221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
861476
Giáo viên: Thiếu trầm trọng, thừa rất nhiều!
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Giáo viên: Thiếu trầm trọng, thừa rất nhiều!
,

(VietNamNet) - "Giáo viên (GV) nơi thiếu trầm trọng, nơi thừa rất nhiều. GV toán dạy nhạc, GV văn dạy họa, GV họa thì dạy giáo dục công dân. Cả nước có tới hơn 60 trường sư phạm nhưng các GV tương lai đều phải "học chay" thì làm sao đảm chất lượng? GV giỏi được cất nhắc làm cán bộ quản lý, danh nghĩa là “thăng quan tiến chức” nhưng thực tế là hạ thu nhập.

Đó là những vấn đề nổi cộm về đội ngũ GV được các đại biểu (ĐB) Quốc hội thảo luận sôi nổi tại nghị trường cả ngày 7/11. 

Đào tạo giáo viên: học cách làm của ngành công an

 
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân lắng nghe thảo luận của đại biểu Quốc hội
ĐB Nguyễn Kim Khanh (Bình Phước) đưa ra con số hiện nay, cả nước có gần 1 triệu GV nhưng vừa thiếu nghiêm trọng, vừa thừa rất nhiều.
 
Số lượng môn tăng, phương pháp giảng dạy thay đổi nhưng số lượng GV định biên vẫn không tăng. GV ĐH giảng tới 800- 1.000 tiết/năm, không còn thời gian nghiên cứu khoa học.

 

Số lượng SV tốt nghiệp các trường sư phạm rất nhiều nhưng chỉ tập trung ở các thành phố lớn. ĐB Khanh đặt câu hỏi: Nhà nước ưu tiên không thu học phí đối với SV Sư phạm nhưng phải chịu sự phân công của Bộ GD-ĐT. Vậy, Bộ đã thực hiện quy định này như thế nào? 

 

Đại biểu Huỳnh Thị Hường, tỉnh Quảng Nam đề xuất: ngành giáo dục nên nghiên cứu cách làm của ngành Công an, quân đội, vào trường là đã vào biên chế, sau khi ra trường thì Nhà nước phân bổ việc làm. Với phương thức tập trung như vậy, vừa giải được bài toán "biên chế" cho các giáo viên, đồng thời, điều động trong toàn quốc những giáo viên tới các địa bàn còn thiếu, không nhất thiết phải trở về đúng nơi đã sinh ra mới có thể phục vụ.

 

Theo ĐB Trần Thị Thanh Huyền (Thanh Hoá), hiện nay có sự bất cập trong phân bố giáo viên dẫn đến tình trang vừa thừa vừa thiếu cục bộ, đặc biệt là trong các môn học đặc thù như nhạc, hoạ, thể dục thể thao. Một số tỉnh có nguồn nhưng không có biên chế, một số tỉnh có biên chế thì lại không có nguồn do không có cơ sở đào tạo và không thu hút được nguồn.

 

Ở một số địa phương có tình trạng “hoán vị” GV dạy toán sang dạy nhạc, GV dạy văn sang dạy hoạ, GV hoạ thì dạy giáo dục công dân. Nguy hiểm hơn, do thiếu người mà phải lấy cả GV dôi dư chưa đạt chuẩn về dạy.Một số địa phương do thiếu GV đặc thù nên mở cơ sở liên kết tại địa phương, đào tạo không đảm bảo chất lượng dẫn đến GV không đạt chuẩn.

 

ĐB Trần Thu Hà (Hà Nội) cho rằng với tình trạnh thiếu tới hàng chục ngàn GV nhạc, hoạ hiện nay, chỉ các trường CĐ, ĐH Sư phạm không thể giải quyết hết được mà nên khuyến khích các trường văn hoá nghệ thuật mở thêm khoa sư phạm.

 

Về giáo dục mầm non, ĐB Huỳnh Thị Hoà Bình (Bắc Giang) đưa ra một dẫn chứng là ở nhiều nơi, lương GV chỉ được 290.000/tháng và lĩnh trong 10tháng/năm mà phải làm việc tới mười mấy tiếng một ngày. Vì thế một số GV, có cả GV giỏi cấp tỉnh phải chuyển nghề dẫn đến tình trạng “thiếu trầm trọng”.

 

Bà Bình đề nghị các trường mầm non nên dành 80% đến 90% nguồn thu chi trả cho lương GV, đồng thời có thêm cả phụ cấp để đảm bảo đời sống.

 

ĐB Lương Thị Hoa (Thanh Hoá) cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu GV vùng sâu vùng xa là do SV Sư phạm tìm mọi cách ở lại thành phố. Nhiều GV miền xuôi tình nguyện lên miền núi công tác nhưng sau đó khó xin về lại miền xuôi để ổn định gia đình. Bà Hoa đề xuất nên tăng cường quy mô đào tạo GV người dân tộc thiểu số, đảm bảo chỗ ở cho GV miền xuôi lên miền núi. Đồng thời, chính sách cử tuyển phải căn cứ vào nhu cầu địa phương.

 

Đào tạo “chay”, lương thấp thì chất lượng không cao

 

“Giải tán hệ thống các trường ĐH, CĐ sư phạm ở các địa phương. Xây dựng tập trung 3 cơ sở đào tạo ở Bắc, Trung, Nam.” Đại biểu Nguyễn Bá Thanh, thành phố Đà Nẵng, đã đề xuất như vậy về cải tổ các trường sư phạm trong phiên thảo luận trước Quốc hội về tình hình đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

 

Lý do cho đề nghị "sốc" này, theo ông Thanh, đó là bởi, mỗi tỉnh đều có trường sư phạm, cơ sở vật chất thì nghèo nàn, "làm sao mà có thể đào tạo với chất lượng cao được?". Thậm chí, một số địa phương có tới 2 trường ĐH, CĐ sư phạm mà cơ sở vật chất của từng nơi chưa thể gọi là đạt chuẩn. Thầy giáo dạy hoá nhưng không được học trong phòng thí nghiêm, cô giáo dạy văn phải học văn mẫu… Nói học đi đôi với hành nhưng thực chất là phải học “chay”.

 

Đa số ĐB đều tán thành ý kiến là phải ổn định và nâng cao đời sống cho GV thì mới đảm bảo được chất lượng giáo dục.

 

Cũng theo ĐB Trần Thị Thanh Huyền (Thanh Hoá), cỗ máy giáo dục ở nước ta hiện nay theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì đang được vận hành theo những quy định được ban hành từ những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước.

 

Cụ thể: Quy định giờ đứng lớp của GV thực hiện từ năm 1979, chế độ làm việc của GV CĐ, ĐH từ năm 1978, chế độ trả lương dạy thêm và phụ cấp từ năm 1995. Chế độ lương đã được điều chỉnh nhiều lần từ năm 2004 đến nay nhưng hàng vạn GV các trường chuyên biệt thì bị bỏ quên.

 

Theo lộ trình, đến năm 2010, các trường bán công phải chuyển sang dân lập, trên 30.000 GV đang trong biên chế sẽ được trả lương như thế nào trong khi học phí không thay đổi?

 

ĐB Lê Thị Tường Vân (Gia Lai) cho rằng mỗi năm chúng ta tốn rất nhiều tiền của nhà nước và nhân dân để đi du học. Vì vậy, cần có chính sách thu hút các cán bộ GV người VN đang học tập và giảng dạy ở nước ngoài về nước.  

 

Bộ trưởng GD-ĐT bị “bó chân, bó tay”

 

Người quản lý cao nhất trong ngành giáo dục là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng ĐB Lê Quang Minh lại cho rằng hiện nay Bộ trưởng vẫn bị “bó chân, bó tay”, nhiều quyết định phải thông qua Bộ Tài chính nên cần có cơ chế để tăng quyền cho Bộ trưởng.

 

ĐB Neáng Kim Cheng (An Giang) cho rằng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn yếu kém, một bộ phận lớn không có kiến thức về quản lý và chưa được đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, ngoài HV Quảng lý giáo dục Trung ương và các trường quảng lý địa phương, nên xây dựng thêm các trung tâm nghiên cứu bồi dưỡng cán bộ quản lý.


Theo bà Cheng, các GV giỏi thường được cất nhắc làm cán bộ quản lý, danh nghĩa là “thăng quan tiến chức” nhưng trên thực tế lại là hạ thu nhập. Vì thế cần quan tâm để họ không bị thiệt thòi.

 

Cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò là công cụ giữ gìn kỷ cương trong giáo dục. ĐB Đặng Thị Phương Phi (Long An) nhấn mạnh để điều hành tốt, hiệu trưởng phải nắm vững chương trình dạy học, đội ngũ GV và có nghệ thuật quản lý và tập hợp quần chúng. Bà Phi đề xuất Bộ chỉ nên xây dựng tiêu chuẩn về hiệu trưởng còn các địa phương sẽ tự đào tạo và xây dựng đội ngũ.

 

Cuối ngày, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày tóm tắt  và giải đáp những vấn đề mà các ĐB đã thảo luận trong ngày. 

 

Cuối ngày, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày tóm tắt  và giải đáp những vấn đề mà các ĐB đã thảo luận trong ngày.

  • Lan Hương

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,