221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
993866
Top 200 doanh nghiệp tái mặt vì đào tạo lại nhân lực
1
Article
null
Top 200 doanh nghiệp tái mặt vì đào tạo lại nhân lực
,

(VietNamNet) - "Chúng tôi không có tham vọng đưa ra gợi ý về cách thức điều hành doanh nghiệp (DN), mà chủ yếu muốn chuyển thông điệp tới Chính phủ Việt Nam rằng, để phát triển hơn nữa, cần đầu tư nhiều hơn cho đào tạo, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho người lao động".

Chuyên gia chính sách tài chính Jago Penrose, một trong ba đồng tác giả của báo cáo Top 200 DN hàng đầu Việt Nam cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet. Báo cáo Top 200 DN do Cơ quan phát triển LHQ UNDP vừa công bố tháng 9.

Điệp khúc "tái đào tạo"

Ông Jago Penrose: "Các DN rất ít có khả năng thu hồi được mọi lợi ích từ việc đầu tư cho giáo dục đào tạo, do đó, họ không bao giờ đầu tư ở mức tối ưu cho cả xã hội".

Thưa ông, qua khảo sát, ông nhận thấy các doanh nghiệp VN gặp khó khăn gì trong vấn đề nguồn nhân lực?

Chúng tôi đã trực tiếp gặp và hỏi các doanh nghiệp về những gì đang tiến hành và họ đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện hấp dẫn về cách thức đi khắp thế giới, tìm kiếm các công nghệ mới, tìm kiếm đối tác, xây dựng và phát triển thương hiệu ở nước ngoài.

Một trong những khó khăn nhất chính là lượng lao động qua đào tạo, có kỹ năng ở VN vẫn còn rất nghèo nàn.

Khi tuyển dụng, nhiều DN phải bỏ ra một lượng vốn rất lớn, khá tốn kém, để tái đào tạo người lao động. Và nhiều DN không đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu vốn này. 

Nhiều DN đã có lựa chọn thay thế như đầu tư trong lĩnh vực đất đai, khách sạn... thay vì tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, họ xây dựng khách sạn. Cơ hội việc làm của hàng nghìn lao động bị mất đi.

Một cách cụ thể, các DN đã chia sẻ những khó khăn trong việc thu hút, tìm ra nguồn nhân lực thích hợpra sao?

Ví dụ, Huyndai Vinashin mỗi năm gửi 100 công nhân sang Hàn Quốc để lấy kinh nghiệm. Sau khi tính cả chi phí phát triển kỹ năng, chi phí lao động cao hơn nhiều so với chi phí lương thuần túy.

Chúng tôi đã thực sự sốc khi một DN chế biến tôm cho biết, thậm chí sau khi học, đến DN, người lao động không biết phân biệt các loại tôm. Thiết bị chế biến thủy sản không được cung cấp tại trường học vì quá đắt. 

Một số DN sau khi tuyển dụng, phải gửi lao động tới các trường đào tạo nghề để học thêm.

Người lao động thiếu kỹ năng thực sự là vấn đề gây đau đầu các nhà quản lý DN. Bản thân các trường đào tạo cũng không có đủ khả năng và kỹ năng để làm việc này. 

Khó khăn này còn ở chỗ, có thể nguy hiểm trong cạnh tranh khi người lao động, sau qua đào tạo, lại chuyển sang làm việc cho chính đối thủ của DN đã đào tạo họ, hoặc các DN nước ngoài, nơi có mức lương cao hơn.

Cuối những năm 90, một công ty may gửi nhân viên sang Đức để học một khóa cấp bằng về thiết kế. Người công nhân duy nhất trở về thì với tư cách chủ DN của chính anh ta để đặt hàng một lô áo sơ mi. 

- Các DN đã giải quyết nguy cơ "chảy máu chất xám" này như thế nào?

Chúng tôi thấy các DN đã đầu tư vào nguồn lực con người khá lớn. Nhưng họ hạn chế việc này, bởi biết rằng, ít có khả năng thu hồi được lợi ích từ việc bỏ vốn cho giáo dục đào tạo. Chẳng hạn, sau đó, những người này sẽ bỏ sang DN có mức lương cao hơn. 

Do đó, các DN không bao giờ đầu tư ở mức tối ưu. Có DN thậm chí đã thôi không cử cán bộ đi học nước ngoài nữa.

Hơn nữa, các DN có xu hướng đầu tư vào các kỹ năng nào không chuyển giao được, ít đầu tư vào những kỹ năng và nghiên cứu cơ bản. 

Tôi cho rằng, đó không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của DN. Trách nhiệm còn thuộc về Chính phủ.

Các vấn đề này đều đã được nhận diện rất đầy đủ,  vấn đề là giải quyết như thế nào. Một trong những giải pháp là hỗ trợ đào tạo cho những lao động này. 

Chính phủ phải nhảy vào để nâng cao mức đầu tư chung dành cho giáo dục và nghiên cứu, nhất là tạo ra đủ các nhà khoa học, kỹ sư, và nhà quản lý đáp ứng yêu cầu.

Thị trường đưa giải pháp, Chính phủ "đứng mũi chịu sào"

Ảnh chụp tại giờ thực hành của SV ĐH Công nghiệp Hà Nội: Lan Hương
Ảnh chụp tại giờ thực hành của SV ĐH Công nghiệp Hà Nội: Lan Hương
- Một cách cụ thể, cách thức mà Chính phủ "nhảy vào" ra sao?

Điều này tùy thuộc vào từng lĩnh vực, tùy thuộc vào mối liên hệ với các DN trong nước và nước ngoài.

Một số quốc gia châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines... đã đầu tư lượng vốn lớn cho đào tạo nhân lực.

Việt Nam có thể học tập mô hình của Malaysia. Chính phủ làm việc với các DN để xây dựng trường học cung cấp nguồn lao động. Thành viên của ban lãnh đạo trường bao gồm đại diện của cả Chính phủ, DN.

Hiện nay, một số DN Việt Nam đã xây dựng trường đào tạo nghề. Tuy nhiên, họ không có những công nghệ mới nhất. Các DN không muốn gửi các công nghệ của mình cho các trường vì e ngại mọi người đều có được công nghệ đó. Do đó, các lĩnh vực đều thiếu lao động kỹ năng.

Công ty may mà tôi nói ở trên, đã từng mở khóa đào tạo 2 năm cho công nhân. Khóa này có nội dung bao quát đầy đủ từ đầu chí cuối tới mức học xong, công nhân bỏ sang làm cho các công ty khác với mức lương cao hơn hoặc thậm chí, lập DN riêng. Giờ đây, công ty chỉ đào tạo từng khâu tách rời.

- Trong bản báo cáo Top 200 DN có viết, giáo dục là một sản phẩm công mà Chính phủ cần cung cấp cho xã hội. Vai trò của Chính phủ đến đâu trong việc cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho DN?

Trên thực tế, các DN đã chỉ ra những kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đào tạo nhân lực. Thị trường sẽ đưa ra nhiều giải pháp hơn để đầu tư vào người lao động, vào giáo dục đào tạo. Bản thân Chính phủ phải là người cung cấp tất cả những điều này. 

Các DN không muốn đầu tư lớn để đào tạo con người, nhưng họ luôn có tham vọng mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, có cơ hội để lớn mạnh. Nếu nguồn nhân lực luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, các DN sẽ phát triển nhanh, thuận lợi hơn. Bản thân DN không thể tự đáp ứng hết các đòi hỏi cho sự phát triển của mình. 

- Tiến hành bản báo cáo về Top 200 DN hàng đầu Việt Nam này, ông muốn chuyển thông điệp gì tới các DN và Chính phủ Việt Nam?

Chúng tôi không có tham vọng đưa ra lời gợi ý nào về cách thức điều hành DN, mà chủ yếu muốn chuyển thông điệp tới Chính phủ Việt Nam rằng, muốn phát triển hơn nữa, cần đầu tư nhiều hơn cho đào tạo, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho người lao động. Và nếu có thể, giúp các DN  tiếp cận và mở rộng thị trường bên ngoài, đa dạng hóa sản phẩm. 

- Cảm ơn ông!

Lao động VN dễ đào tạo nhất

"Lao động VN chăm làm và có học vấn tương đối tốt. Toyota Việt Nam xếp hạng lao động VN trong loại dễ đào tạo thế giới, chỉ xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ. Đào tạo công nhân Thái Lan mất gấp đôi thời gian. 

Tại các liên doanh, nhân viên VN đang nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí cao cấp nhất. Tại Huyndai Vinashin, năm 1999 có 200 công nhân Hàn Quốc, nay chỉ còn 70 và tới 2010 sẽ còn lại 10 người". (Trích báo cáo Top 200 DN).  

 
  • Phương Loan (thực hiện)

 

Ý kiến của bạn
 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,