Từ vụ chạy trường ở trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), chúng tôi lật lại hồ sơ về một vụ chạy trường ở trường THCS Hồng Bàng (quận 5) phức tạp hơn, quy mô lớn hơn. Điều đáng nói là vụ này đã bị tố cáo với cơ quan chức năng từ hai năm qua nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Giáo viên Trường THCS Hồng Bàng hướng dẫn các em học sinh thực hành thí nghiệm về hóa (Ảnh: SGGP) |
Mấy năm trước, trường Hồng Bàng được xác định là trường chất lượng cao. Từ đó, tiêu chuẩn xét tuyển vào lớp 6 của trường càng khắt khe hơn, điểm tuyển thường cao hơn các trườ
ng khác. Theo thông tin của các phụ huynh, dù quy định ngặt nghèo như vậy nhưng nếu biết " chạy đúng nơi, đúng chỗ" thì dù học sinh thường trú ngoài địa bàn quận, điểm thấp vẫn có thể được tuyển vào trường Hồng Bàng. Việc chạy trường không chỉ qua quan hệ quen biết mà còn có yếu tố tiền bạc.
Phi vụ chạy trường...bị bể?
Một giáo viên hiện dạy tại trường xác nhận sự việc diễn ra hồi cuối tháng 8 - 2004: Lúc đó đã cận kề ngày tựu trường năm học 2004 - 2005, một số phụ huynh đã kéo đến trường tìm gặp bảo vệ làm rõ thực hư vì sao đã " chạy" lo hồ sơ nhưng không thấy tên con được nhập học vào trường...
Một giáo viên khác cho biết đã tận mắt chứng kiến việc trả lại tiền do bể hợp đồng chạy trường vào ngày 28-8-2004, tại một quán cà phê gần phòng giáo dục. Trong lúc giao tiền, hai bên đã cãi cọ và đánh rơi biên bản giao nhận tiền bằng giấy tay ký tên bên giao làm Nguyễn Công H., bện nhận là Trần Minh Nh. với nội dung: " Tôi Nguyễn Công H. có trả cho anh Trần Minh Nh. số tiền là 20 triệu đồng". trong giấy này, ông Nh. ghi thêm dòng chữ: "Không còn dính việc gì nữa".
Cô Bùi Thanh Mai ( hiệu trưởng của trường thơì điểm ấy) cho biết lúc ấy khi được gọi lên làm việc, bảo vệ đã khai ra rằng có nhận hồ sơ xin việc vào trường của phụ huynh và khi bể "đường dây" đã hoàn trả lại cho phụ huynh. Cô Mai giải thích: " Năm đó, phòng giáo dục đưa xuống cho trường danh sách tuyển đặc cách 415 em phần lớn không có hộ khẩu tại quận, điểm thi thấp hơn điểm tuyển. Tôi photo danh sách để giáo viên tiện theo dõi nhưng quên không thu lại: Một tờ báo tại TP. HCM biết chuyện đã đăng tin với ý là trường Hồng Bàng có đường dây chạy trường hơn 40% chỉ tiêu thực tế. Chuyện bị lộ nên trường không thể nhận hồ sơ các học sinh trong danh sách " đặc cách" này...
Đặc cách, kẽ hở để chạy trường
Trường chất lượng cao Hồng Bàng là trường có truyền thống dạy tốt, học tốt với đội ngũ giáo viên giỏi. Học sinh trường Hồng Bàng nhiều năm tốt nghiệp THCS 100%. Trường đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận và thành phố, quốc gia... tạo được tiếng vang và niền tin ở phụ huynh. Hiện nay theo quy định mới, TP. HCM không còn tồn tại khải niệm trường điểm, chất lượng cao, tuy nhiên trường THCS Hồng Bàng vẫn là một trong những trường có tiếng tăm về truyền thống dạy tốt, học tốt. |
Việc nhận học sinh đặc cách ngoài diện xét tuyển không phải mới xảy ra mà đã có từ những năm trước đó. Cô Mai cho biết theo chỉ tiêu công bố hàng năm trường tiếp nhận 900 học sinh vào lớp 6 nhưng trong thựsc tế phòng đã đưa thêm danh sách 400 học sinh " đặc cách", phân bố vào từng lớp cụ thể. Những học sinh này không phải qua hội đồng xét tuyển, không nhất thiết phải có hộ khẩu thường trú và điểm số cũng được đặc cách thấp hơn rất nhiều so với điểm tuyển theo quy định.
Cụ thể, năm học 2003 - 2004 trường Hồng Bàng có đến 659 em học sinh được tuyển đặc cách. Năm học 2002 - 2003, danh sách xét tuyển đặc cách là 511 học sinh, trong đó có 324 học sinh dưới điểm tuyển 2-3 điểm, thậm chí có hơn 20 em thấp hơn điểm tuyển 3,5- 5,5 điểm cũng được xét. Tương tự, năm học 2004 - 2005, số học sinh được xét đặc cách dưới chuẩn 2 -3 điểm chiếm 80%. Danh sách đặc cách này bao gồm bao nhiêu em do quan hệ gửi gắm, bao nhiêu em phải chung chi tiền bạc? Những trường hợp bảo vệ của trường Hồng Bàng nhận tiền lọt vào danh sách đặc cách bằng cách nào, thông qua ai? Đó là những câu hỏi cần làm rõ nhưng rất tiếc ở thời điểm đó đã bị bỏ qua.
Mặt khác, theo tài liệu chúng tôi có được, vào tháng 6 - 2002, chánh văn phòng UBND quận 5 đã ký tên, đóng dấu chuyển cả trăm hồ sơ dưới dạng phiếu chuyển có đánh số gửi ban giám hiệu trường để "xem xét, giải quyết theo quy định". Chúng tôi đối chiếu danh sách đặc cách với hàng trăm phiểu chuyển này, số học sinh trái tuyến, không đủ điểm xét tuyển khá nhiều. Nhiều người cho rằng dù phiếu chuyển không yêu cầu nhưng có thể coi đó như một thứ áp lực, khó lòng từ chối!
Qua việc giải quyết đặc cách, có thể hiểu là một số gia đình học sinh có quan hệ than quen với phòng giáo dục, với văn phòng UBND quận nên được chiếu cố. Đáng tiếc là số lượng tuyển đặc cách lại quá lớn - từ bằng đến hơn phân nửa số chỉ tiêu tuyển chính thức làm tăng sĩ số học sinh của mỗi lớp, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Lại càng nghiêm trọng hơn khi không loại trừ trường hợp người có thẩm quyền đã lợi dụng việc đặc cách để làm tiền phụ huynh, thu lợi riêng...
Trưởng phòng Giáo dục quận 5 . Nguyễn Tiến Trực: Đặc cách không nhiều vậy đâu! |
Mỗi năm học trường Hồng Bàng được phép xét " đặc cách" khoảng bao nhiêu trường hợp, thưa ông? Mỗi năm học ưu tiên cho con em cán bộ trên địa bàn quận khoảng chừng 20 - 30 cháu. Thế thì tại sao hiệu trưởng lại phải ký danh sách xét đặc cách con số lên đến hàng trăm học sinh mỗi năm? Làm gì có. Chắc do người lập danh sách không hiểu, ghi sai. Chỉ có khái niệm dưới chuẩn. Ví dụ năm học vừa rồi điểm xét vào trường Hồng Bàng là 16 thì chỉ xét những em con cán bộ của quận có điểm từ 15,5; 15,75. Những trường hợp này không nhiều đâu. Nhưng chúng tôi đang có trong tay danh sách học sinh được tuyển đặc cách lên đến hơn 1.000 em không thông qua hội đồng tuyển sinh trong ba năm học từ 2002 đến 2004? Tôi không tin! ( Mặc dù ông trưởng phòng trả lời rất dứt khoát nhưng thực tế hơn 1.000 học sinh "đi cửa sau" này vẫn đang học tại trường). |
Thầy PHAN VĂN HƯỚNG, người tố cáo đường dây chạy trường: Tôi quá gian nan và mệt mỏi.... |
Sự cố ngày 26-8-2004, hàng trăm phụ huynh tập trung trước cổng trường THCS Hồng Bàng đòi lại tiền khi họ chạy mà không được, tôi có báo cáo với hiệu trưởng là cô Bùi Thị Thanh Mai, rốt cuộc cô Mai bị chuyển đi trường khác. Tháng 8 - 2005, tôi mang những bằng chứng chứng minh là có chuyện chạy trường, danh sách học sinh dưới điểm chuẩn từ năm học 2002 đến 2005 lên đến cả ngàn em cung cấp cho báo chí, thế nhưng sự việc vẫn không tới đâu. Nhân " điểm rơi" chạy trường ở trường THPT Lê Quý Đôn, báo chí tìm lại tôi. Tôi mừng và cảm ơn rất nhiều bởi tháng 4 - 2006, tôi nhận được thông tin miệng rằng tôi sẽ bị chuyển đi trường khác. Tôi thắc mắc có phải tôi chống lại đường dây chạy trường nên mới bị chuyển đi. Sau đó, ông Nguyễn Tiến Trực - Trưởng phòng Giáo dục quận và thầy hiệu trưởng mới Nguyễn Xuân Cảnh trấn an rằng sẽ không chuyển tôi và giáo viên nào đi cả. Tháng 5 - 2006, Uỷ ban Kiểm tra Đảng quận 5 mời tôi đến làm tờ tường trình. Tôi viết tường trình chỉ ra những sai phạm ở trường Hồng Bàng. Đến 17-8-2006, tôi lại được phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng quận 5 mời đến thống báo miệng rằng những điều tôi tố cáo là không có và cho tôi hạn định khiếu nại trong vòng 30 ngày (tức 17-9 mới hết hạn). Tôi gửi lời cảm ơn lãnh đạo các báo và những phóng viên đã giúp tôi "vạch mặt" đường dây chạy trường có tổ chức ở quận 5 tồn tại nhiều năm qua. |
-
Quốc Việt (Pháp luật TP.HCM)