221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
946176
Cả nước: 1/3 thí sinh trượt tốt nghiệp
1
Article
null
Cả nước: 1/3 thí sinh trượt tốt nghiệp
,

(VietNamNet) - Thống kê nhanh từ Cục khảo thí và kiểm định chất lượng sáng nay (17/6) cho thấy, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007 trên cả nước là 67,5%; giảm gần 25% so với năm trước (năm trước: 92%). Số thí sinh phải tham gia thi lại vào lần 2 chiếm gần 320.000 em. 

Thí sinh tập trung làm bài thi.
Trong đó, TP.HCM có tỷ lệ đỗ dẫn đầu cả nước với 95,1%, tiếp đến là Nam Định 90,3%, Thái Bình 86,3%, Hà Nội 86,2%...

 

Tỉnh có tỷ lệ đỗ thấp nhất là Tuyên Quang với 14,13%. Địa phương này cũng "dẫn đầu" về tỷ lệ thấp nhất của hệ bổ túc THPT: 0,22%.

 

Đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy, nhiều tỉnh thành đã có sự thay đổi “xếp hạng” đáng kể.

 

Ngoài các tỉnh Nam Định, Thái Bình vẫn đứng ở vị trí 2, 3 như với năm trước, thì TP.HCM đã "vọt" từ vị trí 27 của năm ngoái lên vị trí số 1 năm nay. Hà Nội vị trí năm trước là số 11, năm nay đứng thứ 4.

 

“Xếp hạng” từ cuối trở lên (từ 64 đến 60) là các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng. Các tỉnh này năm trước đứng ở các hạng tương đương 21 – 37 – 28 – 20 – 31.

 

Các tỉnh Hà Tây, Nghệ An năm trước đều đứng ở thứ hạng cao thì năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đều giảm quá nửa.

 

Ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng đánh giá, kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc, đề thi sát chương trình nên bước đầu đã cho kết quả thực, khác hẳn những con số của năm trước, đặc biệt với một số tỉnh có điều kiện giáo dục chưa tốt.

 

  • Bảo Anh

 

****************************************

 

Báo động đỏ chất lượng giáo dục VN

 

Phan Lê Hà

Một vùng được coi là "đất học" nổi tiếng cả nước như Nghệ An, tỉ lệ đậu THPT năm nay giảm hơn một nửa so với năm ngoái chắc chắn sẽ làm các quan chức giáo dục địa phương phải đau đầu. Chỉ mới qua một kỳ thi được cho là nghiêm túc, lực học của học sinh Việt Nam đã bộc lộ nhiều lỗ hổng mà nếu ngành giáo dục không có những giải pháp tốt thì Việt Nam của tương lai sẽ như thế nào?

 

Nếu những kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay phản ánh đúng với trình độ của học sinh Việt Nam thì chúng ta sẽ trông chờ như thế nào về một Việt Nam sẽ là con rồng, con hổ kinh tế của châu Á trong tương lai gần? Chúng ta có nên tự hào không khi có các bài báo của nước ngoài nói rằng Việt Nam đang có một thế hệ trẻ được đào tạo?

 

Qua các bài phản ánh của báo chí về kết quả tốt nghiệp THPT năm nay, chưa thấy các nhà giáo dục nhận ra những khuyết điểm, yếu kém của giáo dục học đường, họ chỉ nghĩ rằng đó là một kết quả "phản ánh đúng thực tế nhờ kỳ thi nghiêm túc".

 

Kết quả của kỳ thi là quá thấp, và ở nhiều địa phương, nhiều trường học phải nói rằng cần phải báo động đỏ. Nhiều môn học có rất nhiều học sinh rơi vào điểm liệt, điểm kém. Việc tỉ lệ tốt nghiệp THPT thấp như năm nay đâu chỉ do học sinh không chịu học, mà cần phải làm rõ trách nhiệm của ngành giáo dục.

 

Trần Thị Hiền, CĐ Phát thanh Truyền hình 1
Tôi không thật sự bất ngờ trước kết quả thi tốt nghiệp của học sinh khối THPT năm nay. Đây có lẽ là một kết quả trung thực nhất để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả của cách giáo dục trong các trường trung học hiện nay. Có thể khẳng đinh một điều, với cách ra đề không quá khó và đủ dễ để thí sinh kiếm điểm 5 mà tỷ lệ quá thấp như thế là rất buồn cho chất lượng giáo dục. Học sinh của chúng ta quá lười, không thể nói gì hơn được trước cách học như thế. Liệu có thể có cách nào cải thiện và làm cho học sinh ham học hơn không?
 
Hoa Ngọc Hà, Q.11, TP.HCM
Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay không có gì bất ngờ, nó đã được cảnh báo sớm. Nó đã phản ánh tương đối đúng thực trạng của nền giáo dục phổ thông hiện nay. Bệnh thành tích lâu nay trong giáo dục (có thể còn trong nhiều ngành khác) đã bị phơi bày ra ánh sáng. Thiết nghĩ, từ kết quả lần thi này, Bộ GD- ĐT cần có biện pháp cải cách cách dạy và học hơn nữa để nhanh chóng cứu vãn nền giáo dục nước nhà. Xin nhiệt liệt chúc mừng quyết sách đúng đắn của tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT!

 

Nguyễn Thành Nam, Yên Sơn, Tuyên Quang

Theo kết quả tổng kết của Hội đồng chấm thi Sở GD-ĐT Tuyên Quang, chúng tôi được biết: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh là 13,71% (có 11.663 thí sinh dự thi, đỗ là 1.593 HS). Hệ THBT còn buồn hơn nữa, chỉ có 2/958 HS tốt nghiệp. Trường đạt tỷ lệ cao nhất là trường chuyên (98,73%); sau đến Nội trú là 63,31 %; thấp nhất là THPT Yên Hoa của huyện Nà Hang chỉ có 1,9 %. Đây là kết quả thực chất của những năm Tuyên Quang phấn đấu hoàn thành phổ cập THCS vào loại sớm nhất cả nước và đã phấn đấu để năm 2006 hoàn thành phổ cập THPT?! Thật đáng buồn cho căn bệnh thành tích.

 

Nếu không có cuộc vận động “hai không” và sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GD-ĐT mà Tổng chỉ huy là Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thì không biết nền giáo dục của chúng ta nói chung và đặc biệt là Tuyên Quang sẽ đi đến đâu.

 

Cho dù con em chúng tôi có trượt tốt nghiệp, phải thi lại nhưng chúng tôi rất cảm ơn và thành tâm hoan nghênh những gì Bộ đã làm được.

 

Lã Nguyễn Thảo Nguyên, Đồng Nai

Tỷ lệ tốt nghiệp năm nay là sự nhìn nhận, đánh giá công bằng nhất về năng lực dạy và học của thầy và trò hiện nay. Lạ nhất là năm nào cũng có các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi nhưng kỳ thi năm nay đã lộ rõ bản chất thành tích ảo của của ngành giáo dục. Đành chấp nhận thực tế để rồi biết mình còn dở chỗ nào mà chỉnh đốn, nâng cấp. Đừng để các thầy cô, học sinh từ tiểu học đã phải chạy theo thành tích "Lớp tiên tiến", "Lớp xuất sắc"... rồi "Trường dạy giỏi", "Trường điểm"... để cuối cùng chỉ cần một cuộc thi nghiêm túc đã làm đau lòng bao người vì sự "hoang tưởng về thành tích" của người lớn!

 

Triển vọng của thực học, thực thi, thực tài

 

Lâm Quang Vinh, ĐH Trà Vinh

Tôi đã đọc những tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc. Theo tôi, đó là những dấu hiệu đáng mừng, mừng vì giáo dục nước nhà đã bắt đầu hé mở nhiều triển vọng cho việc thực học, thực thi, thực tài.

 

Không nói ai cũng biết, từ lâu trong suy nghĩ của nhiều người Việt Nam, những hệ học như tại chức luôn ẩn chứa nhiều khúc mắc nếu không muốn nói là nơi hợp thức hoá các văn bằng cho phần đông những người không đủ năng lực học chính quy; chứ ý nghĩa cao cả và nhân văn của nó nhiều khi đã bị xã hội lãng quên.

 

Cá nhân tôi mong rằng đây chỉ là bước khởi đầu cho nhiều kỳ thi sau, để từng bước làm cho giáo dục Việt Nam hướng vào con đường thực học, thực tài, để cho khẩu hiệu "hai không" của Bộ GD-ĐT bước đầu có cơ sở thực tiễn chứ không chỉ là khẩu hiệu suông cho người dân nhắc tới trong lúc "trà dư tửu hậu".

 

Phan Văn Các, Thanh Xuân, Hà Nội

Ngay từ đầu năm, khi nghe phương án của Bộ GD-ĐT về tổ chức thi, tôi đã nghĩ thế nào năm nay tỷ lệ tốt nghiệp cũng thấp. Nhưng đây chỉ là vấn đề của 1, 2 năm thôi, tôi cho rằng 3 năm sau thì lứa học trò mới sẽ rất sáng sủa tự tin học thật, thi thật và phản ánh đúng kết quả học tập trong nước.

 

Tôi nói 3 năm nữa vì những lứa học sinh bây giờ đang bước vào THPT đang phải rèn rũa sửa mình nhiều mới quen với sự học thật, phụ huynh cũng sẽ để mắt tới thời giờ học tập của con nhiều hơn. Đặc biệt các trường mới lột xác thật sự cung cách dạy học của mình, các thầy cô giáo mới có dịp tỉnh ngộ, xoá hết cái ganh đua thành tích và phải hết mình trong dạy học.

 

Tôi tin người Việt Nam ta thông minh đủ sức canh tân giáo dục cho nước nhà chứ không đến nỗi lo tìm ai đó đến dạy cho ta đâu.

 

Tỷ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc thấp, tại sao?

 

Nguyễn Văn Ngạn, Thái Bình

Đã đến lúc ta cần xem lại chương trình môn học cho các trường bổ túc. Theo tôi được biết, sách giáo khoa cho hệ THPT và THBT dùng chung. Song, tiết học ở các trường này so với THPT thì khác hẳn nhau. Cũng một bài Hoá về hợp chất của Lưu huỳnh, ở THPT học 3 tiết, còn ở THBT chỉ là 1 tiết. Vậy, đầu vào đã kém mà lại học cùng bài, cùng tài liệu nhưng chỉ thời gian bằng 1/3 thì liệu học sinh bổ túc có tiếp thu được không?

 

Về giáo viên, vì không có quy định cụ thể kiến thức cho tiết học bài dạy ở từng loại học sinh nên không biết làm thế nào đành dạy để kịp chương trình. Tôi đi dự giờ Hoá ở TT Giáo dục thường xuyên đã thấy sự bất cập này.

 

Lê Huy Trung, THPT An Biên

Kết quả kì thi bổ túc năm này đã phản ánh đúng chất lượng của thí sinh học bổ túc văn hóa. Chúng ta nhìn nhận một cách khách quan cuộc vận động “hai không” đã bước đầu có hiệu quả. Chúng ta phải khẳng định rằng, qui chế thi siết chặt sẽ đánh giá đúng chất lượng của thí sinh tham gia.

 

Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến kì thi tốt nghiệp năm này lại có kết quả thấp như thế? Tôi xin đưa ra một vài nhận xét cho những học sinh học bổ túc:

 

1. Học sinh học bổ túc thường học ở các TT Giáo dục Thường xuyên ở huyện, tỉnh. Do vậy, các trung tâm này phải hợp đồng các giáo viên ở các trường cấp 3. Các giáo viên dạy bổ túc chủ yếu là kiếm thêm thu nhập chứ không chú tâm giảng dạy. Như vậy, việc kiểm tra chuyên môn chưa thực hiện được một cách thường xuyên. Việc siết chắt chuyên môn của các giáo viên dạy bổ túc sẽ khó thực hiện được vì cán bộ quản lý ở các trung tâm không đủ trình độ kiểm tra chuyên môn một cách toàn diện.

 

2. Đối tượng học bổ túc là những học sinh yếu, kém nên khả năng tiếp thu là yếu. Các học sinh học bổ túc không chăm chỉ, thiết tha việc học của mình.

 

Cần duy trì sự nghiêm túc trong thi cử

 

anhthu25502@yahoo.com

Tôi là một giáo viên và thực sự tôi rất đồng tình với việc Bộ GD-ĐT yêu cầu nghiêm túc trong kì thi tốt nghiệp THPT. Song, đó chỉ là bước đầu. Tôi mong muốn yêu cầu này cần được bắt đầu ngay từ cấp học đầu tiên, cấp tiểu học, vì đó là điều kiện tiên quyết để chấm dứt hoàn toàn các hiện tượng gian dối trong học tập và thi cử.

 

Hiện nay, ở những cấp học dưới, tôi thấy việc đánh giá HS có phần dễ dãi, do đó, không ít HS khó vượt qua được mức đánh giá khắt khe hơn ở những cấp học trên.

 

Vấn đề HS không đậu tốt nghiệp, kể cả trong kì thi lần 2, theo tôi cũng có thể giải quyết được tùy từng hoàn cảnh gia đình các em. Bộ GD-ĐT có thể tạo điều kiện cho những em này đăng kí thi tốt nghiệp vào những năm sau, giống như trường hợp thi trượt đại học. Nếu không có điều kiện, các em có thể tìm học những nghề thích hợp, không cứ phải học lên đại học.

 

Trần Quyên, tranquyen@mail.ru

Tôi mong duy trì kỷ luật thi cử ngày càng nghiêm túc và thường xuyên để lấy lại lòng tin của xã hội. Hiện tại, xã hội ta có quá nhiều thứ hàng giả nhưng không thể tạo ra lớp người với kiến thức giả và luôn nói dối. Điều đó thật nguy hiểm cho tương lai của đất nước.

 

Đỗ Đình Quang, Sở Bưu chính Viễn thông Hưng Yên
Không nên vì tỷ lệ tốt nghiệp quá thấp mà thay đổi chuẩn đánh giá tốt nghiệp. Chúng ta cần phải xem xét là học sinh không đỗ tốt nghiệp là do đề quá khó với chuẩn kiến thức mà một học sinh THPT cần phải nắm bắt được hay do học sinh học quá kém. Nếu chúng ta làm nghiêm mà học sinh không đỗ được tốt nghiệp là đã thể hiện được đúng chất lượng đào tạo, chứ không phải nghiêm kiểu này và nới lỏng theo kiểu khác. Như vậy chẳng lẽ chúng ta phí mất công và tiền của nhà nước để làm nghiêm sao? Chúng cần phải nghiêm túc thực hiện thì chất lượng mới nâng cao được.

 

*************

Bạn bình luân gì về những con số này? Theo bạn, đâu là những việc cần làm sau khi có các kết quả trên?

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,