221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1142614
Thi nghề phổ thông: Chủ yếu là thi...nấu ăn
1
Article
null
Thi nghề phổ thông: Chủ yếu là thi...nấu ăn
,

 - Nấu ăn đang trở thành môn học nghề được nhiều HS lựa chọn. Ngoài ra, các nghề điện dân dụng, tin học, trồng rừng, làm vườn và cắt may cũng được HS lựa chọn học và thi để tăng thêm điểm số cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngày 24/12, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức thi nghề phổ thông cho HS Hà Tây và Mê Linh cũ. Có hơn 32.500 HS đăng ký dự thi 6 nghề.

Trong đó, thi điện dân dụng chiếm số lượng lớn nhất với hơn 11.000 HS, tiếp đến là các môn tin học, nấu ăn, làm vườn.

Nấu ăn dễ nhất

Loay hoay hỏi bài lý thuyết, lớp thi nghề nấu ăn Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông, HN). Ảnh: Bảo Anh

Trường THPT Quang Trung (Hà Đông) có 633/655 HS thi và có đến hơn một nửa (364 HS) thi nấu ăn, số còn lại thi điện dân dụng. Trong gần 900 HS lớp 12 tham gia thi nghề của Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), có khoảng 300 em đăng ký thi nấu ăn, 400 em thi điện.

Thầy Nguyễn Sỹ Khiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho rằng, giáo viên dạy nghề không bài bản, chắp vá.

Theo cô Cao Bạch Vân, Hiệu trưởng Trường Quang Trung, ở Hà Tây cũ thì: khoảng 99% giáo viên dạy nghề không có chứng chỉ và chưa có khóa học nào đào tạo. Do đó, giáo viên nghề hiện nay chủ yếu kiêm nhiệm. Giáo viên Vật lý, Kỹ thuật công nghiệp dạy điện dân dụng. Các giáo viên dạy Giáo dục công dân, dạy Văn còn dư thì trường bố trí dạy... nấu ăn. Theo cô Vân, nấu ăn thuận lợi hơn vì những giáo viên đều là bà nội trợ trong gia đình, trường chỉ cung cấp thêm tài liệu.

Có lợi thế là tiền thân của trường vừa học vừa làm, Trường THPT Lê Quý Đôn tổ chức dạy 3 nghề: điện, nấu ăn và tin học với những giáo viên đã được đào tạo "căn bản", thầy Nguyễn Sỹ Khiêm khẳng định. Cũng có nhiều HS đăng ký nấu ăn nhưng không đủ giáo viên (4 người) nên trường chỉ tổ chức được 6 lớp. Ông Khiêm nói học nghề có hiệu quả nhưng không phải học xong, tất cả đều nấu ăn được. 

Học "hình thức" thi vui vẻ

Để được dự thi, HS phải học đủ 105 tiết nghề lớp 11, đạt điểm trung bình trở lên và học bổ sung tiếp 75 tiết để hoàn thành khóa học nghề phổ thông 180 tiết. Do đó, Trường THPT Lê Quý Đôn chỉ có 893/951 HS lớp 12 và 920 HS học nghề dự thi. Số còn lại do không học đủ 180 tiết (nghỉ quá 6 buổi), lớp 11 không đủ điểm trung bình.

Chủ tịch Hội đồng coi thi Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Nguyễn Thế Quang  nhận xét, điều kiện để dạy nghề trong trường phổ thông còn eo hẹp. Hơn nữa, giáo viên dạy Kỹ thuật đã dạy 17 tiết/tuần, nay phải đảm nhiệm thêm ngoài giờ là khá nặng.

Thầy Minh, giáo viên Vật lý (Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông) tham gia giám thị tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung nhận xét, học nghề phổ thông tác dụng không cao, chỉ là bài toán để hỗ trợ cho thi tốt nghiệp. Nấu ăn hiệu quả kém vì không đi học HS cũng có thể nấu ăn được.

Mặt khác, tổng số tiết nghề 3 tiết/tuần cũng khá vô lý khi các môn văn hóa khác như Vật lý cũng chỉ 2,5 tiết/tuần. "Chỉ làm món ăn không cần nhiều thời gian đến vậy. Nặng tính hình thức!", thầy Minh nhận xét tiếp. Để ý nhiều năm, thầy Minh thấy thi điện dân dụng năm nào cũng là lắp bảng điện. Nhiều giáo viên mang tư tưởng để HS thi cho xong.

Năm học trước, tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp nghề loại giỏi Trường THPT Lê Quý Đôn chiếm 70%, tỷ lệ đỗ 98%. Trường THPT Quang Trung không có HS trượt, đỗ giỏi chiếm khoảng 30%, gần 20% đỗ trung bình, còn lại đỗ khá.

Một số hình ảnh trong ngày thi nghề tại 3 trường: THPT Lê Quý Đôn, chuyên Nguyễn Huệ, Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội):

Cặm cụi thi nghề điện tại Trường THPT Quang Trung (Hà Đông, HN).

Vui nhộn nấu ăn.

Nấu xong, chấm xong... và ngả ra liên hoan tại chỗ (Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông).  

Lặng lẽ thi Tin tại Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.

  • Bảo Anh - Ảnh: Lê Anh Dũng                     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,