221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1078926
Bộ GD-ĐT đã giới thiệu ứng viên "dự tuyển" thứ trưởng
1
Article
null
Bộ GD-ĐT đã giới thiệu ứng viên 'dự tuyển' thứ trưởng
,

- Việc công khai tuyển chọn ứng viên cho chức danh thứ trưởng Bộ GD-ĐT trên các phương tiện thông tin đại chúng được lãnh đạo các trường ĐH rất hoan nghênh và đánh giá là một tín hiệu đáng mừng nhưng cũng còn không ít những băn khoăn về quy trình này. 

Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng: Có điều lạ trong thông báo!

Hiệu trưởng nào sẽ trúng cử chức danh Thứ trưởng Bộ GD-ĐT? Ảnh chụp tại Hội nghị Tuyển sinh năm 2007 với sự tham gia của lãnh đạo các trường ĐH, CĐ: Lê Anh Dũng

Chúng tôi chưa nhận được thông báo bằng văn bản nhưng đã nhận được email của Bộ GD-ĐT đề nghị đề cử ứng viên phù hợp cho chức danh thứ trưởng.

Tuy nhiên, có điều hơi lạ là trong mẫu thư giới thiệu gửi kèm thông báo của Bộ đã ghi sẵn tên của một người (*), theo kiểu là lấy ý kiến đồng ý hay không đồng ý đề cử người này. Ngoài ra nếu muốn giới thiệu ai thì có thể viết thêm phía dưới.

Về cơ bản, tôi thấy cách thức tuyển chọn công khai này sẽ rất tốt nhưng nó còn phụ thuộc nhiều vào việc Bộ sử dụng kết quả tuyển này như thế nào. Tìm ứng viên trên phạm vi cả nước cũng khá “loãng”.

Phương thức đăng tải thông tin trên internet và báo chí, đồng thời gửi thông báo về từng trường, từng địa phương cho thấy Bộ đã chuẩn bị quy trình khá bài bản. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những thông tin bước đầu chứ quy trình tuyển chọn lãnh đạo Bộ chắc chắn phải phức tạp hơn nhiều.

Bản thân tôi không có ý định ứng cử hay đề cử ai cả.

(* Trong phiếu xin ý kiến giới thiệu ứng viên chức danh Thứ trưởng Bộ GD-ĐT có giới thiệu ông Phan Thanh Bình, sinh năm 1960, là PGS.TS chuyên ngành hóa học, uỷ viên dự khuyết ban chấp hành trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc ĐHQG TP.HCM)

PGS.TS Bùi Duy Cam, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội: Không cần thiết mở rộng đối tượng

PGS.TS Bùi Duy Cam: "Nếu được cấp trên cho phép, chúng tôi sẽ nghiên cứu để thử nghiệm hình thức tuyển chọn này." Ảnh: vnu.edu.vn

Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tuyển một lãnh đạo cao cấp thông qua hình thức tuyển chọn phổ biến công khai là một cách làm rất hay.

Tiêu chuẩn đặt ra với các ứng viên là khá phù hợp vì trên thực tế, để đảm đương chức vụ thứ trưởng cần có kinh nghiệm quản lý giáo dục và hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Tôi cho rằng không cần thiết mở rộng đối tượng tuyển chọn vì cả nước có tới vài trăm trường ĐH, CĐ, lại có 64 Sở GD-ĐT nên số lượng người đủ tiêu chuẩn là khá lớn, chỉ cần tìm được người có đủ năng lực và nhiệt tâm trong số đó là được.

Thời gian 2 tuần để các ứng viên chuẩn bị hồ sơ không dài nhưng cũng không quá ngắn. Nếu đã có nhiệt tâm và thực sự trăn trở với các vấn đề giáo dục thì ứng viên có thể xây dựng kế hoạch hành động nhanh chóng.

Bản thân tôi không có ý định tham gia ứng cử vì cũng đã lớn tuổi rồi, để các đồng nghiệp trẻ hơn làm nhiệm vụ này trong vài nhiệm kỳ thì tốt hơn.

TS. Đặng Văn Uy, Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng Hải: Quy trình tuyển chọn còn khá “tù mù”

Sáng 24/6, tôi mới biết thông tin về việc tìm ứng cử viên cho chức danh Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thông qua các nguồn tin trên mạng internet, trên báo chí chứ chưa nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ.

TS Đặng Văn Uy: "Phải thông qua con người, việc làm, đóng góp cụ thể của tân thứ trưởng để đánh giá độ tin cậy của việc tuyển chọn." Ảnh: website ĐH Hàng Hải

Tôi cũng được biết cách đây không lâu, Bộ GD-ĐT đã tuyển chức danh Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục theo hình thức gửi thông báo nội bộ về các địa phương, các trường nhưng có lẽ Trường ĐH Hàng Hải không nằm trong nhóm “tiềm năng” nên không nhận được thông báo.

Vì thế, thông báo sáng nay trên internet khiến tôi hơi bất ngờ. Nhưng tôi cho rằng chủ trương tuyển chọn công khai cán bộ cao cấp cho các cơ quan Nhà nước đã có từ lâu, đến nay Bộ GD-ĐT mới bắt đầu thực hiện. Đây là tín hiệu đáng mừng và người trong ngành như tôi cũng chờ đợi kết quả khả quan từ việc này.

Ở thời điểm này, chưa thể khẳng định được quy trình tuyển chọn có đi vào thực chất hay không mà phải đợi thông qua con người trúng tuyển, những việc làm, đóng góp cụ thể của tân thứ trưởng để đánh giá độ tin cậy của việc tuyển chọn.

Về tiêu chí tuyển chọn, tôi thấy Bộ GD-ĐT hơi thận trọng khi đưa ra yêu cầu ứng viên phải đã hoặc đang làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc các ĐHQG, Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ, Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng các đơn vị thuộc Bộ.

Thực ra, tất cả những ai đủ trình độ, đủ tâm huyết đều có thể đảm nhiệm chức vụ này.

Tuy nhiên, cũng có thể thông cảm cho sự thận trọng của Bộ vì các đối tượng trên đều kinh qua công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ nên có thể bắt nhịp nhanh với công việc và làm việc hiệu quả.

Có ý kiến cho rằng, nên mở rộng đối tượng ứng viên để tạo cơ hội cho các giáo sư Việt kiều tâm huyết với giáo dục nước nhà cùng tham gia nhưng quy định này sẽ vượt ra ngoài tiêu chuẩn của Bộ Nội vụ ban hành. Nếu Bộ GD-ĐT muốn thí điểm đặc biệt thì có lẽ phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Thông báo trên mạng hiện nay khá sơ sài và quy trình tuyển chọn còn tương đối “tù mù”. Tôi nghĩ Bộ GD-ĐT phải nói rõ sau khi nộp đơn sẽ tiếp tục tuyển chọn như thế nào, có phỏng vấn hay tranh luận, đối thoại trực tiếp không. Nếu cần chuẩn bị đề cương hoạt động để thông qua hội đồng thẩm định thì phải thông báo sớm để các ứng viên chuẩn bị.

  • Lan Hương (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,