221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1145190
Bộ Giáo dục giảm hơn 20 mục tiêu "phi thực tế"
1
Article
null
Bộ Giáo dục giảm hơn 20 mục tiêu 'phi thực tế'
,

 – Các vụ chức năng đã nhận trách nhiệm làm chiến lược riêng cho từng cấp học. Việc rút bớt hơn 20 chỉ tiêu trong dự thảo chiến lược giáo dục không phải phép xóa bỏ thô thiển mà là giữ lại những gì có căn cứ. Viện trưởng Khoa học Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Châu cho biết về quá trình xử lý dự thảo chiến lược giáo dục 2009 - 2020.

 

>> Toàn văn dự thảo chiến lược giáo dục 2009 - 2020 (phiên bản 14) 

 

Viện trưởng Viện Khoa học GD Việt Nam Nguyễn Hữu Châu (Ảnh A.N)

Thẩm định chương trình GD mầm non mới

                        

- Sau khi dự thảo chiến lược GD đưa lấy ý kiến rộng rãi, nhiều chuyên gia cho rằng, chiến lược đưa quá nhiều chỉ tiêu đến mức không có mục tiêu rõ ràng. Ban soạn thảo đã tiếp thu như thế nào và cá nhân ông bình luận gì về các ý kiến nêu?

 

- Chúng tôi đã tiếp thu những ý kiến đó một cách nghiêm túc.

 

Đến ngày 30/12, ban soạn thảo chiến lược đã điều chỉnh từ 70 chỉ tiêu rút xuống còn gần 50 chỉ tiêu. 50 chỉ tiêu đó được tính toán dựa trên những số liệu có căn cứ.

 

Trong một chiến lược quốc gia, không có chiến lược nào có thể nêu tất cả các số liệu chi tiết cho các chiến lược GD từng cấp và tại sao lại có số liệu đó thì chưa có mục tiêu nào nói được. 

 

- Cũng có đề xuất là nên chọn GD ĐH làm ưu tiên số 1 để có giải pháp đột phá nâng chất lượng. Vậy trong phiên bản mới, ngành giáo dục đã chọn đột phá ĐH hay phổ thông?

 

- Đây là một chiến lược quốc gia toàn diện, khi nói đến phổ thông thì phải đề cập đến ĐH… Mỗi một cấp học, mỗi một trình độ đào tạo đều có một vị thế ngang tầm nhau. Giáo dục thường xuyên cũng vậy, phải hướng đến GD con người Việt Nam toàn diện.

 

Nhưng các giải pháp đưa ra trong chiến lược dàn trải từ mầm non lên ĐH nên chưa xác định được cái nào là khâu đột phá?

 

- Như tôi đã nói, đây là một chiến lược quốc gia. Sau chiến lược này, mỗi một cấp học sẽ có 1 chiến lược riêng. Tất cả những vấn đề GD phổ thông sẽ bắt đầu từ những gì và mục tiêu triển khai cụ thể..

 

Hiện, các vụ chức năng đã nhận trách nhiệm làm chiến lược riêng cho từng cấp học. Cuối tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức thẩm định chương trình GD mầm non mới để năm học tới (2009-2010) có thể triển khai toàn quốc.

 

Bỏ biên chế, hiệu trưởng quyết lương

 

- Một trong 2 giải pháp đột phá có nhấn mạnh đến xóa bỏ biên chế giáo viên. Ông có thể nói rõ hơn về kế hoạch triển khai?

  

- Việc bỏ biên chế giáo viên sẽ tạo động lực và ý thức phấn đấu, cạnh tranh trong mỗi cá nhân nhà giáo. Sự cạnh tranh đó mang tính chất lành mạnh để tạo động lực phấn đấu. Giải pháp này không đưa giáo viên hiện đang trong biên chế ra khỏi biên chế mà chuẩn bị cho tương lai.

 

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Sẽ thực hiện “3 công khai – chất lượng, nguồn lực đội ngũ và cơ sở vật chất, công khai sử dụng tài chính” từ năm học này. Khi thực hiện “3 công khai” thì người học và gia đình sẽ có quyền đánh giá và lựa chọn những cơ sở GD nào có chất lượng.

 

Đã có 55/63 sở có Phòng Khảo thí và đánh giá chất lượng. Đến năm 2010, Bộ yêu cầu tất cả các cơ sở GD ĐH và chuyên nghiệp phải tham gia đánh giá chất lượng.

Vụ Tổ chức cán bộ đang có kế hoạch cụ thể, 2008 đã bắt đầu triển khai thí điểm và trong Chiến lược có nêu đến năm 2010 sẽ tiến tới 100% những người được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng.

 

Hiện nay giáo viên ở bậc tiểu học là không còn thiếu, thậm chí có nơi thừa. Giáo viên thiếu chủ yếu ở các môn học đặc thù: Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tin học, GD thể chất, GD nghệ thuật…

 

Chủ trương tiến dần đến hợp đồng giáo viên là cơ hội tốt để tiếp tục mời và ký với lực lượng bên ngoài tham gia.

 

- Cũng nhiều ý kiến cho rằng, việc hợp đồng giáo viên không mới mà đến năm 2010 Bộ GD-ĐT đưa chủ trương xóa biên chế. Nhưng vẫn tồn tại một đội ngũ giáo viên rất lớn, gần 1 triệu trong biên chế thì có tạo được cạnh tranh như mục tiêu kỳ vọng đột phá đề ra?

 

- Đó là một thực trạng phải chấp nhận. Nhưng chắc chắn sẽ có những giải pháp hỗ trợ để vẫn tạo nên sự động viên một cách làm việc đúng mức, cống hiến nhiều hơn nữa của đội ngũ đã được biên chế. Cụ thể, sẽ có đánh giá thực chất từng người: HSSV đánh giá giáo viên, giảng viên và trong chiến lược đã trao quyền trả lương cho hiệu trưởng để tạo nên cạnh tranh.

 

Vụ Tổ chức cán bộ rà soát và có chiến lược cụ thể. Trong giai đoạn giao thời này sẽ có 2 loại hợp đồng và biên chế giáo viên. Sẽ phải chấp nhận trong cơ sở GD sẽ có 2 đối tượng là giáo viên làm hợp đồng và giáo viên đang biên chế. Nhưng, bằng các cơ chế đánh giá và bằng việc trả lương của hiệu trưởng cho từng giáo viên sẽ làm cho những người trong biên chế sẽ có những sự thay đổi.

 

Theo chiến lược đề ra, từ năm 2009, hiệu trưởng các trường ĐH sẽ quyết định trả lương cho giáo viên sẽ bắt đầu ở các cơ sở GD ĐH. Ở một số trường ĐH nước ngoài hiệu trưởng đã quyết định trả lương cho giảng viên cao, thậm chí có giảng viên nhận lương gấp 10 lần giảng viên khác…Việc định ra các tiêu chí sẽ giao cho các trường.

 

Nhiều nơi đổi mới phương pháp đối phó

 

HS Trường tiểu học Kim Liên trong lễ khai giảng năm học 2008 - 2009. Ảnh: Lê Anh Dũng
- Được biết, Viện Khoa học GD Việt Nam đã có khảo sát về đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường sư phạm. Ông có thể nói rõ về kết quả?

 

- Chúng tôi đã tiến hành khảo sát quy mô nhỏ ở khoảng 10 trường ĐH sư phạm và 1 số ĐH khác. Có thể nói, phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông là rất mạnh nhưng cũng phải nói thật là chưa có thực chất.

 

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhiều nơi vẫn hình thức. Đổi mới phương pháp dạy học hiểu đúng nghĩa là phải tận dụng những phương pháp truyền thống 1 cách tốt nhất và làm cách nào để cho giới trẻ làm việc nhiều nhất thì chưa có chuyển biến rõ.

 

Đến ĐH thì chủ yếu vẫn giảng dạy theo lối thuyết trình. Không thể phủ nhận là thuyết trình không tích cực, nhưng nên có mức độ lạm dụng quá sẽ trở nên không tích cực.

 

- Cảm ơn ông! 

  • Tùng Linh (ghi)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>