221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1000828
Tháp ngược "tiến sĩ - thợ nghề"
1
Article
null
Tháp ngược 'tiến sĩ - thợ nghề'
,

(VietNamNet) - Theo quan sát của PGS.TS Nguyễn Lê Ninh (Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật TP.HCM), việc đào tạo cho đội quân lao động hùng mạnh với 45 triệu người trở thành đội ngũ công nhân có kỹ năng nghề thì hình như vẫn cứ để cho dòng chảy của nhận thức lệch trong xã hội tùy nghi phát triển.

Tìm thông tin tuyển sinh
Ảnh: Lê Anh Dũng
Có một vấn đề hiện đang tồn tại trong xã hội một cách nhức nhối khi nhìn về tương lai của nền kinh tế liên quan đến phạm trù đào tạo nghề. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm của Bộ LĐ-TB&XH (ngày 17/11/2005), tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nước ta hiện nay chiếm chưa đến 30%, trong đó, tỷ lệ người được đào tạo để thực sự “có nghề” mới chỉ đạt 15%.

Càng buồn hơn là chuyện một doanh nghiệp Nhật khi đến Việt Nam làm ăn đã quyết định đưa công nhân Nhật sang làm việc tại một số vị trí chủ chốt trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp này với lương tháng 5.000 USD và chỉ tuyển lao động phổ thông Việt Nam vào làm với lương tháng 100 USD! Vậy là ngay trên nước mình, người lao động Việt Nam đã đánh mất cơ hội việc làm và cơ hội hưởng lương cao chỉ vì… không có tay nghề, hoặc tay nghề kém.

Theo chỉ tiêu Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra,  30% lao động phải được qua đào tạo. Vậy là cho đến nay, chỉ tiêu của đại hội IX của Đảng đề ra là chưa đạt. Con số chỉ mới có 15% lao động được qua đào tạo nghề phản ánh một thực tế là nền kinh tế đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề (kỹ năng nghề).

Cách nhìn đối với việc đào tạo nghề vẫn chưa được định hướng tốt; tâm lý coi trọng bằng cấp còn bám rễ quá sâu trong xã hội kể cả trong đại bộ phận nhân dân và các nhà quản lý. Xu hướng không ít các trường nghề trong cả nước đang tìm mọi cách để xin nâng cấp thành trường CĐ rồi ĐH là một minh chứng!

Tại sao, mấy chục năm rồi, chúng ta không đầu tư chiến lược phát triển về lĩnh vực đào tạo nghề cho thoả đáng? Vấn đề là ở chỗ, như trên đã nói: Nhãn quan đối với việc phát triển kinh tế còn nhiều điều chưa nhìn được rõ; trong đó, có vấn đề quan hệ chi phối giữa cơ cấu kinh tế và nguồn nhân lực - lực lượng lao động kỹ năng.

Ở TP.HCM, trong những năm qua, chưa thấy có bước đột phá nào trong việc đào tạo công nhân lành nghề – lao động kỹ năng. Nếu có bước đột phá nào thì chỉ là bước đột phá ở các lĩnh vực khác mà ví dụ rõ ràng nhất, nổi bật nhất trong lĩnh vực đào tạo là chương trình đào tạo 300 tiến sĩ được đề ra từ mấy năm trước đây và vẫn tiếp tục duy trì.

Có phải chăng đây là hiện tượng tương phản của 2 bức tranh trong cách nhìn và đánh giá về hiệu quả của phạm trù đào tạo, khi mà ở lĩnh vực đào tạo các bậc nghề cao, có bằng cấp học vị gần như tuyệt đỉnh thì ngày càng được quan tâm nâng cấp và đầu tư lớn. Ngược lại, việc đào tạo cho đội quân lao động hùng mạnh với 45 triệu người trở thành đội ngũ công nhân có kỹ năng nghề thì hình như vẫn cứ để cho dòng chảy của nhận thức lệch trong xã hội tùy nghi phát triển?

Trong thời gian qua, đã có nhiều trường trung học chuyên nghiệp được cho phép nâng cấp thành các trường CĐ và trường ĐH.

Hình ảnh cái tháp ngược về đào tạo nghề và phân phối nhân lực ở nước ta còn tiếp tục teo chân và phình đỉnh đến bao giờ?

  • Nguyễn Lê Ninh (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TP.HCM)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,