221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
876616
Đâu là cơ hội giảng dạy của du học sinh?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Đâu là cơ hội giảng dạy của du học sinh?
,

(VietNamNet) - Nhiều SV đang học sau ĐH ở nước ngoài mong được về Việt Nam giảng dạy nhưng nhận thấy không nhiều cơ hội dành cho mình. Họ đã có những tâm tư, hy vọng đối thoại trực tuyến với Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân.

Bạn muốn đối thoại gì với Bộ trưởng qua buổi giao lưu, hãy bấm vào đây. 

Đại biểu tham khảo trưng bày kết quả đào tạo sau ĐH tại hội nghị tổng kết 30 năm giáo dục sau ĐH. Ảnh: LAD

vietthaikienvu
 Phap
vietthaikienvu@yahoo.com

Kính chào Bộ trưởng! Bộ trưởng chắc cũng biết rằng, nhiều nghiên cứu sinh rất muốn tham gia công tác đào tạo, giảng dạy sau khi làm tiến sĩ ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc này không đơn giản chút nào vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác mà trình độ và bằng cấp không quyết định được. Vậy Bộ trưởng sẽ có kế hoạch gì để thu hút lực lượng chất xám từ nước ngoài về làm giảng viên ĐH - một lực lượng có khả năng trình độ, mong muốn cống hiến nhưng lại không quen các rào cản "không chính thức"? Một cơ chế tốt sẽ làm giảm tiêu cực, tạo điều kiện cho người tài và nâng cao trinh độ giáo viên. Xin cảm ơn Bộ trưởng! 

Liem Nguyen
San Diego
 
speedvn@gmail.com

Thưa Bộ trưởng! Chúng tôi là nhóm SV đang học thạc sĩ và tiến sĩ ở những trường được công nhận ở nước ngoài. Trong đó, có một số cá nhân được học bổng nhà nước, một số học bổng của trường, một số tự túc. Nhiều người mong được về Việt Nam giảng dạy nhưng cơ hội dành cho giới trẻ là rất ít (đa số phải theo giáo trình và cách dạy cũ nếu dạy các trường công ở Việt Nam).

Vậy liệu chúng tôi có thể được giảng dạy những phương pháp mới theo nước ngoài được không? Chúng tôi hoạt động độc lập được không? Có khuyến khích gì cho những du HS đang học sau ĐH trở về? (Nhiều du HS học bổng nhà nước phải cam kết trở về nhưng dường như họ không mặn mà lắm và chỉ muốn vứt bỏ cam kết).

Thực ra, nếu vận động nguồn lực này, mọi người chúng tôi chỉ mong giảng dạy để đóng góp vào sự phát triển giáo dục chung. Vì vậy, chỉ mong Bộ trưởng có tiếng nói với các trường hiện nay để chúng tôi có dịp giúp thế hệ trẻ. Một mong muốn nho nhỏ nhưng có vẻ rất khó thực hiện.

Được biết, Bộ trưởng cũng là người học ở nước ngoài, đã chứng kiến phương pháp giảng dạy khoa học của họ. Vậy sao chúng ta chưa công nhận sự áp dụng mới mẻ đó trong thực tiễn? Câu trả lời có thể là chúng tôi sẽ nghiên cứu và trả lời sớm nhưng nếu trả lời được luôn sẽ tốt hơn vì hàng bao người đã chờ đợi lâu lắm rồi và chưa bao giờ có câu trả lời trực tiếp.

Thanh Nam
jpchat2003@yahoo.com

Tôi đang làm nghiên cứu sinh tại Nhật, xin gửi đến một số thông tin nơi khoa tôi đang theo học để tham khảo. số giảng viên: 30; các bộ phận khác: 13; tổng: 43; số SV hàng năm: khoảng 700. Học phí mỗi SV VN phải trả: khoảng 10.000 USD/năm. Tôi không rõ số tiền nhà nước đầu tư hàng năm nhưng rõ ràng là hiệu quả công việc của họ rất cao (43 người làm ra 7 triệu USD/năm). Nếu các trường ĐH nước ngoài đem mô hình quản lý của họ áp dụng vào VN, nhiều ĐH ở Việt Nam sẽ dẹp tiệm với cung cách quản lý và chất lượng như hiện tại. Bộ trưởng có suy nghĩ gì về tương lai của các trường ĐH ở Việt Nam thời mở cửa?

Trần Anh Tuấn
ĐHBK Hà nội
hoanghuong787506@yahoo.com

Xin Bộ trưởng cho biết với mức lương của giảng viên ĐH được trả là 15.000 đồng/tiết giảng thì liệu còn có ai tâm huyết được với nghề không? Và liệu có thể đảm đương được cuộc sống gia đình để tập trung hết sức lực vào công tác giảng dạy nữa hay không?

Trần Đình Quang
ĐH Vinh
tdquang@gmail.com

Nhân dịp Bộ trưởng giao lưu trực tuyến, tôi xin phép được hỏi 2 câu hỏi sau: 1. Có thể cho phép các trường ĐH được bầu cử thực sự dân chủ để chọn đúng người tài thực sự lãnh đạo các bộ môn, khoa và trường không? Đây là bước cải tiến có tính đột phá đầu tiên có tính quyết định thành công của việc cải cách giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. 2. Làm thế nào để tránh tình trạng trù dập ở các trường ĐH khi mà người tài thường thẳng thắn, khó được lòng lãnh đạo?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,