.
 (Thứ trưởng Bành Tiến Long)

Quay trở lại với kỳ thi tuyển sinh ĐH 2009. Cấu trúc đề thi quy định: riêng môn ngoại ngữ ra đề chung, môn khác lại có phần chung và phần riêng. Cả 2 phần đề thi cho chương trình chuẩn, chương trình nâng cao. Trong khi bản chất của đề thi đạt mức độ phân loại thí sinh đã gồm cả phần cơ bản và nâng cao Vậy theo ông, quy định có cần thiết?

 

Phải nói rằng số lượng câu hỏi của đề thi ngoại ngữ rất lớn. Về chất lượng học ngoại ngữ, so mặt bằng chung, chúng tôi thấy rằng có thể ra 1 đề đảm bảo tuyển chọn cơ bản.

 

Do đó, năm 2009, với môn ngoại ngữ đề thi chỉ có phần chung dánh cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn chương trình nâng cao, không có phần riêng.

 

- Nhưng vì các môn khác lại tách phần chung-riêng. Và trong phần riêng quy định thí sinh chỉ làm phần thích hợp, nếu lấn sân sẽ không được tính điểm. Điều này sẽ  làm rối thí sinh?  

 

Trong quá trình tổ chức thi, thì đề thi ĐH được chia 2 phần: phần đề chung cho thí sinh ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

 

Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh có thể chọn một trong hai phần để làm chứ không bắt buộc thí sinh học nâng cao phải chọn đề chuẩn và thí sinh học chuẩn phải chọn nâng cao.

 

Có điều lưu ý là các em không được làm cả 2 phần riêng, vì như vậy sẽ bị coi làm phạm quy.

 

Nhưng với thi tốt nghiệp THPT lại khác, thí sinh học theo chương trình nào phải làm theo chương trình đó, cho nên phải sắp xếp theo 3 ban.

 

- Cảm ơn Thứ trưởng!

  • Kiều Oanh (ghi)   

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,