221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
866998
Chọn hiệu trưởng bằng bỏ phiếu tín nhiệm
1
Article
null
Chọn hiệu trưởng bằng bỏ phiếu tín nhiệm
,

(VietNamNet) - Qua kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, kết hợp cùng kết quả dạy học cụ thể từng trường, năm học 2006-2007, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã miễn nhiệm chức vụ 6/7 hiệu trưởng và hiệu phó, thuyên chuyển công tác 18 cán bộ quản lý.

Lớp học của các em trường mầm non Phà Đánh.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm được tiến hành tại 61 trường học trong toàn huyện. 1/3 hiệu trưởng, hiệu phó (157 người) có số phiếu tín nhiệm dưới 60%. Cá biệt, có những hiệu trưởng, hiệu phó có phiếu tín nhiệm 0%. Khối mầm non có hơn một nửa cán bộ quản lý phiếu tín nhiệm thấp hơn 50%.  

Kỳ Sơn là nơi “đi tắt đón đầu” của tỉnh Nghệ An tiến hành  thực hiện chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó từ khối mầm non đến THCS.  

Ông Trần Văn Khánh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết, những năm trước đây, nhiều giáo viên cấp cơ sở từ khối mầm non đến THCS liên tục có thư phản ánh về những việc làm sai phạm của hiệu trưởng, hiệu phó. Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên đều không dám đứng ra công khai danh tính. Tình trạng này kéo dài đã gây mất đoàn kết nội bộ ở tất cả các trường học trong địa bàn huyện. 

Trước vấn đề nan giải đó, Phòng GD-ĐT huyện Kỳ Sơn đã “đánh liều” tiến hành tham mưu cho UBND huỵên phối hợp đề ra chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm nhằm “thanh lọc” những hiệu trưởng, hiệu phó không đủ phẩm chất, thiếu năng lực chuyên môn. Từ năm 1998, chủ trương này đã bắt đầu triển khai.  

Ông Khánh cho biết:  “Việc bỏ phiếu tín nhiệm đôi lúc còn gặp khó khăn". 

Chẳng hạn,  hiện nay hầu hết các trường học, lớp ghép đều nằm ở vùng sâu, vùng xa. Khi cán bộ của phòng về tiến hành việc bỏ phiếu  tín nhiệm ở cơ sở, phải đi bộ mất cả ngày trời, có khi phải tự bỏ tiền túi để hoàn thành nhiệm vụ. 

Một khó khăn khác là gặp phải trường hợp kết quả không trung thực. Có lần, đoàn tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Lúc đầu, có hiệu trưởng được đánh giá trên 60%. Nhưng chỉ một tháng sau, con số này thay đổi đến chóng mặt. Khi đoàn của tổ chức huyện tiến hành bỏ phiếu lại, hiệu trưởng này lại chỉ chiếm 0%.  

"Vì vậy, để việc bỏ phiếu tín nhiệm thực sự khách quan, phòng GD-ĐT huyện thường xuyên phối hợp với UBND huyện thu thập từ nhiều nguồn tin khác nhau, để người bị chuyển công tác phải “tâm phục khẩu phục”, ông Khánh nói. 

Hiện ở Kỳ Sơn có 108 lớp ghép. Trong đó 193 bản (chiếm 90%) từ khối mầm non đến THCS “cắm” ở các bản lẻ. 

Ông Lê Tiến Hưng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An nhận xét, qua 8 năm triển khai, đây là một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác này. 

Năm 2002, UBND tỉnh Nghệ An nhân rộng phong trào với việc ban hành quyết định số 91. Theo quy định này, việc bỏ phiếu tín nhiệm hiệu trưởng được đánh giá theo các tiêu chí: Phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và sức khoẻ.  

Hàng năm, tất cả các phòng giáo dục, các trường học trên địa bàn tỉnh phải có bản báo cáo đánh giá, nhận xét, bỏ phiếu tín nhiệm.

  • Ngọc Bình

Ý kiến của bạn về việc chọn hiệu trưởng bằng bỏ phiếu tín nhiệm:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,