221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1134353
Rầm rập đi "nhét" chữ
1
Article
null
Rầm rập đi 'nhét' chữ
,

 - 6h chiều, Hoàng Khang (HS lớp 9, Trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP.HCM) đến lớp học thêm với 2 chiếc cặp và 1 ổ bánh mì. Một cặp cho lớp học ban ngày và một cặp cho lớp học thêm. Sách vở để học ở trường rất nhiều nên Khang không thể dồn vở học thêm vào được.                                        

Hai chiếc cặp quá cỡ của Hoàng Khang. Ảnh: Đ.T

Tấp nập “giờ cao điểm”

Từ chú bảo vệ đến các cô nhân viên văn phòng Trường Tiểu học Trần Quang Diệu - điểm học thêm của học sinh Trung tâm Văn hóa Tri Thức - đều quen thuộc với hình ảnh này.   

Nhà ở tận quận Gò Vấp nên khi kết thúc giờ học buổi chiều ở trường, Khang đi bộ qua điểm học thêm và thường xuyên phải ăn bánh mì trước khi vào lớp.

 Khang nói: “Lớp con có mấy bạn đi học thêm ở những trung tâm lớn ở quận 1, con cũng muốn ra đó học. Nhưng mẹ con không chở đi được nên phải học ở gần trường”.

Còn Công Tùng, đã thành thông lệ, đến phòng ghi danh nhận một hộp cơm và một chai nước trước giờ vào lớp.

Cũng như nhiều học sinh khác, Tùng vội vã đi từ trường qua chỗ học thêm để nhận khẩu phần nói trên do mẹ em gửi ở văn phòng trung tâm.

Một nhân viên của trung tâm cho biết: “Ngày nào cũng thế! Hai mẹ con không có thời gian gặp nhau nên phải nhờ chúng tôi chuyển cơm giúp.

Tùng là học sinh "đặc biệt" vì có cơm ăn, còn các học sinh khác đều ăn tạm bánh mì hoặc bánh tráng trộn.

Những quang cảnh tương tự diễn ra hàng đêm ở nhiều điểm học thêm khác, như Trường THCS Lê Lợi (quận 3), Nguyễn Thượng Hiền (Tân Bình), Bùi Thị Xuân (quận 1)…

6 giờ chiều, HS lũ lượt kéo đến các trung tâm bồi dưỡng văn hóa - cũng là điểm học thêm - tạo nên một quang cảnh thật nhộn nhịp. Vài học sinh khệ nệ ôm 2 chiếc cặp vào trường, nhiều học sinh vừa tranh thủ ăn vội ổ bánh mì, và không ít em lộ rõ vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt. 

Hầu hết các em đều mặc nguyên đồng phục của các trường học gần đó.  

Học thêm để yên tâm hơn

Ăn vội bánh mì để kịp giờ học thêm. Ảnh: Đ.T
Nhiều phụ huynh cho biết họ cho con đi học thêm vì sợ con mình không theo kịp bạn bè trong lớp, không tiếp thu tốt bài vở và không đạt kết quả cao trong các kỳ thi.   

Chị N.T.B.V, có con đang học lớp 9, cho biết: “Năm cuối cấp, tôi quyết định cho cháu đi học các môn chính như Toán, Văn, Anh. Ngoài ra, do giáo viên dạy Lý ở trong trường không tốt nên tôi cho cháu học thêm môn này nữa. Riêng môn Văn thì cháu mới học năm nay và vào tối Chủ nhật”.

Tại Trung tâm Tri Thức, chúng tôi hỏi chuyện chị Nguyễn Thùy Nga có con đang học tại Trường THCS Lê Quý Đôn.

Chị cho biết: “Tôi không yên tâm lắm nếu để cháu chỉ học ở trong trường mà không học thêm. Thời gian ở trường chắc chắn không đủ để giáo viên dạy nâng cao hay quan tâm kỹ đến từng học sinh. Dù gì, ở trung tâm học thêm, một lớp chỉ 20-30 học sinh thì thầy cô giáo có thể dạy kỹ hơn”.

Cũng có trường hợp phụ huynh cho con đi học thêm sau khi nghe con nói rằng trong lớp có thầy môn này hay cô môn kia dạy khó hiểu.

Chẳng hạn như anh Hà Quang Thái (Trần Văn Đang, quận 3) đã quyết định cho con đi học thêm dù thấy con học nhiều cũng xót. Anh kể: “Cháu đi học về và nói là giáo viên dạy Toán ở trường dạy khó hiểu bài. Nếu không cho cháu đi học thêm ở ngoài, tôi sợ không đạt kết quả cao ở các kỳ thi sắp tới”.

Một phụ huynh có con đang học tại THCS Đoàn Thị Điểm cũng cho biết: “Ngay bài kiểm tra đầu tiên của môn Văn con tôi đã bị điểm dưới trung bình. Và theo như cháu nói, cô giáo dọa nếu không đến học thêm thì khó lòng có điểm cao. Tôi đành cho con đi học thêm để không bị điểm kém nữa”.

Không chỉ phụ huynh, bản thân nhiều học sinh cũng lo lắng nếu không học thêm. Em Hoàng Khang là một ví dụ. Đang là học sinh lớp 9, nên Khang phải tăng tốc học thêm kín các buổi trong tuần. Một ngày học của Khang bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc 21g.

Hoàng Khang nói: "Lớp con có nhiều bạn đi học thêm nên con cũng phải theo không là thua kém bạn bè. Năm cuối cấp nên phải học cật lực để thi vào lớp 10".

Trò học thêm, thầy cô có lợi?

Hiện nay, một số trung tâm bồi dưỡng văn hóa đã liên kết với một số trường học để quảng cáo các chương trình dạy thêm đến từng lớp học.

Qua hình thức liên kết này, giáo viên sẽ giới thiệu học sinh cho các trung tâm và bù lại, các trung tâm sẽ chia cho giáo viên 10-15% số tiền học phí thu được từ những học sinh học thêm được các giáo viên giới thiệu.

Chúng tôi cũng được nhiều phụ huynh phản ánh về việc một số trường có chủ trương cho học sinh học thêm vào buổi tối.  

Chị Đồng Thị Kiểu, có con đang học lớp 6 một trường THCS ở Gò Vấp, kể: “Đầu năm học, hiệu trưởng của trường phổ biến trước toàn trường rằng do chương trình nhiều, thời gian không đủ nên buổi học chính khóa các em sẽ học lý thuyết, buổi chiều các em đi học thêm để làm bài tập”.

Trong buổi họp phụ huynh của lớp, cô giáo chủ nhiệm còn nhắc nhở tất cả phụ huynh: “Việc học thêm vào buổi chiều đã được sự đồng ý của Sở GD-ĐT. Nếu phụ huynh nào không cho con đi học thêm phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập của các em”.

Nghe cô giáo phổ biến như thế, phụ huynh nào cũng ký tên đồng ý cho con mình đi học thêm 3 buổi chiều/tuần tại cơ sở bồi dưỡng văn hóa của trường.

  • Đoan Trúc

*********************************

Ho ten: Nguyễn Việt Hùng
Dia chi: Hà Nội

Bài viết nêu lên một thực trạng gây bức xúc cho rất nhiều bậc phụ huynh, nhưng không mấy phụ huynh dám nói vì lo ảnh hưởng tới con cái mình. Tôi thực sự thấy thương các em học sinh vì "nạn" học thêm, tuổi của các em là lúc cần được phát triển toàn diện cả trí tuệ, thể lực. Thế mà chỉ lo phải nhồi "thêm", liệu các em có thể trở thành con người  xã hội chủ nghĩa được không? Có lẽ đồng chí Bộ trưởng GD - ĐT nên bớt chút thời gian đọc bài này?

Dia chi: Hải Dương
E-mail: nguyetsinh2004@yahoo.com
 

Mấy năm nay chúng ta cứ ầm ĩ lên nào là cải cách giáo dục, chấn hưng nền giáo dục, "2 không", " 4 không" ..nhưng con cháu chúng ta vẫn cứ phải gồng mình nên để nhồi nhét chữ vào đầu. Học đến nỗi không chỉ "đầu to, mắt cận" mà còn "lồi mắt" ra, mỏi mệt đến quên ăn, lúc nào cũng ngơ ngơ, ngáo ngáo như người mất hồn. Hỡi những nhà quản lý giáo dục, hãy làm đi đừng hô hào suông nữa!

Ho ten: Ngoc Minh
Dia chi: Bắc Ninh


Nhìn cảnh các em "chạy sô" học thêm thật tội nghiệp. Giáo dục Việt Nam đã tạo ra hàng loạt những con người của trí thức hàn lâm, rất nhiều điều thực tế quan trọng trong cuộc sống lại chẳng ai quan tâm. Nếu bây giờ chúng ta hỏi tỷ lệ học sinh biết bơi chắc chẵn câu trả lời sẽ là hầu hết không biết. Nhiều kỹ năng sống quan trọng không kém kiến thức sách vở chúng ta đã bỏ qua.

Ho ten: Nguyễn Tiến Thành
Dia chi: Hà Nội

 
Thực trạng về giáo dục ở Việt Nam là một vấn đề nhức nhối đã lâu nhưng dường như cục u nhọt này ngày một lớn lên và không được quan tâm thích đáng. Những vấn đề về cải cách giáo dục trong hàng thập kỷ qua năm nào cũng như năm nào, đều được nhắc đến. Tuy nhiên, thực trạng vẫn là thực trạng, phương pháp giải quyết thì ngổn ngang lộn xộn. Đôi khi còn khiến vấn đề còn tồi tệ hơn.

Theo tôi, có lẽ cách tiếp cận và những giải pháp vĩ mô của chính phủ quá tập trung vào những vấn đề hiển hiện trước mắt chứ không xem xét nhiều đến những nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Điều này sẽ tạo ra một cái vòng luẩn quẩn mà để càng lâu càng khó thoát ra.

Tôi chỉ băn khoăn chỉ một câu hỏi thôi, nhưng câu trả lời chắc cũng khó kiếm. Liệu những học sinh kia học nhiều như vậy, hy sinh rất nhiều nụ cười, hạnh phúc trong thời thơ ấu như vậy nhưng có đạt được những thành công xứng đáng với sự vất vả, hy sinh của các em  không?

Có lẽ thật khó trả lời phải không các bạn. Bởi vì các em chỉ được học trong những môi trường chỉ có lý thuyết suông với những môn học kinh viện. Tôi chưa từng thấy ở Việt Nam có một bộ môn nào dạy về cách đạt được thành công và sống hạnh phúc.

Nhiều người cho rằng đó là do số mệnh, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Ai trong đời dù có nhiều khó khăn nhưng đều có những cơ hội, nhưng biết được cơ hội và biết cách nắm bắt cơ hội là điều cốt yếu. Và liệu với việc học trong trường học, ngay cả trường đại học, các em có học được điều này không. Tôi dám chắc là không. Vậy, các em có thể học được điều này ở đâu? 

Có thể trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu học bằng những cách này, cái giá phải trả là những sai lầm, đôi khi thất bại cũng giống như người mù đi tìm đường vậy.

Liệu ai có câu trả lời thích đáng cho câu hỏi này, xin email cho tôi hoặc chia sẻ cho các bạn ở đây. Rất vui nếu nhận được thư chia sẻ về thành công của các bạn

Ho ten: HTH
Dia chi: Hà Nam

 “Việc học thêm vào buổi chiều đã được sự đồng ý của Sở GD-ĐT. Nếu phụ huynh nào không cho con đi học thêm phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập của các em”. Pó tay! Học sinh học kém nhà trường và cô giáo không chịu trách nhiệm. Thật là vô trách nhiệm, vô cảm ... và vô  giáo
dục!

Ho ten: Đức Thắng
Dia chi: Đà Nẵng

Đa phần người lớn chúng ta đều biết trẻ em đang tuổi cắp sách đến trường cần phải có "tuổi thơ" nhưng hầu như cách hành xử và thích ứng đều ngược lại. Nguyên nhân đầu tiên là căn bệnh bằng cấp và thành tích đã ngấm vào máu thịt không chỉ của các nhà quản lý mà hầu như mọi ngưòi dân. Vì thế, bất kỳ ai có cơ hội hay tự cho là sẽ có cơ hội đều phải "gồng" mình lên để học, để có nhiều kiến thức. Sau đó hệ thống GD-ĐT của chúng ta từ lâu đã có vấn đề khá nghiêm trọng "đầu cơ để đầu tư" và "làm kinh tế giáo dục". Khái niệm đầu cơ ở đây đơn giản như giáo viên dạy trên lớp sơ sài, không tâm huyết, nhưng dạy thêm ở nhà thì ngược lại và dĩ nhiên họ thu nhiều tiền...

Vấn đề nghiêm trọng là ở chỗ hầu như ai cũng suy nghĩ các cháu học nhiều, biết nhiều sau này sẽ có khả năng tìm được việc làm thu nhập cao và chỗ đứng trong xã hội. Đây là ngộ nhận chết người bởi Trẻ em vẫn là Trẻ em; ở lứa tuổi dưới HS trung học. Chúngcần đựoc giáo dục, dạy dỗ và học văn hoá nhưng cái cần không kém nữa là vui chơi thoả thích, nghỉ ngơi hợp lý. Đó chính là lý do tại sao tỷ lệ HS ở TP mặc dù tốt nghiệp và đạt điểm trung bình cao hơn nhiều ở nông thôn nhưng sau khi tốt nghiệp và đi làm một thời gian ngắn thì "tụt hậu" so với bạn đồng nghiệp ở nông thôn hay xuất thân gia đình kinh tế khó khăn hơn về mặt tư duy quản lý, điều hành và tư duy sáng tạo ...

Đơn giản là "đầu óc" chúng đã già nua hơn các bạn khác bởi bị nhồi nhét liên tục, quá nhiều không có thời gian "phục hồi sức khoẻ"...  Tuổi thơ vui vẻ, hồn nhiên không có lấy đâu ra tâm hồn trong sáng, lãng mạn, lấy đâu ra những nét hồn nhiên, sang tạo của con người; khi khôn lớn đa phần chúng đều tính và tính miễn sao nhiều tiền và vì thế chúng già đi rất nhanh so với lứa tuổi... Làm sao có được tương lai bằng cách đào tạo và học thêm điên cuồng như thế !?

Ho ten: Thao Tran
Dia chi: Quy Nhơn


Vấn nạn này ở đâu trên nước ta mà chả có! Lớp 9 đi học thêm là chuyện thường, vì trước mắt là một kỳ thi chuyển cấp căng thẳng có khác gì thi ĐH! Tội nghiệp cho học sinh lớp 6, vừa chân ướt chân ráo vào trường TH, mà giờ học cũng sít sao, căng thẳng phát ớn. Sáng học chính khoá, 11h15 về tới nhà, chờ mẹ nấu cơm xong, ăn vội để 1h30 học phụ đạo tại trường; 5h về; nghỉ ngơi tí chút để 7h có mặt tại nhà các thầy giáo uy tín. 9h về nhà lo bài ngày mai ở trường. May mà ở tỉnh lẻ, trường gần nên còn được về nhà, chứ không thê thảm như học sinh của TP trong bài viết trên đó. Lớp 6 đã thế, còn lớp 9, 12 thì không biết thế nào là giờ giấc.

Giáo dục của đất nước mình nặng nề về thi cử, xã hội của bằng cấp. Là phụ huynh biết thế là phản giáo dục nhưng có dám để con em mình không chạy sô học thêm! Chương trình học nặng nề ; con mình chỉ là người bình thường, không phải nhân tài, không xuất chúng, thì phải chạy đua trong hành trình nạp kiến thức.

Hi vọng đến đời cháu, đời chít, giáo dục Việt nam ta theo kịp thế giới, lúc ấy sẽ tìm thấy nụ cười rạng rỡ trên mặt những đứa trẻ được gọi là học sinh. Mỗi sáng thức dậy là một ngày hạnh phúc. Chẳng như bây giờ, mỗi sáng thức dậy, bọn trẻ con lại bước vào cuộc chiến đấu mới, mà vũ khí là tiền bạc, sức khoẻ, và sự chán ngán, mệt mỏi của cả mẹ và con.

Ho ten: Quoc Anh
Dia chi: Đà Nẵng

Còn lý do nữa mà tôi chưa thấy các bạn nhắc đến đó là: 1. Phụ huynh không quan tâm đúng mức đến việc học của con cái. 2. Vì sĩ diện, không muốn cho con mình thua kém các bạn về mọi mặc, kể cả đi học thêm. 3. Ai cũng muốn con mình trở thành thần đồng nhưng không nghĩ đến
thần kinh của nó.

Ho ten: Ngoc Mai
Dia chi: Hà Nội

Tôi có hai đứa con học tại trương TH và THCS tại Hà Nôi. Tôi cũng đã từng thử cho con đi học têm, nhưng khi về nhà kiểm tra vở học thêm của con cũng không thấy có gì gọi là kiến thức mới. Vì vậy, tôi quyết định cho con tự học ở nhà và kèm cặp con. Tuy nhiên, tôi vẫn nơm nớp sợ con mình bị trù dập.

Ho ten: thuy
Dia chi: ha noi


Trước kia mình cũng đã từng đi học thêm nhưng quả thật là chỉ được 1 đến 2 hôm rồi bỏ. Thứ nhất là vì đi học thêm chưa hẳn là hiểu được nhiều bài biết được nhiều vấn đề, thứ 2 là đi học thêm làm mất quá nhiều thời gian ma học sinh không thể có thời gian học bài ở nhà thì như vậy có học thêm nhiều bao nhiêu đi chăng nữa  cũng vô ích  thôi. Nhưng thời đại ngày nay là các bậc phụ huynh cứ tưởng con mình đến trường học thêm đi học cả ngày là giỏi. Họ không biết được đấy chính là làm hư con mình thôi. 

Ho ten: Dinh Nguyen Nhu Thanh
Dia chi: 76 Tran Hưng Dao, Hà Nội


Học thêm cũng là một nhu cầu chính đáng được tôn trọng, hoàn cảnh chung của xã hội chúng ta còn khó khăn nên cần nhìn mọi vẫn đề ở góc độ tích cực hơn là tiêu cực, khi đi học thêm cũng phần nào giảm được áp lực với phụ huynh khi chương trình học ngày càng khó và phụ huynh không thể dạy con mình. Tôi thấy báo chí dạo này "lá cải" có vẻ nhiều, báo điện tử thì sai chính tả, sai dấu thường xuyên không ai nhắc, việc học thêm nếu tổ chức tốt tôi luôn ủng hộ, các vị hãy làm gì đó thực tế hơn là ngồi đó bàn cho loạn lên.

Ho ten: Nguyễn Hoài Đức
Dia chi: An Giang


Tôi đã từng là học sinh, nên tôi nghĩ, việc học thêm sẽ không làm cho con em chúng ta phát triển hay tiếp thư được thêm nhiều kiến thức! nếu gia đình biết cách động viên, hướng dẫn cách học cho các em, tôi nghĩ cách ấy sẽ làm cho các em ham học hỏi hơn và dễ dàng tiếp thu hơn. Một điều khác quan trọng hơn nữa là cách giảng dạy của giáo viên. Theo tôi đang biết thì các giáo viên hiện nay, đa số là đi dạy để lấy tiền lương, chứ chưa thật tâm dạy dỗ thế hệ mai sau. Do đó, cách truyền thụ của các giáo viên này không đủ sức hướng các em đến bài học trên lớp, dẫn đến mất kiến thức và các em phải đi học thêm. Do đó, việc đầu tiên để kiềm chế, quản lý được việc học thêm của các em, cần phải xem xét lại phương pháp giản dạy của giáo viên trong nhà trường. Thật tội nghiệp khi các em tiểu học, trung học cơ sở phải học cả sáng chiều trong ngày, sáu ngày trong tuần.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>