221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
912280
"Chọn nghề cùng bạn:" Bỏ cao đẳng, thi tiếp đại học?
1
Article
null
'Chọn nghề cùng bạn:' Bỏ cao đẳng, thi tiếp đại học?
,

(VietNamNet) - Tôi, một học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 năm 2006 và hiện đang học học tại một trường cao đẳng cũng không khỏi lo lắng có nên thi lại để thử sức lại một lần nữa trước kỳ thi đại học đang tới gần hay không?

’’’’’"ĐH’’’’

"ĐH có phải con đường duy nhất" là câu hỏi đau đầu với nhiều thí sinh?

Tâm sự của bạn Nguyễn Thị Huyền, Lớp CQS06.1, Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp HN, Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội. gửi tới  diễn đàn "chọn nghề cùng bạn". 

Các học sinh cuối cấp đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12 đang đứng trước một quyết định hết sức khó khăn đó là lựa chọn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình trong tương lai.

Tôi, một học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 năm 2006 và hiện đang học tại một trường cao đẳng cũng không khỏi lo lắng có nên thi lại để thử sức lại một lần nữa trước kỳ thi đại học đang tới gần hay không?
 
Sinh ra trong một gia đình nông thôn có ba anh chị em, bố mẹ làm nông nghiệp, từ bé, chúng tôi đã được ông nội nuôi dưỡng, chăm sóc từ lúc ốm đau đến những việc học hành bằng đồng lương hưu ít ỏi của một thượng tá công an đã về hưu.
 
Ông tôi rất chú trọng đến việc học hành. Bởi ông xác định đất nước đang cần những con người có tri thức, có năng lực, có một nghề nghiệp ổn định để nuôi sống bản thân, gia đình và xây dựng đất nước giàu mạnh. Dù có khó khăn đến mấy ông cũng lo cho chúng tôi được học hành đầy đủ. Và khi lớn lên, ông vẫn nuôi dưỡng chỉ bảo chúng tôi lựa chọn những nghề nghiệp cần thiết cho đất nước. Anh, chị tôi cũng đã có một nghề nghiệp ổn định.
 
Còn tôi, đã thi đại học năm 2006 nhưng không thành công, tôi đã đi học một trường cao đẳng. Tôi vẫn chưa thoả mãn với những gì mình đang có, tôi muốn thi lại đại học năm tới nhưng chưa biết phải lựa chọn như thế nào. Người dìu dắt tôi, nuôi dưỡng tôi, chỉ bảo tôi, hướng nghiệp cho tôi đã không còn nữa. Ông nội đã qua đời vào đầu năm 2007. Tôi vô cùng đau đớn và thất vọng, không còn ai chỉ bảo đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất trong thời điểm này.
 
Tôi rất băn khoăn, lo lắng bởi là một thanh niên ai chẳng có những ước mơ và hoài bão lớn được bước chân vào giảng đường đại học, được trang bị cho mình những kiến thức quan trọng nhất để có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Rất nhiều sách báo đã từng viết "vào đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp".
 
Nhưng đất nước ngày càng phát triển, mình có tay nghề thôi chưa đủ mà phải cần có kiến thức sâu rộng để không bị lạc hậu. Có hàng trăm nghìn thí sinh dự thi mà số trường đại học thì quá ít không đủ đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học. Có rất nhiều bạn lựa chọn việc học một nghề: may, sửa chữa ôtô – xe máy… thay vì việc thi đại học. Nhưng có rất nhiều bạn không biết tự lượng sức mình mà thi theo phong trào để rồi không có nghề nghiệp gì trong tay. Kết quả thi năm 2006 đã cho thấy  một con số đáng báo động về tình trạng có quá nhiều điểm 0 trong các bài thi đại học.
 
Khi cầm bộ hồ sơ đăng ký thi đại học, tôi đã phải đắn đó suy nghĩ rất nhiều. Thi lại, nếu đỗ tôi sẽ có cơ hội nâng cao thêm kiến thức cho mình và sẽ là người có ích cho xã hội hơn nữa nhưng bố mẹ tôi làm nông nghiệp việc nuôi con học đại học là một điều hết sức khó khắn và vất vả.
 
Còn nếu không thi lại hoặc thi không đỗ thì tôi sẽ phải tiếp tục học trường cao đẳng và ước mơ để trở thành một người có nghề nghiệp, năng lực tốt, cơ hội có một việc làm ổn định sẽ rất khó khăn hơn rất nhiều.
 
Khi đất nước đang chuyển mình thì việc làm là vấn đề rất đáng được quan tâm. Không có kiến thức hiểu biết sâu rộng thì khó có được một việc làm phù hợp với khả năng của mình. Mà việc làm cho mỗi đợt sinh viên ra trường là hết sức khó khăn. Đi xin việc ở bất kỳ công ty, cơ quan nào cũng hầu hết đòi hỏi kinh nghiệm làm việc. Một sinh viên mới ra trường đi xin việc làm thì làm sao có kinh nghiệm. Họ chỉ có kiến thức được trang bị trên các giảng đường. Mà hiện nay, không có một tấm bằng đại học thì khó có một công việc ổn định. Đối với sinh viên đại học xin được việc làm đã khó khăn là vậy thì những sinh viên, học sinh cao đẳng, trung cấp còn khó khăn hơn nữa.
 
Hiện nay, những chương trình về hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hầu như là chưa có. Kiến thức về các ngành nghề trong các trường đại học đều rất mơ hồ, gây khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn các ngành nghề phù hớp với khả năng, năng lực của mình. Không ít học sinh, sinh viên phải đắn đo trong việc chọn ngành nghề cho mình. Tôi cũng như họ đang cần những lời khuyên.
 

  • Nguyễn Thị Huyền

******************************

Ý kiến tư vấn:
 
TS Phan Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Tư vấn – Đào tạo Tâm Việt
 
Chào bạn Huyền,
 
Tôi rất đồng ý với bạn là cần được trang bị những kiến thức quan trọng nhất để có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai vì vậy ai cũng mơ thích vào đại học. Có một nghịch lý ít người hiểu là việc trang bị kiến thức lại phụ thuộc chính ở bàn thân bạn chứ không phải từ nhà trường. Dù bạn học cao đẳng hay đại học bạn đều có thể tự trang bị cho mình hành trang vào đời tốt nhất.
 
Ta thường nói “không thầy đố mày làm  nên” nhưng còn có câu “học thầy không tày học bạn” còn tôi thích nhất là “muốn xán lạn phải học chính ta”. Đại học cũng chỉ hơn cao đẳng có một năm học, nhiều người học xong đại học chả bao giờ tự rèn luyện thêm cho nên kiến thức càng ngày càng mai một đi. Nếu bạn ham hiểu biết bạn phải tạo cho mình thói quen tự học, tự nghiên cứu luôn luôn tìm tòi, rút kinh nghiệm, học mọi lúc, học mọi nơi, học suốt đời. Trong thời đại “thế giới phẳng”, đâu đâu cũng có quán Internet, bạn tự có thể có thông tin nhanh chóng và chính xác nếu như bạn rất muốn có nó.
 
Tôi thành thật chia buồn với Huyền vì người cố vấn đầy yêu thương, ông nội bạn đã qua đời. Nếu được bạn cho phép tôi khuyên bạn không nên thị lại đại học mà hãy học thật xuất sắc cao đẳng. Với bảng điểm xuất sắc, các nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy ở bạn một người chăm chỉ, cần cù, điều cần thiết nhất để họ chọn bạn. Sau này ra trường, đi làm giúp đỡ bố mẹ, với ý chí ham học của mình bạn vẫn có thể học tại chức để lấy bằng đại học. Hơn nữa học cao đẳng bạn sẽ nhàn hơn, bạn có thể tranh thủ làm thêm để lấy kinh nghiệm và đỡ gánh nặng cho gia đình.
 
Về bản chất 80% công việc là giống nhau tức là đều cần 5N: Kỹ năng quan sát (Nhìn), Kỹ năng lắng nghe (Nghe), Kỹ năng tư duy (Nghĩ), Kỹ năng thuyết trình (Nói), Kỹ năng thực thi (Nói bằng hành động). Huyền sẽ làm tốt mọi công việc nếu Huyền học và rèn luyện thật kỹ năm kỹ năng trên.
 
Không có công việc phù hợp với bạn, điều duy nhất bạn có thể làm là tự thay đổi để phù hợp với công việc đó.

  • Trung Kiên (ghi)

Diễn đàn "Chọn nghề cùng bạn" (xem chi tiết tại đây)

Hình thức:  Gửi bài viết hoặc những băn khoăn, thắc mắc của bạn về sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Với mỗi bài viết hoặc ý kiến, các bạn sẽ nhận được nhận xét của nhóm tư vấn về: cách lựa chọn, cách tư duy để lựa chọn. Phần nhận xét của các nhà tư vấn sẽ giúp thí sinh có thêm cái nhìn về lựa chọn của mình. Các nhà đào tạo, nhà tuyển dụng và các chuyên gia trong từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể do VietNamNet mời sẽ tham gia góp ý cho bạn.

Những bài viết được lựa chọn sẽ đăng tải trên VietNamNet và nhận nhuận bút. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội nhận được quà tặng hàng tháng và quà tặng chung cuộc khi kết thúc diễn đàn.

Qùa tặng:

Qùa tặng tháng: Mỗi tháng sẽ trao giải cho 1 bài viết thú vị nhất: 500.000 đồng và học bổng trị giá 400 USD tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech.

Qùa tặng tổng kết:

Bài viết hay nhất (1 bài): 1 triệu đồng và học bổng 1.800 USD tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech.

Bài viết ấn tượng (2 bài): mỗi bài 500.000 đồng và học bổng 900 USD tại Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech.

Đơn vị tài trợ:  Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech; tầng 4, tòa nhà 285 Đội Cấn, Hà Nội; website: http://www.aptech-news.com.

Địa chỉ gửi bài: Thư từ bài vở xin gửi về: Ban Giáo dục, báo điện tử VietNamNet, số 4 Láng Hạ, Hà Nội hoặc địa chỉ email: hanhrua@yahoo.com

***************************

Góp ý, chia sẻ của bạn với Nguyễn Thị Huyền:
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,