221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
829286
"Ra đề sáng tạo: Khó được chấp nhận"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Ra đề sáng tạo: Khó được chấp nhận'
,

(VietNamNet) -  Xung quanh sự kiện bài văn đạt điểm 10 kỳ thi ĐH giống bài văn trong sách tham khảo, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với  tổ trưởng tổ làm đề thi Văn ĐH - PGS.TS Hà Văn Đức, Chủ nhiệm khoa Văn học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội).

Thí sinh Hoàng Thuỳ Nhi: "Đọc văn mẫu nhiều lần, những ý hay sẽ trùng lặp"

 
Thí sinh thi khối C vào trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Đức cho biết:

Nếu loại bỏ những dạng đề đã ra năm trước, đề thi học sinh giỏi, đề thi tốt nghiệp THPT...thì phạm vi đề còn lại rất hẹp.

Chưa kể, đối với chương trình phân ban có hai bộ sách khác nhau. Làm sao để tìm được phần giao thoa giữa 2 bộ sách để ra đề là cả vấn đề.

Những yếu tố đó dẫn đến phạm vi ra đề đã hẹp lại càng hẹp. Quanh đi quẩn lại, chỉ có mấy tác phẩm "Sóng", "Rừng Xà nu"...đó thôi.

Mặt khác, văn chương cũng có phạm vi nhất định nên không thể cái gì cũng hỏi được. Ví như: tác phẩm "Hai đứa trẻ của Thạch Lam" cũng chỉ ra được 4-5 dạng đề khác nhau. Mà nếu năm trước một trong số dạng đề đó đã ra rồi thì năm nay không được ra lại nữa.

Trong khi đó, đối với các môn tự nhiên, đề thi chỉ cần thay đổi số là đã có mới mẻ rồi. Còn đối với văn chương thì hoàn toàn khác. Để xã hội tìm được một cái gì mới mẻ trong đề thì hoàn toàn không dễ cho người ra đề.

Bản thân người ra đề cũng hiểu, dư luận cũng mong đề thi ra phải có tính sáng tạo để học sinh không học tủ, học vẹt và phát huy được tư duy sáng tạo. Nhưng, ra nhưng dạng đề như vậy, học sinh và xã hội có chấp nhận được không? Vì đề liên quan đến nội dung chương trình và sức học của học sinh các vùng miền.

- Có thể hiểu, cách giới hạn phạm vi ra đề thi hẹp như ông nói là lý do để những người ra đề chọn giải pháp an toàn là "không sáng tạo"?

Thực ra, đề thi là khâu cuối để kiểm tra những kiến thức đã học của học sinh ở nhà trường. Do vậy, để thay đổi đề thi là cả một quá trình chứ không chỉ ở một khâu duy nhất.

Đối với người ra đề làm sao để xã hội chấp nhận, học sinh cũng chấp nhận được. Nếu ra một đề thi mà chỉ có 10% học sinh làm được, dạng đề đó học sinh không làm được thì dư luận sẽ ồn ào hơn. Mặt khác, một đề thi văn phải liên quan đến lý luận văn chương và nghị luận xã hội, nhưng trong yêu cầu hiện nay đã bỏ nghị luận xã hội rồi.

Trước đây (những năm 1980 trở về trước), có thể ra dạng đề bình luận một câu nói của Bác Hồ... nhưng nay thì không ra đề dạng này nữa.

- Vì sao?

Vì ở trường học sinh không được tập làm dạng đề như vậy. Khi nhà trường không dạy kỹ năng đó thì làm sao ra đề dạng đó. Hiện, kiến thức được giảng dạy trong trường phổ thông hẹp hơn so với trước đây. Trước đây, phạm vi ra đề rộng hơn, có cả phần văn học dân gian. Còn nay chỉ giới hạn văn học hiện đại.

Như vậy, để ra đề thi phát huy được khả năng sáng tạo phải thay đổi cách ra đề và thay đổi cả cách học.

- Còn cách dạy hiện nay, vẫn phổ biến "thầy đọc, trò chép" nên đề cũng chỉ dừng ở mức đó?

Thi cử là sự đánh giá cả quá trình. Việc học như thế nào thì thi cử đánh giá như vậy. Liên quan đến vấn đề thay đổi cách dạy và học là cả hệ thống phải thay đổi, sách giáo khoa và cách đánh giá cũng phải thay đổi...

Có thể xác định mốc thời gian 5 năm để thay đổi từng bước một để học sinh làm quen với các dạng đề khác nhau. Khi đề thi thay đổi thì đáp án, thang điểm cũng phải thay đổi để đánh giá đũng khả năng sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, để có sáng tạo thì học sinh phải được học kỹ.

Trong quá trình ra đề, chúng tôi cũng nghĩ đến một dạng đề khác nhưng không quyết được vì trong trường học sinh không được học kỹ. Cụ thể là "Cảm nhận về hình ảnh ánh sáng, bóng tối trong tác phẩm "Hai đứa trẻ"..." nhưng không làm nổi.

Nếu ra đề mà ép buộc học sinh phải đi luyện thi mới làm được thì lại là một sai lầm lớn và dư luận sẽ lên tiếng.

Bản thân những người ra đề cũng chịu sức ép rất nhiều từ phía dư luận xã hội cũng như áp lực cuộc sống

- Đó cũng là lý do để giáo dục nước nhà sẽ vẫn phải đối diện với những sản phẩm "ra lò" giống như một cỗ máy chỉ biết sao chép?

Đây không phải là vấn đề của riêng đội ngũ những người ra đề hay giáo viên...mà là vấn đề của ngành giáo dục. Nghĩa là toàn ngành phải có giải pháp từng bước để đổi mới phương pháp dạy và học.

Khi ra đề, ngoài yếu tố bám sát chương trình, không sai sót, chúng tôi còn đảm bảo để phân loại học sinh nông thôn và thành thị nhưng vẫn làm được bài.

Còn đối với học sinh, họ không có lỗi khi truyền đạt lại những ý kiến thầy giảng trong sách để có điểm cao. Một điều phi lý ở chỗ, nếu bài thi đủ ý, cho dù là học sinh học thuộc hay chép được tài liệu thì không thể hạ điểm bài thi. Vấn đề ở chỗ, bài văn của em Thùy Nhi chỉ đạt ở mức khá, chưa đến mức giỏi xuất sắc như vậy.

- Nhiều người cũng có nhận xét tương tự đồng nghĩa với việc giám khảo chấm bài thi điểm 10 này đã "phóng tay" quá?

Tôi không có nhận xét gì về người chấm. Tuy nhiên, nếu so sánh bài văn của thí sinh này với đáp án thì chưa có yếu tố sáng tạo trong đó.

Chưa kể đến bài làm có phần...hơi lạc đề, vì đề yêu cầu "...Anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này". Còn bài văn mẫu ý hai là: Anh (chị) cảm nhận được gì về  tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này". Hình tượng" và "bài thơ" hoàn toàn khác nhau.

- Cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,