221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1077818
"Chưa phê bình địa phương có tỷ lệ đỗ tăng nhiều"
1
Article
null
'Chưa phê bình địa phương có tỷ lệ đỗ tăng nhiều'
,

 - Kỳ thi năm nay phản ánh nỗ lực của các thầy cô giáo trên cả nước. Bộ chưa phê bình các địa phương có tỷ lệ đỗ tăng nhiều, mà chỉ yêu cầu các tỉnh này giải thích rõ. Những địa phương cố gắng đạt kết quả tốt thì phải biểu dương, tránh tình trạng không tiến bộ cũng phê bình mà có tiến bộ cũng phê bình.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2008 trong buổi gặp mặt các phóng viên sáng 20/6.

- Thưa Bộ trưởng, ông bình luận gì về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân trả lời báo chí. Ảnh: Bảo Anh

- Kết quả này phản ánh nỗ lực của hàng triệu thầy cô giáo cả nước trong năm học 2007 - 2008. Một trong các lý do là kết quả tốt nghiệp thấp của năm ngoái đã đặt ra yêu cầu các địa phương phải hết sức quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.

Điều thứ hai là đề thi. Phải làm thế nào để phản ánh đúng yêu cầu trình độ kiến thức bậc THPT, có khả năng đánh giá được học lực cơ bản của HS, nói nôm na là đề không quá khó và không quá dễ.

Kỳ thi tốt nghiệp 2007 nghiêm túc hơn rất nhiều so với các năm trước đó, cho nên kết quả giảm mạnh. Năm nay, chủ trương thi nghiêm túc tiếp tục được thực hiện. Bộ GD-ĐT cử thêm giáo viên ĐH, CĐ đến các trường, quy chế thi chặt chẽ hơn, như: điện thoại di động cất riêng trước giờ thi.

Theo tôi, sau một năm học tập và dạy tích cực, tỷ lệ tăng 9% là phù hợp. Có thể thấy, tỷ lệ HS khá giỏi tăng chỉ khoảng 1%. Bình quân 10 người đi thi, chỉ 1 người đạt loại từ khá trở lên cho thấy đó là thi nghiêm túc; chứ nếu tỷ lệ tới 30- 40% khá - giỏi mới không đúng thực tế.

Hy vọng sau 3 năm, chúng ta cơ bản xác lập được cơ chế tổ chức thi về mặt kỹ thuật. Đồng thời, về mặt nhận thức xã hội của HS và gia đình cũng tốt hơn.

- Kết quả từng địa phương cho thấy điều gì?

Có thể thấy 3 nhóm địa phương: Nhóm tăng tỷ lệ đỗ từ 5-10% (đa số các tỉnh), nhóm giảm một chút (ví dụ, TP.HCM)  và nhóm hầu như không đổi.

Kết quả kỳ thi đã chỉ rõ: chất lượng giáo dục ở các địa phương  rất khác nhau. Nhiều tỉnh tỷ lệ đạt 80 - 90%, nhưng cũng có những tỉnh chỉ đạt 40- 50%.

Năm ngoái, có tới 12 tỉnh chưa đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 50%, năm nay chỉ còn 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn, tức là có tiến bộ.

Số HS đỗ tốt nghiệp đạt khá - giỏi năm nay khoảng 11%,  tập trung chủ yếu ở các thành phố. Ví dụ, TP.HCM: 25%, một số thành phố khác  hơn 20%, còn các địa phương vùng khó khăn, chỉ 4 - 5% mà thôi.

Điều này đặt ra vấn đề phải tiếp tục quan tâm tới chất lượng giáo dục các vùng khó khăn.

Năm trước, Bộ GD-ĐT đã tổ chức 2 hội nghị về giáo dục dân tộc để xác định biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng khó. Ngoài ra, các năm trước, nhà trường quan tâm nhiều tới HS khá - giỏi nhưng 2 năm nay lại tập trung nhiều để lo cho HS yếu kém. Sự quan tâm đó đã có kết quả. Năm nay phải làm tiếp tục, bởi dự kiến từ năm sau không thi lần 2 nữa.

Kết quả thi tốt nghiệp THPT là quá trình của 12 năm học. Trước tỷ lệ tăng đột biến của một số địa phương, tăng gấp đôi, thậm chí 3-4 lần so với năm trước, Bộ GD-ĐT có động thái xử lý như thế nào?

- Đây là trách nhiệm của địa phương, Bộ GD-ĐT không xử lý. Việc đỗ hay trượt chỉ chênh nhau 0,25 điểm. Nếu năm trước chỉ 4,75 điểm, mà sau 1 năm cố gắng đạt 5 điểm thì đã đỗ.

Việc các địa phương tăng tỷ lệ đỗ bao nhiêu, cần phải về địa phương xem "họ" đã làm gì. Ví dụ, Tuyên Quang sau khi gặp "sự cố" (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất nước - PV), thì ngay trong hè, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về giáo dục, Ủy ban có chỉ thị và toàn ngành giáo dục vào cuộc, HS thì cố gắng.

Theo tôi, nếu băn khoăn địa phương tăng nhiều, sao không hỏi tới các địa phương giảm nhiều? Giảm có phải vì kém đi không? Câu trả lời là "chưa chắc".

Tới  ngày tổng kết năm học (dự kiến 31/7), sẽ tiếp tục phân tích kết quả kỳ thi, "chẻ" các số liệu. Nơi nào có chứng cớ về tiêu cực, Bộ sẽ xử lý nghiêm, không né tránh.

Không có khái niệm "thi hai trong một"

Chuẩn bị trước giờ thi. Ảnh: Bảo Anh

- Thưa ông, kết quả thi tốt nghiệp THPT đã đủ làm cơ sở cho việc triển khai kế hoạch thực hiện kỳ thi THPT quốc gia năm 2009?

- Bộ GD-ĐT không bao giờ dùng khái niệm "kỳ thi 2 trong 1". Đây là kỳ thi THPT quốc gia năm 2009, vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa là một căn cứ quan trọng để tuyển sinh vào ĐH, CĐ, trung cấp. Trong những nước trên thế giới mà Bộ có thông tin, 90% các nước không có 2 cuộc thi. Việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông cho nghiêm túc là kết quả quan trọng cho các trường xét tuyển.

10 ngày nữa, Bộ sẽ tập hợp các ý kiến đóng góp cho dự thảo đề án này để báo cáo Chính phủ. Báo cáo để Chính phủ biết chứ trong luật không nói là phải báo cáo. Còn thực thi thế nào là trách nhiệm của Bộ.

Sau 10 ngày, sẽ công bố đề án, vậy những băn khoăn cần phải giải thích, cũng như phải khắc phục sẽ thực hiện thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Với mỗi đề án, việc đa số ủng hộ, số ít lo lắng là điều bình thường. Mình phải lắng nghe, nếu thấy hợp quy luật thì làm. Chẳng hạn, trong nội dung đổi mới thi cử, phải có thi tự luận và trắc nghiệm. Sau khi làm thí điểm thi trắc nghiệm một số môn về Ngoại ngữ, Lý, Hóa,  Sinh, Bộ rút kinh nghiệm đến 2010 không mở rộng thi trắc nghiệm thêm nữa.

Bộ GD-ĐT khẳng định, năm 2009 sẽ triển khai đề án thi THPT quốc gia năm 2009 trong khi đó, đối tượng bị ảnh hưởng là phụ huynh và học sinh lại không được tham khảo ý kiến?

- Việc này, ngành giáo dục tự chủ. Còn xin ý kiến của phụ huynh, học sinh là trách nhiệm của các Sở. Sở GD-ĐT phải làm cái này.

- Cảm ơn ông!

  • Hạ Anh (ghi)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,