221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1053069
Đăng ký thi ĐH: Thí sinh "chuộng" nhóm ngành kinh tế
1
Article
null
Đăng ký thi ĐH: Thí sinh 'chuộng' nhóm ngành kinh tế
,

  - Xuất hiện chuyện… “độc quyền” hồ sơ đăng ký dự thi ở địa phương; thí sinh cố chọn trường đê thi “chống trượt” đề phòng sang năm đổi mới thi cử; lựa chọn hàng đầu cho nhóm ngành kinh tế… là những điểm nhấn trong xu hướng đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm nay.

Hồ sơ giả len vào trường học

Mô tả ảnh.
Nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ tại Sở GD-ĐT Hà Nội sáng 10/4. Ảnh: Bảo Anh

Không chỉ có thí sinh vãng lai mới lao đao vì mua phải hồ sơ tuyển sinh giả mà ngay cả HS  trong các trường THPT cũng lận đận không kém.

Bà Huỳnh Thị Liễu - nhân viên phụ trách thu nhận hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, nhà trường đã mua tổng cộng 3.100 bộ hồ sơ cho 570 học sinh khối 12. Song, do lượng hồ sơ đăng ký trên đầu học sinh khá lớn công với những sai sót trong quá trình đăng ký, số hồ sơ  theo mẫu của Bộ GD-ĐT do nhà trường cung cấp không đủ nên học sinh phải tự mua thêm hồ sơ.

Bà Liễu cho biết đã hướng dẫn học sinh trường mình đến địa chỉ 47 Lý Tự Trọng (nơi nhận hồ sơ vãng lai của Sở GD-ĐT TP.HCM) để mua hồ sơ đúng mẫu. Tuy nhiên, do giờ bán hồ sơ ở địa điểm nói trên trùng với giờ học nên nhiều học sinh đã ra các nhà sách và siêu thị Co.op Mart để mua. Kết quả là hơn 100 bộ hồ sơ được mua từ các nguồn này là hồ sơ giả. Đáng nói là hồ sơ giả lại được bán với giá cao gấp đôi (3.000đ) hồ sơ thật (1.500đ).

Các hồ sơ đã được " rã" ra để kểim tra, thống kê. Tuy nhiên, Sở GD- ĐT TP.HCM không chấp nhận loại hồ sơ giả này. Một lần nữa, cô trò trường Lê Quý Đôn lại phải bỏ loạt hồ sơ mới bổ sung này, mua lại hồ sơ theo đúng mẫu. Trong khi "vắt giò lên cổ" để hoàn tất hồ sơ khi thời điểm nước rút đã đến gần, bà Liễu lại phát hiện thêm hai hồ sơ (một mua ở nhà sách Phương Nam (lấy từ Bộ GD-ĐT), một ở văn phòng phía Nam của Bộ GD-ĐT) có điểm khác biệt so với hồ sơ mẫu của Bộ.

Về nội dung và chất lượng giấy, so với hồ sơ thật, các hồ sơ này không có gì sai biệt. Duy chỉ có vai vạch nghiêng màu hồng in chìm trên hai hồ sơ này là đậm một cách khác thương so với mẫu. Xét về nguồn gốc, cả hai hồ sơ này đều có nguồn từ Bộ GD- ĐT cung cấp nên bà Liễu đã chấp nhận hai trường hợp này.

 "Chúng tôi đã mất hơn 4 ngày rồi để khắc phục tình trạng này"- bà Liễu cho biết. Do trục trặc này, đến giờ chót mà vẫn còn một số học sinh trường Lê Quý Đôn chưa kịp bổ sung hồ sơ. Theo bà Liễu, nhiều khả năng trường sẽ gia hạn nộp hồ sơ cho học sinh đến hết tuần này.

Tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, người phụ trách công tác nhận hồ sơ tuyển sinh, bà Nguyễn Thị Sương Mai cũng xác nhận có gần chục trường hợp hồ sơ giả. Con số không đáng kể. Song, để tránh những phiền toái vì sợ học sinh mua nhầm hồ sơ giả, bà Sương Mai đã dùng biện pháp "tiết kiệm" hồ sơ bằng cách cho phép những trường hợp ghi sai mã ngành, mã trường được phép sửa lại ở vị trí tương ứng và ký tên xác nhân ngay trên hồ sơ gốc.

Bà Sương Mai cho biết, những năm trước, bà cũng áp dụng cách này và tất cả các hồ sơ đều được Sở chấp nhận "Thật ra, việc nộp hồ sơ trực tiếp ở trường không quá khắt khe bằng ở Sở"- bà xác nhận.

Kinh tế, tài chính, ngân hàng vẫn "hot"

Theo thống kê sơ bộ do các trường THPT: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, mùa tuyển sinh năm nay, các trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Khoa Kinh tế (ĐHQG TP.HCM), ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Ngân hàng, ĐH Maketing, ĐH Hoa Sen...  vẫn là những trường "hút" hồ sơ nhiều nhất. Trong đó, các ngành có môn thi thuộc khối D chiếm tỷ trọng khá cao so với khối A.

Khác với các trường thuộc khối tự nhiên, lượng hồ sơ đăng ký vào các trường thuộc khối khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật ít ỏi hơn nhiều. Theo ông Đặng Lê Dũng, Hiệu trưởng Trường  THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, nếu như số hồ sơ đăng ký vào các trường khối tự nhiên  luôn ở mức cận 90 đến hơn 100 hồ sơ/tổng số học sinh toàn trường thì các trường Đại học Văn hoá, ĐH Mỹ Thuật... chỉ nhận được 1 hồ sơ.

Thống kê ban đầu ở các trường cho thấy, trung bình, mỗi thí sinh đăng ký 3 hồ sơ. Riêng ở trường Nguyễn Thị Minh Khai, tuy chưa có con số cụ thể nhưng số th1 sinh đăng ký 4-5 hồ sơ là khá cao.

Tại Trường THPT Lê Qúy Đôn (Hà Nội), hầu hết HS đăng ký dự thi 2 khối A, D và một trường CĐ. Hồ sơ đăng ký tập trung chủ yếu vào khối ngành kinh tế, kỹ thuật như các trường: ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng, Viện ĐH Mở, CĐ Giao thông, ĐH Bách khoa , ĐH Kinh tế. HS đăng ký dự thi khối C chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Năm nay, ở khâu làm hồ sơ, khó khăn nhất là giải thích cho HS hiểu phần mục 2, 3. Trong cuốn "Những điều cần biết..." nhiều trường không có mã ngành, không nhập được vào máy tính vì không đủ dữ liệu như: CĐ Dược TW Hải Dương, ĐH Nguyễn Trãi...

Bà Hà cho biết, nhìn chung xu hướng chọn ngành nghề vẫn chủ yếu tập trung vào khối kinh tế. Năm nay HS ngoại thành chiếm tới 1/2 tổng số thí sinh của Hà Nội.

Đăng ký vào ngành sư phạm ở Bắc Giang giảm rõ rệt - ông Tạ Văn Ánh, Phòng GDCN, Sở GD-ĐT Bắc Giang cho biết. Thí sinh chủ yếu tập trung đăng ký dự thi vào các ngành kỹ thuật, công nghiệp, kinh tế.

Trung bình mỗi HS nộp 3 bộ hồ sơ dự thi

Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) có 700 HS khối 12 nhưng có hơn 2.000 bộ hồ sơ đăng ký dự thi. Bà Liên, Trưởng phòng Hành chính cho biết, năm trước chỉ có 1.500 bộ. Có thể, nhiều HS sợ năm tới sẽ thay đổi cách thức thi nên phải cố gắng để thi đỗ trong năm nay. HS nộp nhiều nhất là 12 bộ hồ sơ, còn trung bình là 4 bộ.

Trường THPT Nhân Chính, HN đã hết hạn thu hồ sơ từ ngày 5/4. Với 460 HS khối 12 nhưng số hồ sơ trường nhận của HS đăng ký vào các trường ĐH, CĐ cũng lên đến hơn 1.200 bộ. HS nộp nhiều nhất cũng lên đến 9-10 bộ hồ sơ.

Theo bà Tạ Song Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Hà Nội, đến trưa 10/4 có khoảng 2.500 hồ sơ của thí sinh vãng lai. Từ 11/4 đến 19/4, Sở sẽ tiến hành thu của các đơn vị đăng ký dự thi. Thống kê cho thấy năm nay số HS lớp 12 đông hơn mọi năm, hơn 42.000 em. Cộng với số thí sinh tự do, Hà Nội sẽ có khoảng 46 nghìn HS đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ, TCCN năm 2008. Ước tính trung bình 3 bộ hồ sơ/thí sinh, Hà Nội đã phát hành 150.000 bộ.

Đến ngày 10/4, 127 đơn vị dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Nghệ An đã hoàn thành việc thu nhận hồ sơ, tổng số hơn 40 nghìn bộ.

Việc thu và xử lý hồ sơ không có gì vướng mắc. Tuy nhiên, việc một thí sinh nộp 2-3 bộ hồ sơ rất nhiều, thậm chí, nhiều em còn nộp 6 bộ. Để đảm bảo quyền lợi cho những thí sinh không kịp nộp hồ sơ tại các đơn vị dự thi, Sở sẽ kết thúc việc thu hồ sơ từ các đơn vị dự thi vào chiều ngày 13/4 và ngày 14/4 thu hồ sơ vãng lai giúp cho thí sinh không phải đến các trường ĐH, CĐ nộp hồ sơ.

Ở Bắc Giang, số hồ sơ dự kiến khoảng 40 nghìn bộ, trong đó thí sinh tự do chiếm khoảng 1/3 do năm trước tỷ lệ trượt tốt nghiệp nhiều. Sở đã phát hành ra 70 nghìn bộ cho thí sinh và bình quân thu về.

  • Kim Toàn - Bảo Anh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,