221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1130965
Nhà giáo nhân dân, ưu tú dành cho "sếp"?
1
Article
null
Nhà giáo nhân dân, ưu tú dành cho 'sếp'?
,

 -  100% người nhận danh hiệu  Nhà giáo ưu tú (NGƯT) của Hà Nội đều là cán bộ hoặc nguyên cán bộ quản lý.  Trong 17 NGƯT của Bắc Ninh cũng chỉ có tên 1 giáo viên. Danh sách ở các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Nam, Đắc Lắc, Cà Mau… đều “trắng” giáo viên.

Những giáo viên vùng sâu, vùng xa khó được tôn vinh, bởi không dễ có được tiêu chuẩn "HS giỏi cấp tỉnh" hay "sáng kiến khoa học. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngày 17/11, Chủ tịch nước ký quyết định công nhận danh hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân (NGND) và NGƯT cho 917 thầy cô giáo. Đây là đợt công nhận có số lượng NGND và NGƯT cao nhất từ trước tới nay.

Trong số đó, thành phần cán bộ quản lý, hiệu trưởng các trường chiếm tỷ lệ khá cao. Số người được nhận danh hiệu cao quý của nghề đứng lớp ở giáo viên lại không nhiều.

Theo danh sách 815 NGƯT, có 301 NGƯT thuộc khối các tỉnh, thành phố. Trong số đó, cán bộ quản lý cấp trường, phòng, Sở GD-ĐT, chủ tịch công đoàn và nguyên là cán bộ quản lý chiếm hơn 200 người. Ngoài ra, còn có 22 NGƯT đặc cách nguyên là cán bộ quản lý các cấp.

Ví dụ, Sở GD-ĐT Hà Nội có 21 NGƯT (1 đặc cách) thì tất cả đều là cán bộ quản lý, hoặc nguyên cán bộ quản lý các cấp, trong đó chủ yếu của Hà Nội cũ và 4 cán bộ của tỉnh Hà Tây cũ.

Hải Phòng có 13 NGƯT, nhưng trong đó cũng chỉ có 2 giáo viên, còn lại đều là hiệu trưởng của các trường từ mầm non đến THPT và 1 chủ tịch công đoàn quận.

Tương tự, tỉnh Bắc Ninh có 17 NGƯT thì cũng chỉ có 1 giáo viên; Thanh Hóa có 16 NGƯT (2 giáo viên), Thừa Thiên - Huế 14 NGƯT (1 giáo viên); Kiên Giang 21 NGƯT (3 giáo viên). Các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Nam, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đồng Nai, Hậu Giang Cà Mau… đều “trắng” giáo viên. Tỉnh Cao Bằng năm nay là địa phương không có ai được lọt vào danh sách này.

Cao hơn nữa, trong 101 NGND hoàn toàn vắng bóng giáo viên phổ thông.

Phấn đấu vì thi đua phải bài bản!

Trong đợt phong tặng vừa qua, tỉnh Bắc Kạn có 1 NGND, 5 NGƯT và 1 NGƯT đặc cách, đều là lãnh đạo trường, phòng và Sở GD-ĐT.

Theo ông Nguyễn Văn Bền, Giám đốc Sở GD-ĐT (vừa được phong tặng danh hiệu NGND), ngành đã đề nghị danh sách lên 20 người, nhưng chỉ có 7 người được gửi tiếp lên trung ương và đều được xét duyệt.

Ông Bền cho rằng, quy trình xét duyệt ở các bậc khá chặt chẽ, từ trường, đến phòng, đến sở, lên tỉnh. Tỉnh Bắc Kạn có hơn 6.000 giáo viên, nhưng đến nay mới chỉ có 11 người được phong tặng do nhiều tiêu chuẩn không đạt được cùng một lúc.

Cụ thể, có giáo viên lâu năm đứng giảng, nhưng thiếu đề tài nghiên cứu sáng tạo trong giáo dục hoặc không đủ cơ số năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua (CSTĐ) các cấp... Thậm chí, một số giáo viên cũng không chú ý đến danh hiệu này để phấn đấu vì thi đua phải bài bản.

Ông Bền cho biết, điểm khó nhất ở Bắc Kạn là việc hoàn thành được một đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Hằng năm, ngành đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm lên nhưng tỉnh thường chỉ cấp kinh phí cho 1 đề tài. Ở vùng cao, giáo viên đi dạy cũng đã khá vất vả thì việc đầu tư cho đề tài cũng không dễ dàng.

Nếu những điều kiện trên đã đạt được mà mắc ở vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm thì cũng không đạt. Khi hội đồng nhà trường cũng như phụ huynh, HS bỏ phiếu tín nhiệm, nhiều giáo viên đã "trượt" mất tiêu chuẩn này nên không đạt được danh hiệu, ông Bền giải thích.

Đồng quan điểm trên, ông Bùi Văn Quang, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Bắc, tỉnh Lạng Sơn cho rằng, ngoài những quy định cứng như bao nhiêu năm là chiến sĩ thi đua, có sáng kiến giáo dục thì tiêu chuẩn "uy tín" mang tính chất định lượng, vô hình khiến nhiều giáo viên mất cơ hội.

Ông Đỗ Văn Thuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh (vừa được phong tặng danh hiệu NGƯT) nhận thấy, nhiều người đạt hầu hết các tiêu chuẩn nhưng lại bị "vướng" uy tín, là sự suy tôn của tập thể công tác. Do đó, những trường hợp này thường bị loại ngay từ cơ sở. Hiện nay ở Quảng Ninh, trong tổng số 18.000 giáo viên, cũng mới chỉ có khoảng hơn 70 nhà giáo được phong tặng danh hiệu này. 

Danh hiệu dành cho "sếp"?

Nhiều cán bộ lãnh đạo muốn "mông má" cho danh hiệu của mình, mà những người này chủ yếu đã rời xa bục giảng. Điều này khiến cho giáo viên thiệt thòi, một cán bộ của tỉnh Thanh Hóa nhận xét. Một khi người quản lý chưa được phong tặng thì những giáo viên ở dưới "khó" được đưa ra bình xét. Một thực tế, nhiều giáo viên có thể đạt được danh hiệu này, nhưng vì nhiều lý do như "uy quyền" của người lãnh đạo, rồi chính bản thân các giáo viên "níu nhau" nên khó thoát khỏi cơ sở.

Theo ông Bùi Văn Quang, những giáo viên vùng sâu, vùng xa lại càng khó được tôn vinh với danh hiệu này. Điều kiện sinh sống đã khó khăn, sức học của HS cũng không như HS thành thị nên để có được tiêu chuẩn "HS giỏi cấp tỉnh" hay "sáng kiến khoa học là điều vô cùng khó. Hơn nữa, do ít HS giỏi nên yêu cầu thôi thúc thông tin của HS không nhiều, không có sức ép.

Một vị nguyên là cán bộ quản lý của Sở GD-ĐT Nghệ An thì cho rằng, sàng lọc được một giáo viên bình thường vào danh sách này không dễ. Họ có thể đạt được về chuyên môn đơn thuần nhưng công tác chủ nhiệm yếu, các hoạt động nhà trường yếu thì cũng không thể đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi.

Vị cán bộ này còn nói, nơi gian khổ thì việc bộc lộ tài năng thậm chí còn dễ hơn vì môi trường và điều kiện ở vùng sâu vùng xa khác xa vùng xuôi. Bởi, giáo viên vùng xuôi phải cọ sát và cạnh tranh khốc liệt hơn do trình độ dân trí cao hơn. Giáo viên vùng cao rất đáng được tôn vinh, nhưng sẽ bằng hình thức khác. Họ được một yếu tố là chịu khó, chịu khổ, hy sinh, cần cù, nhưng tài năng sư phạm phải được bộc lộ mọi lúc, mọi nơi (!?)

Tiêu chuẩn NGND - NGƯT:

- Đối với NGND: Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGƯT, tính đến năm xét tặng từ 6 năm trở lên và trong thời gian đó được phong tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc hoặc được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên.

- Đối với NGƯT: Tiêu chuẩn chung đối với các nhà giáo ở các cấp học, trình độ đào tạo và cán bộ quản lý: Phải có ít nhất 5 năm là CSTĐ cấp cơ sở trong đó có ít nhất 01 năm được công nhận danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, cấp Bộ, ngành hoặc được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Trước năm 2004 được áp dụng danh hiệu giáo viên giỏi tương đương với danh hiệu CSTĐ để xét tặng. Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên, riêng với cán bộ quản lý giáo dục, nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy...

  • Bảo Anh 

****************************************

Ho ten: Nguyễn Thị Vân Anh
Dia chi: 453 Kha Vạn Cân, KP7, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM

Tôi nghĩ rằng những người thầy cô đã lên được vị trí quản lý nghĩa là họ đã có một thời gian dài cống hiến trong ngành giáo dục, phấn đấu và nỗ lực hết mình, học tập nâng cao trình độ, từ một giáo viên đi lên chứ không có ai tay ngang tự nhiên lên làm quản lý. Vì vậy, không có gì phải bàn cãi khi họ xứng đáng được phong tặng các danh hiệu cao quý trên.

Ho ten: Đào Văn Lễ
Dia chi: Trung Hòa - Nhân Chính - Hà Nội

Xem trên TV, rất nhiều tấm gương các cô giáo, thầy giáo trên vùng cao, vùng xa rất vất vả chăm lo việc học hành của trẻ thơ. Những tấm gương đó làm cho người xem rất cảm động. Nhưng, sau mỗi đợt phong tặng các danh hiệu NGND, NGUT, thì chẳng thấy một ai trong số các thầy cô ở miền núi, ở vùng sâu, vùng xa được phong tặng? mà những người được phong tặng toàn là những người ở các vị trí cao, công tác tại các trường ĐH quá nhiều. Phải chăng các tiêu chuẩn bình chọn "quá ư ưu ái " cho các đối tượng này? Đề nghị Nhà nước nên xem lại cách đánh giá cống hiến để việc bình chọn được công bằng. Thử hỏi một cô giáo dạy cấp I ở vùng cao thì làm gì có "đề tài nghiên cứu khoa học " ? có mấy khi được phong tặng danh hiệu dạy giỏi? chiến sĩ thi đua?
 

Ho ten: Song Mộc
Dia chi: Thanh Hoá

Con số trong bài viết này nêu ra thì khỏi phải bàn. Tuy nhiên cũng phải nhớ một điều rằng trong ngành giáo dục "Sếp" phần đa đều là những người thầy người cô mẫu mực trong chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Chuyện những người được phong Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú chủ yếu là "Sếp" thiết nghĩ cũng không có gì phải um xùm. Không có chuyên môn giỏi, không có uy tín với học sinh, đồng nghiệp, không cống hiến cho sự nghiệp giáo dục thì sao làm "sếp" được.
 

Ho ten: Trường An
Dia chi: Nha Trang

Không biết ngày xưa cụ Chu Văn An có được phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú hay Nhà giáo nhân dân hay không? Ngày nay có được nhiều Nhà giáo ưu tú và Nhà giáo nhân dân trong bối cảnh chất lượng giáo fục của ta đang xuống cấp nghiêm trọng thì nghĩ cho thấu đáo cũng là điều đáng mừng. Bởi đây sẽ là những nhà giáo, những chiến sĩ xung kích trên mặt trận giáo dục đang sôi sục ý chí của phong trào " Hai không" mà ngành giáo dục đã phát động mới đây. Tin tưởng rằng, các thầy . cô giáo được phong tặng danh hiệu cao quý của nhà nước sẽ phát huy được phẩm chất, đạo đức trong sáng, tâm huyết và kinh nghiệm cống hiến của mình cho các đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và đông đảo nhân dân ta ngưỡng mộ và học tập.
 

Ho ten: TS Nguyễn Văn Sơn
Dia chi: Trường Đại học Mở TP.HCM

Các danh hiệu Nhà giáo ưu tú hay Nhà giáo nhân dân đếu do Nhà nước công nhận dựa theo nhiều tiêu chuẩn mà có lẽ giảng viên chúng tôi "không bao giờ" đạt được. Tôi không buồn về điều đó vì tôi không quan tâm các danh hiệu. Khi tôi có nhiều sinh viên yêu mến, tin cậy, xin tham vấn cả chuyện học hành lẫn chuyện ở đời thì tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tôi chỉ cần một danh hiệu duy nhất là "nhà giáo của học trò" do học trò tôi (qua nhiều thế hệ) thừa nhận là quá đủ rồi. Nhìn vào các tiêu chuẩn trên tôi nảy ra ý nghĩ, nếu thêm vào một tiêu chuẩn nữa là thăm dò ý kiến đánh giá của sinh viên, học sinh (với một tiêu chuẩn định lượng cụ thể nào đó) xem họ có công nhận tư cách NGUT, NGND của người được đề nghị hay không? thì sẽ có rất nhiều "sếp" bị dạt ra, để cho người ưu tú thật sự là nhà giáo của học trò, của nhân dân...

Ho ten: Nguyễn Anh
Dia chi: Thanh Oai - Hà Nội

Tôi ở Hà Tây cũ, những năm gần đây thì ngay cả danh hiệu chiến sĩ thi đia cấp tỉnh cũng vắng bóng giáo viên. Điều này thì không thể nói lỗi ở giáo viên mà do lãnh đạo các cấp hoặc không đưa vào diện xem xét hoặc tạo ra tiêu chuẩn mà giáo viên không thể tự mình tạo ra được. Ví dụ như : trường đạt tiên tiến xuất sắc thì mới đưa danh sách đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Ở tầm thấp đã thế thì giáo viên làm sao đạt được NGUT và NGND. 

Ho ten: Trần An Trị
 Dia chi: BMT
 
 Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Công nhận danh hiệu NGND, NGUT của nhà nước nhằm thể hiện truyền thống đó. Sự cống hiến của nhà giáo thường thầm lặng và họ cống hiến không phải để được công nhận danh hiệu này nọ. Sự tôn vinh nhà giáo trong tâm của học trò, của xã hội. Thật xúc động khi Thầy, Cô dõi theo từng bước trưởng thành của học trò để động viên và tự hào. Và hạnh phúc biết bao khi những học trò qua năm tháng, qua bộn bề của cuộc sống vẫn nhớ đến Thầy Cô xưa. Tuy nhiên qua các lần tôn vinh nhà giáo tôi cảm thấy chạnh lòng. Các danh hiệu thường được trao cho đa số những người thường được “vua biết mặt, chúa biết tên”. Còn đó những Thầy Cô chuyên tâm giảng dạy, và ở những nơi xa xôi hẻo lánh, ở nhờ nhà dân vì không có nhà công vụ, những nhà giáo của dân không chức danh và không lương của làng, của bản ai tôn vinh?

Ho ten: Kiên
 Dia chi: Cầu Giấy, Hà Nội
 
Theo tôi, vấn đề bài báo ở đây đề cập hoàn toàn đúng. Có thể cũng không thể nói là họ không có khả năng mà đó hoàn toàn là những người có kinh nghiệm trình độ để xứng đáng với danh hiệu đó.Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lai đối với các giáo viên hiện đang giải dạy bởi học chính là những người tác động đầu tiên đến chất lượng của giáo dục.Tôi hy vọng rằng nhà nước cần phải có thang đáng giá khác so với các cán bộ hiện đang giữ trọng trách cao hơn, tốt hơn.

Ho ten: Trần An Trị
Dia chi: BMT

Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Công nhận danh hiệu NGND, NGUT của nhà nước nhằm thể hiện truyền thống đó. Sự cống hiến của nhà giáo thường thầm lặng và họ cống hiến không phải để được công nhận danh hiệu này nọ. Sự tôn vinh nhà giáo trong tâm của học trò, của xã hội. Thật xúc động khi Thầy, Cô dõi theo từng bước trưởng thành của học trò để động viên và tự hào. Và hạnh phúc biết bao khi những học trò qua năm tháng, qua bộn bề của cuộc sống vẫn nhớ đến Thầy Cô xưa. Tuy nhiên qua các lần tôn vinh nhà giáo tôi cảm thấy chạnh lòng. Các danh hiệu thường được trao cho đa số những người thường được “vua biết mặt, chúa biết tên”. Còn đó những Thầy Cô chuyên tâm giảng dạy, và ở những nơi xa xôi hẻo lánh, ở nhờ nhà dân vì không có nhà công vụ, những nhà giáo của dân không chức danh và không lương của làng, của bản ai tôn vinh?
 

Ho ten: Đỗ Mạnh Cường
 Dia chi: 01 Võ Văn Ngân _ Thủ Đức _ TP.HCM
 
Tôi không dám bình luận về các nhà giáo (mà phần đông là nhà quản lý giáo dục thì đúng hơn) đã được phong tặng các danh hiệu cao quí. Chắc hẳn phải là những người xứng đáng với các tiêu chuẩn đặt ra. Nhưng có một thực tế. Mỗi đợt phong tặng luôn đem lại vinh dự cho một số người, nhưng cũng làm buồn lòng rất nhiều nhà giáo. Trong số những nhà giáo buồn lòng ấy, có rất nhiều người đáng kính trọng, giỏi giang, được những người bình thường (sinh viên, phụ huynh .v.v.) yêu mến, nhưng lại không phù hợp với một vài tiêu chuẩn nào đó, nhất là đôi khi họ lại là những người không thích "khai báo" thành tích. Một khía cạnh nào đó, các danh hiệu phong tặng một cách "quảng đại" như thế là tàn dư nặng nề của bệnh thành tích. Có nên được thay thế không?
 
 
 

 

*********************** 

>>>Ý kiến của bạn?


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>