221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1079114
"Đề xuất Thứ trưởng vì muốn người có khả năng nhất"
1
Article
null
'Đề xuất Thứ trưởng vì muốn người có khả năng nhất'
,

 - Bộ GD-ĐT gửi thông báo rộng rãi đến các cơ sở để giới thiệu ứng viên chức danh Thứ trưởng. Mong muốn việc đề xuất, bổ nhiệm ngày càng theo một quy trình bài bản hơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT Bùi Mạnh Nhị cho biết trong cuộc trao đổi chiều 24/6.

Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT.
Thưa ông, xuất phát từ đâu Bộ GD-ĐT có chủ trương giới thiệu ứng cử viên chức danh Thứ trưởng?

- Xuất phát của chủ trương này là dựa vào quy hoạch cán bộ của Bộ. Thứ nữa là dựa vào thực tiễn công tác xem xét bổ nhiệm Thứ trưởng trong thời gian vừa qua.

Bộ đã gửi thông báo kèm theo các tiêu chuẩn để các nơi giới thiệu ứng viên. Đồng thời, Ban cán sự Đảng của Bộ cũng ban hành Quy định về quy trình đề xuất bổ nhiệm Thứ trưởng để Ban Bí thư, Thủ tướng xem xét và quyết định.

Như vậy, quy trình này sẽ kết hợp cả nguồn quy hoạch và nguồn giới thiệu thêm.

Đã có quy hoạch nhưng Bộ vẫn muốn có thêm ứng viên khác để đề xuất cho Trung ương một người có khả năng nhất.

Sau khi có danh sách, Vụ sẽ trao đổi với các ứng viên, là đồng chí được giới thiệu, có đồng ý nhận lời không. Vì có thể có những người chưa sẵn sàng. Ứng viên nào đồng ý sẽ gửi lý lịch về.  

Giữa các ứng viên thuộc nguồn quy hoạch, tự giới thiệu hay được giới thiệu, ai được ưu tiên hơn?

- Năng lực thực tế và sự tín nhiệm của người đó mới mang tính quyết định. Cũng có thể hiểu đó là đợt cọ xát đối với ứng viên trong diện "quy hoạch". Trước đây, phần lớn cán bộ nằm trong "quy hoạch" nhưng nay sẽ lấy rộng hơn, với mục đích rà soát và bổ sung. Lần này, Bộ có một ứng viên "quy hoạch" là Giám đốc ĐHQG TP.HCM. 

Đã có 3 người được giới thiệu qua Ban cán sự Đảng, tôi không nêu tên vì có người có nguyện vọng ở lại tiếp tục xây dựng cơ sở, có người muốn tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện thêm...

Việc tìm thêm ứng viên bên ngoài không phá vỡ quy hoạch bấy lâu nay bởi đây chỉ là bổ sung thêm người. Người đó được chọn hay không vẫn phải chờ quá trình xem xét, không phải được giới thiệu là trúng tuyển.

Theo quy trình cán bộ, Đảng viên khi tự ứng cử phải được cấp ủy đồng ý. Vậy việc tự ứng cử chức Thứ trưởng được thực hiện ra sao?

- Đây không phải là bầu cử mà là giới thiệu. Điều đó đồng nghĩa tất cả các đảng viên có thể tham gia. Sau khi có danh sách ứng viên, Bộ GD-ĐT cũng phải cơ sở để xem xét.

Từ trước đến nay, Bộ đã làm theo quy trình này lần nào chưa?

- Đã làm đối với trường hợp xem xét, bổ nhiệm Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển. Sau khi giới thiệu thì chọn được 4 ứng viên. Bộ thông báo cho 4 ứng viên và gửi lý lịch. Sau đó, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Giám đốc 64 tỉnh, thành.

Bước tiếp theo, Bộ tổ chức một buổi để các ứng viên báo cáo kết quả công tác ở địa phương, bài học kinh nghiệm. Cán bộ chủ chốt của Bộ cũng đặt những câu hỏi, trao đổi. Sau cuộc đó, cán bộ chủ chốt bỏ phiếu tín nhiệm để chọn những ứng viên xuất sắc nhất. Nghĩa là qua rất nhiều nguồn thông tin. Cuối cùng, Ban cán sự Đảng chốt danh sách thông qua việc đánh giá, biểu quyết và gửi trình Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư, Ban tổ chức TW xem xét và quyết định.

Lúc đó chỉ có 4 ứng viên, cũng có thể có những người xứng đáng nhưng đã quá tuổi.

Sắp tới, các lãnh đạo Vụ, Viện, Cục cũng sẽ đến tuổi thôi làm công tác quản lý, Bộ có tìm kiếm nhân lực theo quy trình này không, thưa ông?

- Trước mắt, quy trình này áp dụng cho chức danh Thứ trưởng. Còn chức danh Vụ trưởng, Viện trưởng, Cục trưởng, Bộ sẽ xây dựng quy trình khác vì mỗi chức danh có yêu cầu riêng. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ xây dựng quy trình.

Theo ông, thông báo vào cuối tháng 6 thì có kịp thời gian để các ứng viên chuẩn bị khi hạn cuối cùng "chốt" danh sách là 5/7?

- Chúng tôi đã làm từ trước đó nên giờ đây đã có quy trình này. Từ khi thông báo đến lúc hết hạn sẽ có 3 tuần để các ứng cử viên chuẩn bị. Như thế là nhiều. Vì nội dung họ cần trình bày chủ yếu tập trung vào việc báo cáo nhiệm vụ và kết quả công tác được giao; những bài học lớn trong quá trình công tác, và nếu được bổ nhiệm làm thứ trưởng thì ứng viên sẽ làm gì trong năm đầu tiên. Sau đó, theo các quy trình như đã dẫn ở trên. Thời gian để thực hiện kéo dài trong 17 tuần (có sơ đồ).

Quy trình đề xuất thứ trưởng Bộ GD-ĐT.

Thông báo trên mạng hiện nay khá sơ sài và quy trình tuyển chọn còn tương đối “tù mù". Phải làm thế nào để có thể định lượng cụ thể hơn giữa các ứng viên nhằm đảm bảo công bằng?

- Những yếu tố định tính như sự tín nhiệm của cơ sở, kế hoạch công tác trong năm đầu... sẽ được định lượng qua cách trình bày của ứng viên.

Khi đã có các ứng viên tham gia ứng cử, lúc đó, Bộ có công khai danh sách?

- Việc này chúng tôi sẽ xin ý kiến Bộ trưởng sau khi đã hết thời gian nộp hồ sơ. Tuy nhiên, Bộ sẽ công khai các ứng viên vào ngày trình bày trước Ban cán sự Đảng Bộ GD-ĐT.

Xin cảm ơn ông!

  • Bảo Anh (thực hiện)
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,