221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
878406
Những vấn đề đặt lên bàn Bộ trưởng
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Những vấn đề đặt lên bàn Bộ trưởng
,

(VietNamNet) - Khi buổi giao lưu trực tuyến của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc, vẫn còn rất nhiều câu hỏi gửi về toà soạn VietNamNet, nhờ chuyển đến tay ông. 

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi đối thoại trực tuyến. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thư là câu hỏi về một vấn đề cụ thể như làm thế nào chống tiêu cực trong thi tuyển sinh? Có thư nêu giải pháp cặn kẽ giải pháp để giải quyết vấn đề đào tạo tại chức hay học thêm, dạy thêm tràn lan. Có thư lại đơn giản chỉ là lời chúc Bộ trưởng làm tốt công việc của mình, mong ước chân thành Bộ trưởng “thực sự là một người yêu nước”, giải quyết dứt điểm những yếu kém của giáo dục để dân tộc chấn hưng, cường thịnh.

 

Những câu hỏi đặt lên bàn Bộ trưởng cho thấy kì vọng lớn lao vào sự bứt phát đổi thay, và dù có được trả lời trực tiếp hay không, nó vẫn tạo góp phần tạo nên những góc nhìn tích sực về giáo dục, gợi mở hướng đi và cách giải quyết những vấn đề của giáo dục nước nhà.

 

Trong hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về VietNamNet đã được chuyển đến buổi giao lưu, có thể chia ra những nội dung chính: 

 

"Lên đời" ĐH, mở trường quốc tế: Những băn khoăn

 

Bạn đọc có email: donhat76@yahoo.com đặt vấn đề: Việc cho phép mở các trường ĐH mới quá dễ dãi?

Theo bạn, hầu như các đề án đưa lên, tìm cách vận động rồi đều được phê duyệt. Dường như khâu thẩm định năng lực, điều kiện thực tế bị bỏ qua mà Bộ (cơ quan tham mưu cho chính phủ) chỉ căn cứ trên bản đề án là chính? Cho nên, một số trường ra đời nhưng điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ rất nghèo nàn.

"Ở một thành phố miền Trung, trong khi đội ngũ giảng viên các trường công lập còn đang chưa đủ mạnh, thì cũng chính đội ngũ ấy sẽ chia sẻ ra cho các trường dân lập mới mở, thử hỏi làm sao bảo đảm chất lượng? Xin thưa với Bộ trưởng, hiện nay đang có một "lộ trình kinh doanh giáo dục" đáng lo ngại là người ta xin mở trường TCCN (được khuyến khích và dễ được phép), rồi chỉ vài năm sau lập đề án xin nâng cấp lên CĐ, ĐH, nhắm mục đích kinh doanh cả "tiền" và "tiếng". Như thế thì tiêu cực trong giáo dục làm sao chặn đứng, chất lượng giáo dục làm thế nào để nâng cao?"

Làn sóng "lên ĐH" làm nảy sinh nhiều vấn đề từ cơ cấu tổ chức, bộ máy đến đội ngũ người thầy.  

Bạn đọc Nguyễn Cao Cường, khối 7P Nghi Thuỷ, thị xã Cửa Lò, Nghệ An, email: caocuongcbsx@gmail.com cho rằng, hiện nay đang có phong trào các trường Trung cấp thì muốn phấn đấu lên thành trường CĐ, trường CĐ thì muốn mình trở thành ĐH, trong khi thực lực của mình chỉ có thể đào tạo trung cấp.

"Ngay ở tỉnh cháu đang sống thôi, có trường (nay đã trở thành trường ĐH) đang tồn tại một thực tế là có những thầy giáo con cán bộ trong trường vì thi không đậu ĐH nên học CĐ hoặc tại chức sau đó vào dạy tại trường. Để trường muốn thành trường ĐH, ngoài cơ sở vật chất thì tiêu chuẩn phải có bao nhiêu Thạc sĩ, Tiến sỹ, nên lại cử những giáo viên đó đi học cao học. Thử hỏi đội ngũ giáo viên đó có đủ trình độ để dạy không, khi mà một thế hệ thầy dốt kéo theo hàng chục thế thế hệ trò kém chất lượng?.”

Có bạn đọc nêu ra thực trạng đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH, thi cử chỉ là hình thức. Ví như ở ĐH Mở Hà Nội, có ngành đào tạo liên thông 80 người dự thi thì lấy cả 80 người. Áp lực tuyển cho đủ khiến người ta dễ dãi trong coi thi, chép tài liệu “vô tư”. Con số 600 trường ĐH cần thành lập và 20.000 tiến sĩ cần đào tạo trong những năm tới liệu có khả thi, hay vẫn là chuyện chạy theo thành tích? 

Không khí hội nhập làm “nóng” lên chuyện chất lượng các trường “quốc tế”, vốn là lĩnh vực lâu nay còn “lình xình”: từ trường ĐH Quốc tế châu Á đến trường quốc tế Hà Nội...  

Nhà giáo Đỗ Đức Huyền, Hiệu trưởng Trường dân lập Ngôi Sao (TP.HCM) đặt vấn đề: Chương trình học ở VN ai cũng thấy là rất nặng, mà ở các “trường quốc tế” vừa dạy chương trình VN, vừa dạy chương trình Mỹ, Anh, Úc… gì đó mà họ nói là “chương trình quốc tế” thì kết quả sẽ như thế nào? 

Điều này, theo ông Huyến, phải có sự thanh tra, kiểm tra đến nơi đến chốn mới có thể kết luận được. Nhưng ai sẽ làm nhiệm vụ này? Trình độ hiểu biết về khoa học giáo dục và trình độ ngoại ngữ của mấy cán bộ quản l‎ý giáo dục liệu có đủ khả năng để đảm đương công việc phức tạp đó?

Nhiều bạn đọc là nghiên cứu sinh, học viên cao học ở nước ngoài bày tỏ mong muốn đưa những phương pháp giảng dạy hiện đại vào nhà trường, góp tay “chấn hưng giáo dục”, nhưng dường như cơ hội để được tham gia giảng dạy của họ là rất khó khăn. Nền giáo dục ĐH trong nước vẫn còn “khép kín”, chậm thay đổi và thiếu khả năng thích ứng. Bạn vietthaikienvu (email: vietthaikienvu@yahoo.com) nêu câu hỏi: Bộ trưởng sẽ có kế hoạch gì để thu hút lực lượng chất xám từ nước ngoài về làm giảng viên ĐH - một lực lượng có khả năng trình độ, mong muốn cống hiến nhưng lại không quen các rào cản "không chính thức"?

Bộ máy tổ chức đã làm đúng chức năng?

Nhiều ý kiến băn khoăn về chính bộ máy tổ chức Bộ GD-ĐT, khi các vụ chức năng  không làm đúng nhiệm vụ tham mưu mà tham gia chỉ đạo quá sâu vào các công việc cụ thể của cơ sở giáo dục, “vượt quyền” lãnh đạo bộ. Ông Đặng Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề và Giáo dục Thường xuyên tỉnh Lào Cai phản ánh: “Vụ Giáo dục thường xuyên vẫn viện dẫn vào thông tư 01/TT/BGD-ĐT ban hành từ năm 1981 để yêu cầu các Trung tâm phải làm tờ trình qua Sở GD-ĐT để xin phép Bộ cho mở các lớp tin học, ngoại ngữ, phải đăng ký với Bộ để lấy đề thi từng khoá (nộp 300.000 đồng/đề). Giấy phép cho phép mở lớp này do Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên ký. Việc làm này rất phiền nhiễu và có vẻ như "lệ Vụ to hơn phép Bộ vì theo quy định của Bộ, việc này thuộc thẩm quyền của cơ sở đào tạo".  

Bạn đọc Lê Quang Lịch, TP.HCM, email: Lequanglich@yahoo.com
thẳng thắn: “Trước khi cải cách toàn bộ nhằm đổi mới giáo dục cho đúng với tiêu chí : trường ra trường, lớp ra lớp, trò ra trò, thấy ra thầy, trước tiên Bộ trưởng hãy cải cách thật tốt bộ máy giúp việc của mình đã, với phương châm: Bộ ra Bộ, Vụ ra Vụ, tránh tình trạng dẫn đến Vụ to hơn Bộ”.

Xã hội hóa giáo dục: Thế nào cho đúng?

GS.TS Vũ Ngọc Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, một người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nêu ra 6 bất cập của xã hội hóa giáo dục như: Sự quản lý của Bộ đối với các trường còn quá cứng nhắc, ôm đồm; quyền hạn giao mang tính ban phát theo từng thời gian trước sự đòi hỏi của các trường ĐH và sức ép xã hội; chưa tạo cơ chế thích ứng cho các trường ĐH còn được tiến hành theo phương thức nhỏ giọt, thiếu đồng bộ nên khó được thực hiện...

Trên cơ sở đó, GS. Hải đề xuất: Bộ GD-ĐT và các Bộ ngành liên quan trước hết cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển giáo dục ĐH và các chính sách đầy đủ, đồng bộ, giúp các trường ĐH có thể thực thi quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội của mình một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Tiến tới xóa bỏ các đẳng cấp trong giáo dục ĐH mang nặng tính hình thức như hiện nay để tương lai gần, trong giáo dục ĐH chỉ còn phân biệt các trường theo chất lượng đào tạo và chất lượng nghiên cứu khoa học.

Nhà giáo Đỗ Đức Huyền nhận xét: đang có 2 xu hướng xã hội hóa giáo dục sai lầm: hoặc quá thiên về thương mại hóa giáo dục, hoặc tìm mọi cách bắt nhân dân, nhất là những người có con em đang học tại trường, đóng góp một cách tùy tiện.

Nhiều bạn đọc quan tâm đến mô hình quản lý các trường ĐH, trong đó đặc biệt chú ý đến việc cổ phần hóa giáo dục, coi đó là cách cách đầu tư hữu hiệu. Bạn đọc Hoà Minh Tân (email: hoaminhtan05@yahoo.com) tâm huyết: Đã cổ phần hóa thì phải làm triệt để. Nếu không, cũng chỉ là thay màu da cho xác chết, hoặc bình mới rượu cũ. Nhưng cũng có bạn đọc đặt vấn đề, không cẩn thận, cổ phần hoá theo phong trào, nhà nước mất tài sản vào tay một số cá nhân mà chất lượng giáo dục chưa chắc đã được cải thiện.

Đời sống giáo viên và "nồi cơm" ĐH

Có khá nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đời sống giáo viên và câu chuyện “nồi cơm” các trường ĐH.

Cụ thể là mức lương quá thấp, giờ giảng được chi trả quá ít, không đủ khuyến khích người dạy nâng cao chất lượng, gắn bó tâm huyết với nghề. Đặc biệt, câu trả lời trước QH, coi đào tạo tại chức là “nồi cơm” của các trường ĐH nên cần duy trì và điều chỉnh dần dần đã làm nóng nhiều ý kiến bạn đọc. Nhiều bạn đọc quan tâm đến “nồi cơm” lớn hơn là uy tín và chất lượng nền giáo dục. Câu trả lời của Bộ trưởng trước Quốc hội chưa thấy rõ trách nhiệm của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước...

Bạn đọc phản ánh ở Hà Tây, có hàng trăm giáo viên viên đang dạy ở dạng hợp đồng với mức lương chỉ 400.000 đống một tháng. Lương như thế, làm sao đủ sống, làm sao không hát sinh tiêu cực? Có người đã hợp đồng cả chục năm mà vẫn không có hy vọng vào công chức. Như thế, vấn đề quy hoạch đào tạo các trường sư phạm gắn với sử dụng đựoc giải quyết ra sao, Bộ trưởng có giải pháp gì để chuyện tuyển công chức ngành giáo dục bớt tiêu cực?

Đào tạo tại chức làm sao có hiệu quả? Đào tạo thạc sĩ ngay tại địa phương, việc giám sát, quản lý chất lượng lỏng lẻo có làm phát sinh thêm nhiều tiêu cực?

Dạy thêm, học thêm: Muôn phần nóng bỏng!

Bạn đọc ở Thái Nguyên, email: namtqsc@yahoo.com, cho rằng: “Nguyên nhân việc học thêm và dạy thêm đáng xấu hổ hiện nay là do cách sử dụng người mà chúng tôi thường nói vui là: Ông Trung làm, ông Hiển chịu (Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng GD-ĐT cũ). Dùng người như thế ai chả mua điểm, mua bằng. Có điểm là lên lớp, tốt nghiệp, có bằng được làm ở nơi có tiền để trả được tiền mua".

Bạn đọc này hy vọng, điều này sẽ hết trong tương lai khi cổ phần hoá, và cải cách hành chính triệt để”.

Còn bạn Trần Hồng Hà, Hà Nội, email: tchkvnmega@hn.vnn.vn thẳng thắn: “Xin hỏi, thời Bộ trưởng đi học thì có cảnh cả lớp học thêm, phụ huynh làm đơn cho con học thêm như hiện nay không? Vì sao nay học thêm đã là một vấn nạn của xã hội, có thể là ngang với vấn nạn tham nhũng ở VN?”

Chị Hà kể một thực tế, khi con gái chị học lớp 1 thì đứa con trai đã là sinh viên. Cách tết nửa tháng, SV ĐH đã được nghỉ tết, nằm nghe nhạc, cô con gái thì học tới 11 giờ đêm lo thi học kỳ.  

"Mời Bộ trưởng đi xe máy vi hành đến ngõ 115 phố Núi Trúc để xem các cháu học thêm trong điều kiện thế nào? Rất nhiều gia đình ở trong ngõ nhỏ này cho các thầy cô giáo (có nhiều thầy, cô của cấp 2 Giảng Võ, trường HN-Amstecdam) thuê nhà dân để dạy thêm.

Bộ GD-ĐT mới ra quy định về dạy thêm, học thêm? Không biết người soạn quy định này ngồi ở đâu soạn? Khoan hãy nói về mục đích soạn thảo quy định này thực chất là gì? Hợp pháp hoá việc cho thầy dạy thêm? Một cách tăng thu nhập cho thầy?...chỉ cần xem quy định về diện tích lớp học đã là "trò đùa dai" của Bộ?

Bạn Nguyễn Thị Ngọc, email: nt-ngoc@hotmail.com, nhìn nhận vấn đề học thêm dưới góc độ khác: “Thời gian lao động theo quy định của nước ta là 8 giờ/ngày, ở một số nước khác là 7 giờ. Thực tế, học sinh Việt Nam phải học khoảng 12 tiếng/ngày. Bộ Giáo dục và Đào tạo khi thiết kế các chương trình giáo dục và thi cử có tính đến việc điều chỉnh để học sinh cũng chỉ phải làm việc tối đa là 8 giờ/ngày không? Nhà nước đã thực hiện chế độ nghỉ thứ 7 và Chủ nhật từ lâu rồi, vậy sao học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vẫn phải đi học cả thứ 7 (chính khoá)? Bộ có kế hoạch gì để điều chỉnh chương trình học để các cháu được nghỉ thêm thứ 7 nữa không?”

  • Ban Giáo dục 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,