221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1033601
Không có hệ thống xếp hạng trường ĐH hoàn hảo
1
Article
null
Không có hệ thống xếp hạng trường ĐH hoàn hảo
,

- Với 1 hệ thống giáo dục lớn và đa dạng hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ đã xây dựng và duy trì hệ thống kiểm định chất lượng hơn 100 năm nay với những nét đặc trưng “rất Mỹ”. TS Mark Ashwill, Giám đốc Viện Giáo dục Hoa Kỳ (IIE) tại VN đã chia sẻ về kinh nghiệm kiểm định chất lượng sau 1 thế kỷ của nước ông:

TS Mark Ashwill trao đổi với SVVN. Ảnh: Hoàng Đình Nam
TS Mark Ashwill trao đổi với SVVN. (Ảnh: Hoàng Đình Nam)
- Hội đồng Kiểm định Giáo dục ĐH Hoa Kỳ (CHEA), một hiệp hội phi lợi nhuận với 3.000 trường ĐH, CĐ thành viên, công nhận hơn 60 cơ quan kiểm định trên toàn quốc. Trên thực tế, CHEA là tổ chức phi chính phủ duy nhất ở Hoa Kỳ tham gia vào khảo sát và cấp giấy chứng nhận cho các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục.

Một điểm đặc biệt của hệ thống kiểm định chất lượng Hoa Kỳ là đây là hoạt động tình nguyện và được tiến hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận.

Các trường ở Hoa Kỳ được kiểm định bởi 3 hình thức: các tổ chức vùng hoạt động phi lợi nhuận; các tổ chức nghề nghiệp tư nhân kiểm định những chương trình cấp chứng chỉ nghề nghiệp và các trường không cấp chứng chỉ và tổ chức kiểm định các trường tôn giáo.

Kiểm định chất lượng nghề nghiệp tư nhân còn được gọi là kiểm định quốc gia và không giới hạn ở riêng 1 khu vực nào mà thường tập trung vào những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.

Còn “tiêu chuẩn vàng” của kiểm định thuộc về các cơ quan kiểm định chất lượng theo vùng. Có 6 cơ quan kiểm định chất lượng phủ kín 50 bang với quy trình kiểm định phải nghiêm ngặt tuyệt đối.

Tất cả các hoạt động kiểm định này đều được phê chuẩn bởi CHEA và Bộ GD Hoa Kỳ.  

Tiêu chuẩn: Tùy cơ quan kiểm định

- Để được thông qua quá trình kiểm định chất lượng, các trường phải đạt những tiêu chuẩn gì? Ai chịu trách nhiệm đặt ra những tiêu chuẩn này?

 Quá trình kiểm định chất lượng phải được tiến hành định kỳ, thông thường là từ 3 đến 10 năm mỗi lần.

Mỗi tiêu chuẩn lại đặt ra 1 loạt tiêu chí nhỏ, tất cả đều phải có giấy tờ hoặc minh chứng để chứng thực. Điều đó lý giải tại sao quá trình kiểm định thường rất tốn công sức, thời gian và tiền bạc.

Các cơ quan kiểm định khác nhau sẽ xây dựng những tiêu chuẩn khác nhau. Chẳng hạn như Ủy ban giáo dục ĐH của Hiệp hội các trường Trung Bắc đưa ra 5 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Thứ nhất là sứ mệnh trường dựa trên sự theo đuổi đầy đủ sứ mệnh thông qua tổ chức và hoạt động liên quan tới quản trị, giảng viên, nhân viên và SV.

Tiêu chuẩn thứ 2 là sự chuẩn bị cho tương lai đánh giá khả năng thực hiện đầy đủ sứ mệnh, nâng cao chất lượng giáo dục và đối phó với những thách thức và cơ hội trong tương lai.

Chất lượng học tập và hiệu quả giảng dạy là tiêu chuẩn thứ ba.

Tiêu chuẩn thứ thư là sự thu nhận, phát hiện và áp dụng kiến thức. Các trường phải phát triển năng lực học tập cả đời cho giảng viên, đội ngũ quản lý, nhân viên và SV thông qua bồi dưỡng và khuyến khích khả năng sáng tạo, thực hành và trách nhiệm xã hội phù hợp với sứ mệnh.

Mô tả ảnh.
HS dự triển lãm giáo dục Hoa Kỳ. Ảnh: LAD
Thứ năm là sự cam kết và dịch vụ mà trường cung ứng cho các “cử tri” mà cả 2 bên cùng có lợi.

Bởi vì kiểm định chất lượng là 1 hình thức đảm bảo và duy trì chất lượng nên nó không phải vĩnh cửu mà phải xoay vòng. Ngay trong quyết định cuối cùng của quá trình kiểm định sẽ đưa ra lộ trình tái kiểm định nhưng khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy kế hoạch.

Bên cạnh đó, các trường đã được kiểm định phải gửi báo cáo hàng năm cho cơ quan kiểm định về những thông tin cập nhật của trường.

Cuối cùng, để “xuất khẩu” một chương trình học ra nước ngoài, các trường đã được kiểm định phải được phép của cơ quan kiểm định chất lượng. 

Các hệ thống xếp hạng đều không hoàn hảo

-

TIN LIÊN QUAN
Ông có tin rằng kiểm định chất lượng thực sự giúp nâng cao chất lượng của các trường?

 Chắc chắn rồi! Quá trình này đảm bảo rằng các trường phải đạt và duy trì những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu trong quản trị, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ. Nó cũng là cam đoan về chất lượng của trường với các “cử tri” như SV, giảng viên, người sử dụng lao động và cả xã hội nói chung.

Lợi ích của kiểm định chất lượng còn thể hiện ở chất lượng giáo dục trong đó có giảng viên, chương trình học, thư viện, dịch vụ cho SV và chuyển đổi tín chỉ (kiểm định chất lượng là nhân tố quan trọng nhất khi 1 trường quyết định chấp nhận tín chỉ mà SV đã lấy được ở trường cũ hay không.

Ngoài ra, đa số những người sử dụng lao động đều ưu tiên tuyển các ứng viên tốt nghiệp từ những trường đã được kiểm định. Nhiều nơi còn yêu cầu nhân viên nếu muốn được hỗ trợ học phí để đi học tiếp thì phải học ở những trường được kiểm định. Riêng ở Hoa Kỳ, chỉ có SV của các trường đã qua kiểm định mới được nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ và chính quyền bang.

- Có nhiều loại trường và chương trình học khác nhau với những sứ mệnh và phương thức đào tạo khác nhau. Ở Hoa Kỳ có những tiêu chuẩn kiểm định riêng biệt cho từng loại trường không?

Đây là 1 điều nên làm. CHEA có 62 tổ chức kiểm định chương trình, hay còn gọi là kiểm định chuyên biệt. Chẳng hạn như các chương trình trong trường quản lý và kinh doanh sẽ được kiểm định bởi Hiệp hội các trường Kinh doanh. Tính đến tháng 12 năm 2007, đã có tới 544 trường được kiểm định bởi tổ chức này.

Ngoài ra còn nhiều hội đồng khác kiểm định chuyên biệt trong các lĩnh vực như kỹ sư, dược sỹ, y sỹ, thư viện, báo chí, hoạt động xã hội… Mỗi tổ chức này lại thiết lập những tiêu chuẩn kiểm định riêng.

- Ở VN, các trường ĐH khác nhau thường tập trung vào những lĩnh vực khác nhau và số trường cung cấp cùng 1 chuyên ngành học là khá ít. Vì thế, rất khó để có sự so sánh chính xác giữa các trường. Trong điều kiện này, đâu là cách tốt nhất để xây dựng một hệ thống xếp hạng phù hợp cho các trường ĐH VN?

 Thực tế này khiến cho việc phát triển hệ thống xếp hạng đáng tin cậy càng trở nên khó khăn. Nhưng điều quan trọng hơn cả xếp hạng, tôi nghĩ là cần thiết phải công bố rộng rãi thông tin chính xác và có thể so sánh được về những trường cung cấp các chương trình học tương tự nhau, từ đó phụ huynh và SV có thể tự đưa ra quyết định đúng đắn.

Những tiêu chuẩn so sánh nên bao gồm chất lượng giảng viên, tỉ lệ giảng viên/SV, phòng thí nghiệm, thiết bị máy tính và thư viện, hoạt động SV, chương trình đặc biệt, tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp…

Hiện nay, đa phần các hệ thống xếp hạng trường ĐH, kể cả ở Hoa Kỳ, đều không hoàn hảo bởi được thiết kế phụ thuộc quá nặng nề vào thẩm định chéo của quá trình đánh giá ngoài.

  •  Lan Hương (thực hiện)

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,