221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
836590
Tôi cũng được gửi gắm “chạy trường”
1
Article
null
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Huỳnh Công Minh:
Tôi cũng được gửi gắm “chạy trường”
,

Vụ việc “chạy trường” ở Trường THPT Lê Quý Đôn với dư luận chỉ là một trường hợp “bắt tận tay” trong nhiều trường hợp khác chưa được phát hiện. Ngành GD-ĐT giải quyết ra sao? Chúng tôi đã đặt lên bàn giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Công Minh những câu hỏi của dư luận.

Soạn: AM 882365 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Huỳnh Công Minh

* Qua sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn và những tố cáo ở Trường Hồng Bàng mới đây, ông có nhìn nhận tình trạng “chạy trường” mà dư luận đề cập là có thật?

- Ông Huỳnh Công Minh: Trước hết phải thống nhất khái niệm “chạy trường”. Nếu nói “chạy trường” là một số phụ huynh muốn con em vào trường điểm, trường chất lượng cao hoặc học trường trái tuyến tìm cách để nhờ ưu tiên gửi gắm thì năm nào cũng xảy ra. Nếu nói “chạy trường” có lo lót tiền bạc thì phải xem xét cụ thể, bởi xung quanh vấn đề này có nhiều yếu tố. Yếu tố số một là xảy ra tình trạng cán bộ quản lý và giáo viên có tiêu cực.

Đây là vấn đề chúng tôi quan tâm nhất và ngành không thể chấp nhận được. Yếu tố thứ hai là có những người trung gian gọi là “cò chạy trường”, những người trực tiếp gửi gắm cho hiệu trưởng đôi khi không biết mình đã gián tiếp tiếp tay cho “cò”. Yếu tố thứ ba là mặc dù cơ chế tuyển sinh của trường mấy năm nay rất chặt chẽ nhưng phụ huynh có người vẫn không tin, vẫn nghĩ có tiền là được vào trường này trường kia, nên đôi khi chính phụ huynh bỏ tiền ra nhờ người nọ người kia.

* Tuy nói đã xóa bỏ trường điểm, nhưng dấu ấn cũ vẫn còn in đậm, nên dù đã xóa nhưng phụ huynh vẫn xem Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Hồng Bàng, Nguyễn Du... là những trường tốt nhất. Chính vì thế mà phụ huynh vẫn bằng mọi giá lo cho con vào bằng được trường A, B nào đó?

- Khắc phục đâu phải bấm nút là xong mà phải có thời gian. Như quận 1 bỏ được nhận thức Trường Nguyễn Du là trường điểm trong dân đâu có được, nhận thức này tồn tại mấy chục năm rồi. Trước mắt đã có sự chuyển biến, người ta không xem Nguyễn Du là số 1 mà còn có Trần Văn Ơn, Võ Trường Toản...

Cô giáo Hòa nhận 2.000 USD tiền "chạy trường"

Chiều 31-8, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có kết luận sơ bộ về vụ “chạy trường” ở Trường THPT Lê Quý Đôn. Theo đó, việc bà Đỗ Thị Thu Hòa - giáo viên Trường Lê Quý Đôn - nhận 2.000 USD của bà Đỗ Thị Diệu Lê để xin cho con vào học năm học 2006-2007 là có thật.

Sau khi sự việc xảy ra, bà Hòa đã hai lần mang tiền đến trả bà Lê, tổng cộng 2.000 USD. Về 48 triệu đồng và 30 triệu đồng do bà Phạm Thị Phương Hoa  tố cáo đã đưa cho bà Hòa để xin cho con vào học năm học 2003-2004 và chạy cho con sau đó khỏi bị đuổi học thì đến nay vẫn chưa đủ cơ sở kết luận. Đoàn thanh tra (phối hợp PA25) sẽ tiếp tục làm rõ. Đoàn thanh tra cho biết chưa có chứng cứ kết luận hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn Trần Thanh Vân có nhận tiền.

* Ông thừa nhận tình trạng “chạy trường” đã tồn tại ở TP.HCM từ nhiều năm nay, vậy bản thân ông đã bao giờ nhận được lời gửi gắm “chạy trường” chưa?

- Có chứ sao không! Nhưng tôi không can thiệp, hoàn toàn không gọi điện, không nhắc nhở vì phải tôn trọng hội đồng tuyển sinh của các trường. Trong hệ thống quản lý của sở, việc chuyển trường có một phó giám đốc phụ trách, tuyển sinh cũng có một phó giám đốc phụ trách khảo thí. Bộ máy hoạt động như thế nên phải làm theo qui chế.

Khi từ chối hoài không được, tôi đành viết một câu ngoại giao: “Kính chuyển ông bà (người có thẩm quyền) xem xét giải quyết”. Viết để họ đi chứ ngồi hoài làm sao mình làm việc được (?). Tôi cũng chỉ đạo các trưởng phòng, các hiệu trưởng: “Tôi có viết thì viết nhưng mấy anh cứ giải quyết theo qui định, ý kiến của tôi không có giá trị trong chuyện này”.

Có nhiều người nhờ tôi nhưng cũng “sừng sỏ” lắm, sau khi tôi viết “kính chuyển” xong, ký tên xong còn đòi đóng dấu nữa. Tôi nói ngay: “Cái này tôi cũng xin người ta giải quyết thì đóng dấu sao được, đồng ý hay không là quyền của hội đồng tuyển sinh nhà trường”.

* Trên thực tế, các trường luôn có những chỉ tiêu đáng kể dành cho mối quan hệ quen thân. Ông là người quản lý cấp cao nhất của ngành GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM, ông sẽ nói như thế nào để từ chối với những người thân của mình trong khi chuyện “gửi gắm” nằm trong tầm tay?

- Người dân bình thường hay người quen thân tôi đều giải quyết theo qui chế. Tức là gửi xuống các cấp theo hệ thống quản lý của mình chứ không trực tiếp giải quyết. Năm 1987 tôi về làm trưởng Phòng GD-ĐT Q.10, mùa tuyển sinh trưởng phòng nhận được 20 bộ hồ sơ gửi vào trường điểm theo “quan hệ công tác”. Khi về tôi bỏ ngay lệ này, tất cả đều giới thiệu xuống trường hết. Quan hệ quen thân trong tuyển sinh là quan hệ phi lý. Dân của mình hàng triệu người, chỉ những người quen mới giải quyết, còn hàng triệu người không quen thì sao?

* Thưa ông, nhưng nếu các cấp quản lý của ông gửi gắm thì ông sẽ từ chối như thế nào?

- Tôi có niềm hạnh phúc to lớn là các cấp quản lý không ai “bắt ép” tôi làm việc đó. Họ nói “có trường hợp vậy ông coi đúng nguyên tắc thì làm, không đúng thì thôi”.

* Trong danh sách tuyển thêm ở các trường chúng tôi có được (ví dụ danh sách hơn 400 HS ngoài tuyến ở Trường THCS Hồng Bàng, Q.5) thì những người gửi gắm là cán bộ Sở GD-ĐT rất nhiều. Thậm chí có người gửi đến vài HS. Ông có biết điều này không?

- Có thể đó là những người quen thân của cán bộ sở. Nhưng nếu không đúng tiêu chuẩn thì nhà trường có quyền “gạt”. Tôi đã ý thức được việc này và năm nay đã “thử nghiệm” tại Trường chuyên Lê Hồng Phong. Ngày trước có lớp dự bị nên mỗi năm có đến mấy trăm đơn xin vào. Năm nay bỏ lớp dự bị nên không có thư gửi gắm nữa. Ngay cả con của một chị cán bộ sở không đủ điểm cũng không được vào học.

KIM LIÊN - HOÀNG HƯƠNG/ Theo Tuổi trẻ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,