221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1125127
Chỉ có 3% thanh niên nông thôn có trình độ kỹ thuật
1
Article
null
Chỉ có 3% thanh niên nông thôn có trình độ kỹ thuật
,

- Khoảng 3% thanh niên nông thôn có trình độ từ trung cấp trở lên, đặc biệt tại các vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, chỉ có khoảng 0,5% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ kỹ thuật. Số SV học các ngành thuộc khối nông – lâm – ngư cũng chỉ chiếm gần 5% tổng số thí sinh trúng tuyển ĐH, CĐ hàng năm.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: "Ở nhiều vùng, lao động nông nghiệp qua đào tạo chỉ chiếm chưa tới 1%." Ảnh: Lan Hương
Đó là những thông tin vừa được công bố tại Hội thảo Quốc gia Đào tạo Nhân lực Chế biến Nông – Lâm – Thủy sản theo nhu cầu xã hội được tổ chức sáng 5/11 tại Hà Nội.

Trong khi đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành đào tạo về chế biến sản phẩm nông nghiệp có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là 36,13%, cao hơn khoảng 3 lần so với bình quân chung của cả hệ thống giáo dục ĐH.

Bên cạnh đó, so với các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu thủy sản mang lại giá trị nội địa lớn nhờ sử dụng gần như toàn bộ lượng giống và nhân công trong nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa rồi càng thể hiện rằng quốc gia nào có khả năng tự chủ về nông nghiệp thì càng có điều kiện đứng vững .”

Chính vì thế, cả Bộ GD-ĐT và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều xác định đào tạo nhân lực chính là khâu đột phá nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp.

Sắp tới, sẽ hình thành nhóm các hiệu trưởng các trường cùng ngành nghề để cùng xây dựng chiến lược, viết giáo trình, tài liệu học tập. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sẽ tham gia cùng đào tạo theo phương thức đặt hàng, hướng dẫn SV thực hành và tiếp nhận SV sau khi tốt nghiệp.

Tháng 4/2009, cùng với tất cả các trường ĐH, CĐ khác, khối trường nông – lâm – thủy sản cũng sẽ phải công bố tỉ lệ SV có việc làm sau khi ra trường để xã hội đánh giá chất lượng đào tạo.

Các chương trình đạo tạo khối ngành này sẽ phải tham khảo chương trình nước ngoài có nền nông nghiệp tiên tiến để phát triển theo hướng hiện đại nhưng phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thiết kế lại cho phù hợp với đào tạo tín chỉ và tăng lượng môn tự chọn.

Bên cạnh đó, mỗi năm sẽ có 1 triệu lao động nông nghiệp được đào tạo tại chỗ, không lấy bằng cấp.

Đặc biệt, để ngành nông nghiệp không tiếp tục chịu thua thiệt khi tham gia sân chơi toàn cầu, thời gian tới sẽ tập trung đào tạo các nhà quản lý nông nghiệp, giúp họ nắm vững luật pháp, chính sách và thông tin kinh tế, biết các cơ hội đào tạo phục vụ doanh nghiệp.

  • Lan Hương

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,