221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
950202
Hà Nội thí điểm tăng học phí mầm non từ 2-4 lần
1
Article
null
Hà Nội thí điểm tăng học phí mầm non từ 2-4 lần
,

(VietNamNet) - Sở GD-ĐT Hà Nội đã có đề án trình UBND thành phố về việc thí điểm chuyển 5 trường mầm non bán công trực thuộc Sở sang loại hình tư thục cung ứng dịch vụ chất lượng cao.

Ảnh: LAD
Ảnh: LAD

Theo đó, mức học phí của 5 trường thí điểm là Mầm non A, Mầm non B, 20-10, Việt Triều và Việt Bun sẽ tăng thêm từ 2 đến 4 lần.

Hiện tại, các trường này đang đóng học phí theo mức 200.000 đồng/tháng. 

Ngay từ cuối năm học trước, Trường Việt Triều đã thông báo cho phụ huynh mức học phí sẽ tăng lên 600.000 đồng/tháng. Theo phản ánh của phụ huynh, với các khoản học phí, tiền xây dựng trường, học phẩm, quỹ phụ huynh (khoảng 500.000 đồng/năm học), tổng chi phí trung bình 1 tháng sẽ là 1 triệu đồng.  

Trả lời VietNamNet, bà Hoàng Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Việt Triều cho rằng: khi xã hội ngày càng phát triển, nhà trường cũng phải phấn đấu để nâng cao chất lượng và tạo khả năng cạnh tranh với các trường khác. 

Tăng học phí như vậy, chất lượng tăng đến đâu là một vấn đề khiến dư luận quan tâm. 

Bà Đặng Thị Sáu, Hiệu trưởng Trường Việt Bun cho biết: “Rõ nhất là giảm số học sinh, trung bình từ 50-55 cháu/lớp sẽ giảm còn 35-40 cháu/lớp”. 

Tương tự tại mẫu giáo Việt Triều, theo giải thích của hiệu trưởng, nhà trường đang tiến tới xây dựng thêm hạ tầng cơ sở mới nhằm giảm sĩ số các lớp từ 65 cháu/lớp xuống còn 50-55 cháu; lắp đặt điều hoà tại 100% các lớp học. Các hoạt động ngoại khoá sẽ được tổ chức thường xuyên hơn để các cháu được mở mang kiến thức. Năm học 2006-2007, có 880 HS/16 lớp, năm học tới, dự kiến giảm còn 680 HS. Mẫu giáo mầm non B từ 840 HS rút xuống khoảng 650 (năm học này). 

Tăng để tự nuôi mình 

Với mô hình chuyển đổi trường thành trường cung ứng dịch vụ chất lượng cao, Nhà nước chỉ còn "bao cấp" về cơ sở vật chất. Những hoạt động còn lại của trường sẽ theo hình thức “lấy thu bù chi”. 

Trước đây, khi còn ở mô hình trường bán công, Nhà nước chi trả lương cho giáo viên biên chế. Đến nay, lương giáo viên sẽ do nhà trường tự chịu trách nhiệm chi trả. Tiền lương này sẽ phải được tính vào học phí của học trò. 

Theo nhận xét của lãnh đạo ngành giáo dục, những trường bán công này sẽ phải tự chủ tài chính, chuyển đổi mô hình với mức học phí ngang ngửa với các trường tư thục, dân lập thì chất lượng phải đảm bảo sức cạnh tranh. Nếu không, tự các trường này sẽ bị “tẩy chay” trước xã hội. 

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Ngọc Bích cho hay, trường nào mạnh thì trường đó nắm giữ vị trí quan trọng, không nhất thiết là trường công, hay tư. 

Còn theo bà Lan Hương, Trưởng phòng Mầm non Sở GD-ĐT TP, sẽ không có trường nào mức học phí lên đến 1 triệu hay 800.000 đồng. Hơn nữa, thực tế triển khai ra sao còn phải chờ duyệt của UBND thành phố.

  • Bảo Anh 

Miễn học phí cho con của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ ở trường mầm non, giáo dục phổ thông thuộc Nhà nước

Chủ trương này được thực hiện theo Nghị định được Chính phủ ban hành ngày 22/6. Theo đó, Điều 2 của văn bản quy định: học sinh là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Nhà nước.

Gia đình của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp: gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai; bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp (gọi chung là thân nhân) ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện từ 15 ngày trở lên được hưởng mức trợ cấp 300.000 đồng/suất/lần; không quá 2 lần trong một năm. Nếu thân nhân của họ từ trần thì mức trợ cấp là 600.000 đồng.

Trong trường hợp hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân thì thân nhân của họ sẽ thôi hưởng chế độ và chính sách ưu tiên.

Những người có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành.

(Theo website Chính phủ)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,