- Phó Chánh thanh tra Giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Bá Giao nhận định ban đầu về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2007 - 2008.
- Năm nay, nhiều tỉnh đã có tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng so với năm trước. Không ít ý kiến cho rằng, kết quả này do đề dễ. Ông nhận định thế nào?
Ông Trần Bá Giao
Việc ra đề đảm bảo đánh giá tình hình chung, mặt bằng chung HS cả nước. HS tỉnh này quan niệm dễ nhưng tỉnh khác lại cho khó, nên không thể đánh giá đề dễ. Từ trước đến nay, khâu ra đề luôn đảm bảo cho HS toàn quốc, phù hợp với tình hình chung.
Còn với mức độ đề thi như vậy, HS giỏi vẫn có thể đạt điểm cao. Cá nhân tôi cho rằng, tỷ lệ tốt nghiệp của cả nước có tăng nhưng đã phản ánh đúng chất lượng của các địa phương. Kết quả tăng thể hiện, sau 1 năm thực hiện cuộc vận động "2 không" đã được rút kinh nghiệm từ kết quả thi tốt nghiệp năm 2007 nên các địa phương đã tập trung giáo dục, chú trọng nâng chất lượng hơn.
Và điều đó càng khẳng định nếu quyết tâm chỉ đạo sát sao trong năm học, thầy cô đôn đốc học sinh lên lớp chuyên cần hơn thì kết quả sẽ khả quan hơn năm trước.
Kết quả thi của năm nay chỉ tăng khoảng 9% so với năm 2007 (tỷ lệ tốt nghiệp cả nước là 66% - PV) đã phản ánh đúng thực tế.
- Kết quả thi tốt nghiệp năm nay có sự thay đổi thứ hạng của các tỉnh?
Thống kê tính đến ngày 16/6, kết quả của các địa phương đã phản ánh đúng thực tế. Thứ hạng của các tỉnh không thay đổi. Mặc dù tỷ lệ tốt nghiệp của cả nước năm nay có tăng những không phải là thay đổi đột ngột.
Ví như tỷ lệ tốt nghiệp của Nghệ An năm nay tăng 20% cũng có cơ sở. Đây là đất học, có tỷ lệ đậu ĐH hàng năm cao. Hà Tây cũng vậy. Tôi cho kết quả của những tỉnh này đã phản ánh đúng thực tế. Từ kết quả năm trước, họ đã có những nỗ lực vươn lên....
- Cũng môi trường giáo dục, đội ngũ giáo viên đó,nhiều địa phương trong 1 năm đã vươn lên để có kết quả tốt nghiệp tăng nhiều, tăng gấp đôi, thậm chí gấp 4... Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Một năm không phải là nhanh nhưng phải thừa nhận các địa phương đã có những nỗ lực từ những năm trước nữa. Và tỷ lệ tốt nghiệp tăng so với năm trước là đương nhiên. So sánh mặt bằng chung, thì vẫn có một số tỉnh có tỷ lệ đạt thấp. Mặc dù họ đã có cố gắng nhưng sự nhích lên có mức độ như Bắc Kạn...
- Ông có cho rằng, kết quả đó phản ánh đúng chất lượng vùng miền?
Cá nhân tôi cho rằng, kết quả thi tốt nghiệp năm nay đã phản ánh đúng thực tế chất lượng vùng miền. Tất nhiên, chỉ là tương đối thôi.
- Nói như vậy thì tỷ lệ tốt nghiệp năm nay tăng đúng như dự đoán?
Trong họp giao ban 2 không, tôi đã dự báo kết quả tốt nghiệp năm nay sẽ nhích lên khoảng 10% so với kết quả tốt nghiệp năm 2007. Kết quả này đã phản đúng thực tế, không chạy theo thành tích. Vì mục tiêu toàn ngành đặt ra là phải học thật thi thật nên phải làm nghiêm túc.
- Cảm ơn ông!
-
Kiều Oanh (thực hiện)
******************************
Ho ten: Nguyễn Lê Hoàng
Dia chi: THPT Bỉm Sơn, Thanh Hóa
Có thể thấy rõ một điều rằng, con số thống kê tốt nghiệp THPT năm nay không còn nhiều ý nghĩa như năm ngoái, có lẽ chỉ để tạo ra một không khí lạc quan hơn cho xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông.
Những con số thống kê tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm nay cao hơn năm trước ở hầu hết các tỉnh. Tuy nhiên, sự “gia tăng” chất lượng giáo dục ở từng tỉnh là không đồng đều. Một số tỉnh có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tăng đến mức đại nhảy vọt, lại có tỉnh tỉ lệ giảm đi.
Có một vài nghịch lý, như ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chẳng hạn: hệ THPT có tỉ lệ đỗ thấp nhất tỉnh (10,55%), trong khi hệ bổ túc lại có tỉ lệ đỗ cao nhất (91%). Học sinh Bá Thước thích học bổ túc hơn là học phổ thông?
Như vậy, có thể thấy rõ một điều rằng, con số thống kê năm nay không còn nhiều ý nghĩa như năm ngoái, có lẽ chỉ để tạo ra một không khí lạc quan hơn cho xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục phổ thông.
Sẽ rất phức tạp cho kỳ thi THPT quốc gia vào năm sau (nếu đề án này của Bộ GD-ĐT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Xương sống của đề án này là đội ngũ thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT cắm chốt trực tiếp ở các hội đồng thi, cùng với một lực lượng đông đảo cán bộ giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng trực tiếp làm giám thị.
Nhưng xem ra, mới qua 1 năm, “hệ xương” này đã bắt đầu bị “vôi hóa”. Có địa phương, khi Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đến kiểm tra thì không tìm thấy thanh tra ủy quyền của Bộ ở đâu cả (như ở hội đồng thi THPT Lương Văn Tụy, Ninh Bình…).
Phụ huynh hoang mang, những người trực tiếp làm công tác quản lý giáo dục và giảng dạy như chúng tôi thì hết sức lo ngại.
Trường tôi có tỉ lệ đỗ đại học bình quân trong 10 năm gần đây là 52% (không tính cao đẳng). Năm học tới, nếu thực hiện kỳ thi THPT quốc gia, chúng tôi chỉ dám đặt chỉ tiêu đỗ đại học 30%, còn 22% xin san sẻ cho những trường được cái may là thanh tra Bộ “nhẹ tay”.
Ái ngại thay cho năm học 2008-2009!
Ho ten: Nguyễn Duy Hùng Cẩm Phả Quảngninh
Dia chi: nguoitamphat606294 @yahoo.com
Noi dung: Tỉ lệ tốt nghiệp THPTnăm nay chưa thục chất .Tôi đọc phát biểu của lãnh đạo ngành giáo dục mà chỉ thấy buồn. Hơn ai hết, chỉ cần là 1 giáo viên đúng lớp giảng dạy cũng có thể thấy tỷ lệ này là không hề có thật. Các quan chức ngành giáo dục có quan liêu khong ?Hay cố chạy theo thành tích không dám làm thẳng tay môt kì thi tốt nghiệp THPT nữa vì sợ áp lực từ dư luận?