221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
824524
Năm học 2006-2007: "Quyết chiến" với tiêu cực học đường!
1
Article
null
Năm học 2006-2007: 'Quyết chiến' với tiêu cực học đường!
,

(VietNamNet) - Không chỉ dừng lại ở "2 không": không tiêu cực trong thi cử, không bệnh thành tích mà còn tiến tới không thứ 3: không đọc-chép.

Sáng nay, tại TP.HCM, Bộ Giáo dục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 và đề ra nhiệm vụ cho năm học mới. Tại hội nghị này, 64 Giám Đốc Sở GD&ĐT của các tỉnh, thành và nhiều giáo viên có thành tích trong việc xác lập trật tự trong thi cử đã cùng nhau phát động cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Cuộc vận động này là bước đột phá của năm học 2006-2007.

 
Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân trao quà tặng cho những thầy cô giáo có thành tích trong việc chống tiêu cực. ( Thầy giáo Đỗ Việt Khoa là người đầu tiên bên phải - Ảnh: Đ.T).
 

Sáng nay, 31/7, Tổng Biên tập Nguyễn Anh Tuấn đã nhận được thư của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cám ơn về ý tưởng phối hợp mở diễn đàn "Làm gì để nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" trên báo Điện tử VietNamNet. Diễn đàn đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho ngành.

Đây cũng là nội dung được phát động tại Hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 tổ chức hôm nay. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Đây là khâu đột phá, sẽ được triển khai từ năm học 2006-2007 bằng nhiều chương trình hành động cụ thể.

Trong thư, Bộ trưởng đề nghị Ban Biên tập Báo điện tử VietNamNet tiếp tục mở các chuyên mục, chuyên trang, diễn đàn đóng góp cho giáo dục nước nhà; đồng thời, biểu dương các cá nhân, tập thể... đã có sáng kiến, kế hoạch cụ thể để triển khai cuộc vận động từ cơ sở, thể hiện quyết tâm đấu tranh chống bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, từ đó, đưa giáo dục VN tiếp tục phát triển bền vững, từng bước hội nhập với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra một kế hoạch khá chi tiết cho cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trọng giáo dục. Mục đích của cuộc vận động là lập lại kỷ cương trong dạy và học, khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo của các thầy cô. Bộ trưởng khẳng định: "Thầy cô giáo là tiền đề mới rất quan trọng để triển khai những giải pháp khác nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo".

Sau khi kết thúc hội nghị, Giám đốc các Sở GD&ĐT sẽ cùng gởi lên Chủ tịch nước, Quốc hội một bức tâm thư kêu gọi cùng đồng lòng để thực hiện cuộc vận động. Bộ trưởng cũng đã ký kết với nhiều ban ngành, đoàn thể để cùng triển khai.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cùng các Đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: Đ.T)

Bộ trưởng cũng đưa ra đánh giá làm nhức nhối: hiện nay giáo dục đang có 5 vấn đề, 4 lãng phí và 3 suy thoái: tiêu cực trong thi cử, Bệnh thành tích, Phương pháp dạy-học, Đời sống giáo viên, Sách giáo dục và thiết bị giáo dục là 5 vấn đề và kéo theo 4 lãng phí hệ luỵ: Sức lực và thời gian học sinh, Sức lực và tiền bạc của phụ huynh, Công lao thầy cô và Lãng phí chung cho xã hội. Cũng từ đó kéo theo 3 suy thoái: Suy thoái đạo đức trong học sinh, Suy thoái đạo đức liên quan đến thầy cô giáo và góp phần làm Suy  thoái xã hội.

Những những nhiệm vụ cấp thiết cho năm học 2006-2007 được đưa ra tại hội nghị là: Học kỳ I sẽ ban hành quy chế mới về dạy thêm, học thêm. Đến năm 2008 mục tiêu đặt ra sẽ là: dạy thêm-học thêm-dạy để biết tự học. Muốn như thế, ngay từ bây giờ, các trường, khoa Sư phạm phải chuẩn bị xây dựng đội ngũ giáo viên biết dạy học sinh tự học.

Sau khi đã đạt được "2 không", ngành giáo dục sẽ phải tiến tới "3 không". Chính vì thế, trong năm học này, các địa phương đã thực hiện được 2 không (Hà Nội) thì tiếp tục có kế hoạch cho không thứ 3: Không đọc-chép. Nếu thực hiện được không đọc chép thì sẽ là bước đột phá trong phương pháp dạy.

Buổi chiều, hội nghị dành toàn thời gian để thảo luận về "hai không". Và ký bức tâm thư để gởi lên Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng chính phủ.

Soạn: AM 853143 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các giám đốc  sở ký tên vào thư gửi lãnh đạo Nhà nước.

Theo đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT của cả nước cam kết: không chấp nhận, không tiếp tay cho gian lận thi cử, không chấp nhận bệnh chạy theo thành tích trong đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo, đánh giá ngành GD&ĐT các tỉnh thành và đánh giá giáo viên.

Qua việc lấy ý kiến của các Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh thành có 39/ 56 địa phương đồng thuận với cuộc vận động. 17 địa phương còn lại cho rằng sẽ gặp khó khăn.

Các khó khăn mà địa phương nêu ra là: Sợ không có sự đồng thuận giữa các ban ngành, sắp xếp lớp học khó (vì học sinh lưu ban nhiều sẽ không có đủ chỗ học), đụng chạm đến tình cảm với cạn bộ địa phương đã gởi gắm con em lâu nay và sợ rằng không có sự đồng đều giữa các địa phương với nhau.

Thảo luận tại hội nghị, thầy Đỗ Việt Khoa đã kiến nghị: "Chúng ta cần có một nền giáo dục chất lượng. Muốn thế, chúng ta cần có cơ chế, biện pháp để động viên tinh thần những giáo viên dám chống lại tiêu cực, tố cáo tiêu cực". Lâu nay chúng ta vẫn thi đua "Dạy tốt, học tốt" nhưng lúc này thì cần phải thi đua "Dạy thật, học thật, thi cử thật". Thầy Khoa cũng chia sẻ, những người dám đứng lên đẩy lùi gian dối có khi phải chịu sức ép khá nặng nề.

Tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trả lời cho câu hỏi làm công tác giáo dục dễ hay khó? Bộ trưởng phân tích: Chưa khi nào công tác giáo dục gặp thuận lợi như trong lúc này. Giáo dục đang được người dân quan tâm, nhiều phụ huynh sẵn sàng chi trả cao để con em họ được giáo dục tốt. Nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm rất muốn đóng góp cho giáo dục. Đảng và Nhà nước cùng quan tâm, chưa có lúc nào có một bộ luật đầy đủ như hiện nay; thậm chí nhiệm kỳ này Thủ tướng trực tiếp phụ trách giáo dục. Khả năng hợp tạc quốc tế cũng rất thuận lợi.

Ngoài ra, Bộ trưởng còn chỉ đạo: Các khoa, trường Sư phạm phải nghiên cứu từ bầy giờ phương pháp dạy học trò biết tự học. Cần có tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học để năng cao tính tự học. Các tỉnh thành có điều kiện nên triển khai CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục. Hình thành một tổ ra đề thi. Để đề thi vận động sự sáng tạo của học sinh.

 

  • Đoan Trúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,